- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Điều gì xảy ra khi sử dụng lens fullframe trên body crop
27/07/2017, 06:50 AM
Đối với những người chơi máy ảnh, hẵn các bạn đã không còn quá xa lạ đối với thuật ngữ “full frame” hay “crop”. Và dĩ nhiên có sự khác biệt ở hai khái niệm này. Không chỉ những phụ kiện đi kèm, các ống kính của chúng cũng khác nhau và chắc hẵn bạn đã từng đặt câu hỏi: Liệu điều gì xảy ra khi sử dụng lens fullframe trên body crop?
>>> Xem thêm bài viết: Những cách đơn giản để cải thiện bố cục trong nhiếp ảnh
Full frame là đại diện cho những thiết bị nhiếp ảnh mang tính chuyên nghiệp hay những người dùng có tiềm lực kinh tế vững chắc còn crop là đại diện cho những người mới nhập môn, những người dùng phổ thông với một niềm đam mê mãnh liệt. Việc kết hợp một body crop với ống kính full frame liệu có mang đến kết quả tối ưu khi mà chúng ta phải đầu tư một khoản không hề nhỏ? Liệu chất lượng mang lại có thật sự hiệu quả? Hãy cùng Bình Minh Digital tìm hiểu nhé!
1.Lens zoom đa dụng?
-Về tiêu cự
Không phải tự nhiên mà các hãng sãn xuất máy ảnh, ống kính đưa ra các con số chuẩn như 24-70mm, 24-105mm. Đây thực sự là khoảng tiêu cự lý tưởng cho hầu hết các thể loại nhiếp ảnh thông thường. Một tiêu cự 24mm đủ rộng để bạn có thể chụp ảnh phong cảnh, sự kiện hay trong nhà. Bên cạnh đó, tiêu cự 70 hay 105 là đủ để bạn có thể thực hiện những bức hình chân dung ấn tượng và độc đáo. Một ống kính có đầy đủ tiêu cự thích hợp cho rất nhiều thể loại sẽ giúp bạn hạn chế di chuyển mà vẫn kiểm soát được khung hình.
>>> Xem thêm bài viết: Mê hoặc với kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại
Nhưng đó là đối với máy ảnh full frame, vậy khi gắn các lens này lên máy ảnh crop thì sao? Lúc này, tiêu cự sẽ tương đương với 36-112mm hay 36-157mm. Lúc này, tiêu cự 36mm đã không còn phù hợp với những khung hình đòi hỏi góc rộng, làm mất đi bản chất đa dụng của ống kính. Điều này có thể khiến bạn di chuyển nhiều hơn và đôi khi còn bỏ đi một số chi tiết ấn tượng trong khung hình.
Nếu so sánh những ống kính đa dụng full frame này với ống kính zoom đa dụng Sigma 17-50 F2.8(tương đương 28.8 - 88mm trên full-frame) cũng bao phủ rất tốt 90% nội dung nhiếp ảnh. và trong khi giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
>>> Xem thêm bài viết: Học cách chỉnh sửa hình ảnh đơn giản bằng Lightroom (phần II)
-Độ sắc nét, chi tiết, màu sắc
Mặc dù có thể chấp nhận việc di chuyển nhiều nhưng bù lại hình ảnh có chất lượng vượt trội. Nhưng liệu kết quả có được như mong muốn?
Thử nghiệm với Sigma 17-50mm, Canon 24-105mm L. Dưới đây là 3 tấm ảnh chụp bởi 3 lens, trong cùng thời điểm, trên cùng máy Canon 70D.
-Quan sát hình ảnh mà 3 ống kính chụp được, ta có thể thấy kết quả: 24-105mm L không hơn Sigma 17-50mm f/2.8 về độ sắc nét và chi tiết ảnh. Sigma 17-50mm f/2.8 thậm chí còn tốt hơn 24-105mm L ở rìa ảnh!
-Về màu sắc, 24-105mm f/4L không có gì nổi trội so với Sigma 17-50mm. Nếu nhìn rất kỹ thì ta sẽ thấy Sigma 17-50mm hơi thiên về xanh lạnh tương phản, trong khi Canon 24-105mm có màu ấm hơn.
