- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Mê hoặc với kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại
26/07/2017, 06:39 AM
Chắc hẳn bạn đã từng được xem rất nhiều hình ảnh có rất ít màu sắc nhưng rất rực rở, màu xanh của cỏ cây biến thành màu trắng,… nhìn rất ma mị nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt. Đó chính là kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại. Vốn dĩ màu sắc của những bức hình hồng ngoại rất lạ là do ảnh hồng ngoại chỉ thể hiện sắc độ mà mắt thường không thể nhìn thấy.
>>> Xem thêm bài viết: Cần trang bị gì khi mới nhập môn nhiếp ảnh
Tia hồng ngoại là gì?
Dải màu mà mắt thường có thể nhìn thấy được (còn gọi là dải màu khả kiến) có bước sóng từ 400nm đến 750nm (nano-met). Dải màu hồng ngoại có bước sóng cao hơn: 750nm đến 1000nm, trong khi dải màu tử ngoại (tia cực tím) có bước sóng thấp hơn từ 10nm đến 400mm. Nôm na có thể hiểu là: ‘hồng ngoại’ là phía ngoài màu hồng còn tử ngoại là phía ngoài màu tím.
>>> Xem thêm bài viết: Những cách đơn giản để cải thiện bố cục trong nhiếp ảnh
Tia hồng ngoại có ảnh hưởng gì tới máy ảnh
Trước đây, để chụp được thể loại này, các nhiếp ảnh gia phải dùng các loại film IR chuyên dụng (màu & BW). Việc bảo quản cũng như in tráng phim khá là công phu vì chỉ cần sơ suất một tí là film bị fog ngay.
Ngày nay, máy ảnh kỹ thuật số có màn cảm biến CCD và CMOS ngoài khả năng nhận diện các dải màu khả kiến, còn có khả năng đặc biệt nhạy cảm với bước sóng hồng ngoại từ 750nm đến 900mn. Cho nên thông thường các ống kính có nhiệm vụ cản các tia hồng ngoại không cho đi qua thấu kính. Tuy nhiên điều này vẫn có thể khắc phục được.
Kỹ thuật chụp Hồng ngoại IR như thế nào?
Công tác chuẩn bị
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải kiểm tra xem máy ảnh của mình có khả năng bắt được tia hồng ngoại hay không. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đơn giản là lấy điều khiển TV, chĩa vào ống kính, ấn đại một nút nào đó trên cái điều khiển để phát tín hiệu IR, nếu bạn mở live view, và thấy có ánh sáng hồng đỏ sáng lên trong màn hình, thì máy chụp hình của bạn có thể ghi nhận được tia hồng ngoại. độ sáng càng lớn thì máy của bạn ghi nhận tia hồng ngoại càng nhiều, và thời gian phơi sáng sẽ ngắn hơn rất nhiều; nếu máy của bạn không có live view, thì bạn hãy chụp hình khi đang bấm remote control, bạn sẽ thấy tia sáng màu hồng đỏ.
>>> Xem thêm bài viết: Học cách chỉnh sửa hình ảnh đơn giản bằng Lightroom (phần II)
Một số camera có thể bắt được IR:
Máy ảnh Canon 10D, 20D, 300D, 350D, D60, D30, A80, G2
Máy ảnh Minolta Dimage 5, Dimage 7
Máy ảnh Fujifilm S620
Máy ảnh Nikon 5700, 8400, 8700, D2H, D70, D100
Máy ảnh Olympus E-300, 2020, 4040, 5050
Máy ảnh Sony DSC 505, 707, 717, 828
IR filters
Bạn cần phải có một filter IR để thực hiện các shot hình của mình. Thông dụng nhất là dòng IR filter 720nm như filter Hoya RM72, hoặc filter B+W 092, Cokin P007. Hay cũng có thể dùng deep red filters như Hoya 25A, B+W 090, hay Wratten #25.
Mục đích của việc sử dụng filter là để cắt bớt gần như hoàn toàn ánh sáng trắng. Ánh sáng trắng trải dài từ khoảng 380-780nm. Filter R72 cắt đến 720nm, còn các filter deep red cắt đến tầm 600nm. Một số người dùng các filter có khả năng cắt ánh sáng trên 780nm như RM90 (cắt đến 930nm) hay RM100 (cắt đến 1050nm tức là còn cắt cả một phần tia IR) thì chỉ có thể chụp được BW.