>>> Xem thêm bài viết: Những thiết bị nhiếp ảnh của Canon được tìm kiếm nhiều nhất 2017
Kết luận với lens đa dụng
Giá thành đắt hơn chưa chắc đã đem lại chất lượng vượt trội. kể cả những ống kính đắt tiền đi chăng nữa, nó cũng chỉ cho phép hình ảnh nhỉnh hơn chút đỉnh và điều đó chưa hẳn đã thuyết phục được những người khó tính. Vì thế riêng với lens đa dụng, hãy cân nhắc kỹ trước khi mua.
2.Lens fix, lens tele chân dung
Trái ngược hoàn toàn với những chiếc lens đa dụng, việc sử dụng các lens fix hay lens tele để chụp chân dung lại mang đến những kết quả thực sự ấn tượng, vượt trội hoàn toàn so với các lens crop.
Tuy nhiên, giá thành của những chiếc lens này lại rất đắt. Với số tiền này, đôi khi bạn cũng có thể tậu cho mình một chiếc máy ảnh cao cấp hơn. Bên cạnh đó, những chiếc lens này được thiết kế tối ưu với full-frame nên cắm lên crop (đặc biệt crop đời cũ) có thể rất lãng phí vì chất lượng ảnh sẽ kém đi nhiều.
>>> Xem thêm bài viết: Với 15 triệu đồng, bạn có cơ hội tiếp cận với combo máy ảnh nào?
3.Lens tele dùng chụp thể thao, động vật hoang dã
Đây được xem là lợi thế của dòng máy ảnh crop. Chúng ta đều biết trên crop, tiêu cự của ống kính sẽ phải nhân với hệ số crop, vì thế nếu cắm chiếc lens Canon 300mm F2.8 lên body crop thì tiêu cự lúc này sẽ là 480mm rất lí tưởng để thực hiện những shot hình từ khoảng cách rất xa.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang sử dụng máy ảnh Canon EOS 7D mark II kèm với ống kính Sigma 150-600. Lúc này tiêu cự của nó sẽ là 240-960mm. Bạn có thể chinh phục được tất cả những chủ thể ở rất xa mình. Quá ấn tượng đúng không nào!
>>> Tìm hiểu thêm về mua trả góp máy ảnh tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.
>>> Xem thêm bài viết: Những cách đơn giản để cải thiện bố cục trong nhiếp ảnh
Full frame là đại diện cho những thiết bị nhiếp ảnh mang tính chuyên nghiệp hay những người dùng có tiềm lực kinh tế vững chắc còn crop là đại diện cho những người mới nhập môn, những người dùng phổ thông với một niềm đam mê mãnh liệt. Việc kết hợp một body crop với ống kính full frame liệu có mang đến kết quả tối ưu khi mà chúng ta phải đầu tư một khoản không hề nhỏ? Liệu chất lượng mang lại có thật sự hiệu quả? Hãy cùng Bình Minh Digital tìm hiểu nhé!
1.Lens zoom đa dụng?
-Về tiêu cự
Không phải tự nhiên mà các hãng sãn xuất máy ảnh, ống kính đưa ra các con số chuẩn như 24-70mm, 24-105mm. Đây thực sự là khoảng tiêu cự lý tưởng cho hầu hết các thể loại nhiếp ảnh thông thường. Một tiêu cự 24mm đủ rộng để bạn có thể chụp ảnh phong cảnh, sự kiện hay trong nhà. Bên cạnh đó, tiêu cự 70 hay 105 là đủ để bạn có thể thực hiện những bức hình chân dung ấn tượng và độc đáo. Một ống kính có đầy đủ tiêu cự thích hợp cho rất nhiều thể loại sẽ giúp bạn hạn chế di chuyển mà vẫn kiểm soát được khung hình.