Chân máy ảnh và dây bấm mềm
Chụp IR có thể được xem như là “chụp bóng tối ở giữa ban ngày” do đó, bạn phải cần sử dụng đến chân máy hay dây bấm mềm để hạn chế tối đa sự rung lắc của máy ảnh.
Photoshop và các phần mềm edit ảnh
Hình IR chụp ra thường có màu sắc rất quái lạ nên cần phải qua một bước post-processing.
>>> Xem thêm bài viết: Bảng xếp hạng ống kính phong cảnh cho máy ảnh Nikon
Ống kính
Lens cũng khá quan trọng vì không phải lens nào cũng dùng được. Phần lớn các lens có thể dùng chụp IR rất tốt nhưng một số lens khi chụp IR sẽ bị hotspot. Vòng sáng (hot-spot) rất thường gặp khi chụp IR, có nhiều ống kính mắc tiền nhưng khi chụp IR lại bị một vòng sáng ở giữa tấm ảnh rất là khó chỉnh cho mất đi, nếu chụp với tốc độ nhanh bạn có thể làm giảm đi tác động của vòng sáng này.
Một số lens Canon bị hotspot
Canon EF 20mm f/2.8
Canon EF 35mm f/2
Canon EF 24-85mm f/3.5-4.5
Canon EF 28-70mm f/2.8L
Canon EF 28-105mm f/3.5-4.5
Canon EF 35-80 f/4.0-5.6
Canon EF 50mm f/1.4
Canon EF 50mm f/2.5 Macro
Canon EF 70-200mm f/2.8L IS
Canon EF 85mm f/1.8
Tamron 70-300mm f3.x-xxx Macro
Sigma 20mm f/1.8
Sigma 50-500mm "Bigma"
Tamron 19-35mm
Thường thì bạn sẽ chụp ảnh hồng ngoại lúc 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi mà nắng mạnh nhất và ít tạo bóng râm, sẽ đạt được hiệu quả mạnh nhất cho hình. Nhưng không có nghĩa một ngày nhiều mây là bạn không thể chụp hình hồng ngoại. Thường thì các nhiếp ảnh gia hay chụp lúc bình minh hoặc hoàng hôn, nhưng nếu chụp thêm ảnh hồng ngoại, thì bạn có thể sáng tác suốt...ngày. Tuy nói như vậy, nhưng ảnh hồng ngoại cần có bầu trời thật xanh, chen lẫn mây cuồn cuộn trắng, và những nơi có cây cỏ xanh thật xanh, cái mạnh của hình hồng ngoại là nhờ những hàng cây bụi cỏ trở nên ngai ngái trắng, màu sắc không trung thực tạo nét mạnh cho hình.
Cách thực hiện một bức hình IR
Việc sử dụng cũng rất dễ dàng: cứ gắn filter vào ống kính và...chụp. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không hẳn như vậy. Chất lượng ảnh hồng ngoại tùy thuộc vào cảm biến của máy ảnh và ống kính bạn sử dụng. Cho nên không phải máy nào cũng cho ra những tấm ảnh hồng ngoại giống nhau. Còn màu sắc, hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng, màu sắc của mây trời, màu cỏ cây...
>>> Xem thêm bài viết: Với 15 triệu đồng, bạn có cơ hội tiếp cận với combo máy ảnh nào?
Khi kính lọc đã chặn hầu như tất cả các ánh sáng khả kiến, trên màn hình của máy ảnh bạn sẽ gần như không thấy được chủ đề mà bạn muốn chụp, nên bạn sẽ phải chọn góc chụp trước, rồi mới gắn kính lọc vào để chụp.
Một số máy đời mới dùng live view có thể nhìn "xuyên" qua được kính lọc này, bạn phải thử để biết máy mình có thể thấy bằng live view không nhé!
Khi bạn không thể thấy qua màn hình, thì bạn cũng chẳng thể chỉnh focus, và vì tốc độ của máy chụp sẽ rất chậm, bạn sẽ phải cần đến chân máy và dây bấm mềm để chống rung.
Máy chụp hình sau khi gắn kính lọc hồng ngoại dường như không còn đo sáng chính xác nữa, nên biểu đồ Histogram là rất quan trọng.
Chụp ảnh hồng ngoại qua trọng nhất là cân bằng trắng, màu sắc của hình đẹp hay không, là nhờ vào cân bằng trắng (White Balance), bạn có thể chỉnh WB bằng cách chụp hình một mảng cỏ xanh giữa trưa nắng, và dùng tấm hình đó cho WB (chức năng PRE trong WB setting). Bạn có thể chuyển sang Incandescent +3 để chụp, hoặc dùng Grey card để chụp một tấm với Auto WB giữa trưa nắng, rồi dùng tấm hình đó cho custom WB.