>>> Xem thêm bài viết: Mê hoặc với kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại
Nhưng đó là đối với máy ảnh full frame, vậy khi gắn các lens này lên máy ảnh crop thì sao? Lúc này, tiêu cự sẽ tương đương với 36-112mm hay 36-157mm. Lúc này, tiêu cự 36mm đã không còn phù hợp với những khung hình đòi hỏi góc rộng, làm mất đi bản chất đa dụng của ống kính. Điều này có thể khiến bạn di chuyển nhiều hơn và đôi khi còn bỏ đi một số chi tiết ấn tượng trong khung hình.
Nếu so sánh những ống kính đa dụng full frame này với ống kính zoom đa dụng Sigma 17-50 F2.8(tương đương 28.8 - 88mm trên full-frame) cũng bao phủ rất tốt 90% nội dung nhiếp ảnh. và trong khi giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.
>>> Xem thêm bài viết: Học cách chỉnh sửa hình ảnh đơn giản bằng Lightroom (phần II)
-Độ sắc nét, chi tiết, màu sắc
Mặc dù có thể chấp nhận việc di chuyển nhiều nhưng bù lại hình ảnh có chất lượng vượt trội. Nhưng liệu kết quả có được như mong muốn?
Thử nghiệm với Sigma 17-50mm, Canon 24-105mm L. Dưới đây là 3 tấm ảnh chụp bởi 3 lens, trong cùng thời điểm, trên cùng máy Canon 70D.
-Quan sát hình ảnh mà 3 ống kính chụp được, ta có thể thấy kết quả: 24-105mm L không hơn Sigma 17-50mm f/2.8 về độ sắc nét và chi tiết ảnh. Sigma 17-50mm f/2.8 thậm chí còn tốt hơn 24-105mm L ở rìa ảnh!
-Về màu sắc, 24-105mm f/4L không có gì nổi trội so với Sigma 17-50mm. Nếu nhìn rất kỹ thì ta sẽ thấy Sigma 17-50mm hơi thiên về xanh lạnh tương phản, trong khi Canon 24-105mm có màu ấm hơn.
>>> Xem thêm bài viết: Những thiết bị nhiếp ảnh của Canon được tìm kiếm nhiều nhất 2017
Kết luận với lens đa dụng
Giá thành đắt hơn chưa chắc đã đem lại chất lượng vượt trội. kể cả những ống kính đắt tiền đi chăng nữa, nó cũng chỉ cho phép hình ảnh nhỉnh hơn chút đỉnh và điều đó chưa hẳn đã thuyết phục được những người khó tính. Vì thế riêng với lens đa dụng, hãy cân nhắc kỹ trước khi mua.
2.Lens fix, lens tele chân dung
Trái ngược hoàn toàn với những chiếc lens đa dụng, việc sử dụng các lens fix hay lens tele để chụp chân dung lại mang đến những kết quả thực sự ấn tượng, vượt trội hoàn toàn so với các lens crop.
Tuy nhiên, giá thành của những chiếc lens này lại rất đắt. Với số tiền này, đôi khi bạn cũng có thể tậu cho mình một chiếc máy ảnh cao cấp hơn. Bên cạnh đó, những chiếc lens này được thiết kế tối ưu với full-frame nên cắm lên crop (đặc biệt crop đời cũ) có thể rất lãng phí vì chất lượng ảnh sẽ kém đi nhiều.
>>> Xem thêm bài viết: Với 15 triệu đồng, bạn có cơ hội tiếp cận với combo máy ảnh nào?
3.Lens tele dùng chụp thể thao, động vật hoang dã
Đây được xem là lợi thế của dòng máy ảnh crop. Chúng ta đều biết trên crop, tiêu cự của ống kính sẽ phải nhân với hệ số crop, vì thế nếu cắm chiếc lens Canon 300mm F2.8 lên body crop thì tiêu cự lúc này sẽ là 480mm rất lí tưởng để thực hiện những shot hình từ khoảng cách rất xa.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang sử dụng máy ảnh Canon EOS 7D mark II kèm với ống kính Sigma 150-600. Lúc này tiêu cự của nó sẽ là 240-960mm. Bạn có thể chinh phục được tất cả những chủ thể ở rất xa mình. Quá ấn tượng đúng không nào!
>>> Tìm hiểu thêm về mua trả góp máy ảnh tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.
Lưu
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000