WB là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho thể loại hình này, nhất là cho những máy cũ không thể chụp được bằng Raw, vì chỉnh sửa bằng jpeg sẽ hạn chế bạn rất nhiều. Bạn có thể chỉnh thêm trong Photoshop, nhưng nếu hình chụp ra, chỉ cần hoán đảo màu xanh dương và đỏ, là đủ để đẹp, thì vẫn tốt hơn là bạn phải bỏ thêm hằng giờ để chỉnh sửa màu sắc theo ý của bạn với Photoshop, vì như thế thì có hơi phung phí thời gian tí.
>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.
>>> Xem thêm bài viết: Cần trang bị gì khi mới nhập môn nhiếp ảnh
Tia hồng ngoại là gì?
Dải màu mà mắt thường có thể nhìn thấy được (còn gọi là dải màu khả kiến) có bước sóng từ 400nm đến 750nm (nano-met). Dải màu hồng ngoại có bước sóng cao hơn: 750nm đến 1000nm, trong khi dải màu tử ngoại (tia cực tím) có bước sóng thấp hơn từ 10nm đến 400mm. Nôm na có thể hiểu là: ‘hồng ngoại’ là phía ngoài màu hồng còn tử ngoại là phía ngoài màu tím.
>>> Xem thêm bài viết: Những cách đơn giản để cải thiện bố cục trong nhiếp ảnh
Tia hồng ngoại có ảnh hưởng gì tới máy ảnh
Trước đây, để chụp được thể loại này, các nhiếp ảnh gia phải dùng các loại film IR chuyên dụng (màu & BW). Việc bảo quản cũng như in tráng phim khá là công phu vì chỉ cần sơ suất một tí là film bị fog ngay.
Ngày nay, máy ảnh kỹ thuật số có màn cảm biến CCD và CMOS ngoài khả năng nhận diện các dải màu khả kiến, còn có khả năng đặc biệt nhạy cảm với bước sóng hồng ngoại từ 750nm đến 900mn. Cho nên thông thường các ống kính có nhiệm vụ cản các tia hồng ngoại không cho đi qua thấu kính. Tuy nhiên điều này vẫn có thể khắc phục được.
Kỹ thuật chụp Hồng ngoại IR như thế nào?
Công tác chuẩn bị
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải kiểm tra xem máy ảnh của mình có khả năng bắt được tia hồng ngoại hay không. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đơn giản là lấy điều khiển TV, chĩa vào ống kính, ấn đại một nút nào đó trên cái điều khiển để phát tín hiệu IR, nếu bạn mở live view, và thấy có ánh sáng hồng đỏ sáng lên trong màn hình, thì máy chụp hình của bạn có thể ghi nhận được tia hồng ngoại. độ sáng càng lớn thì máy của bạn ghi nhận tia hồng ngoại càng nhiều, và thời gian phơi sáng sẽ ngắn hơn rất nhiều; nếu máy của bạn không có live view, thì bạn hãy chụp hình khi đang bấm remote control, bạn sẽ thấy tia sáng màu hồng đỏ.
>>> Xem thêm bài viết: Học cách chỉnh sửa hình ảnh đơn giản bằng Lightroom (phần II)
Một số camera có thể bắt được IR:
Máy ảnh Canon 10D, 20D, 300D, 350D, D60, D30, A80, G2
Máy ảnh Minolta Dimage 5, Dimage 7
Máy ảnh Fujifilm S620
Máy ảnh Nikon 5700, 8400, 8700, D2H, D70, D100
Máy ảnh Olympus E-300, 2020, 4040, 5050
Máy ảnh Sony DSC 505, 707, 717, 828
IR filters
Bạn cần phải có một filter IR để thực hiện các shot hình của mình. Thông dụng nhất là dòng IR filter 720nm như filter Hoya RM72, hoặc filter B+W 092, Cokin P007. Hay cũng có thể dùng deep red filters như Hoya 25A, B+W 090, hay Wratten #25.
Mục đích của việc sử dụng filter là để cắt bớt gần như hoàn toàn ánh sáng trắng. Ánh sáng trắng trải dài từ khoảng 380-780nm. Filter R72 cắt đến 720nm, còn các filter deep red cắt đến tầm 600nm. Một số người dùng các filter có khả năng cắt ánh sáng trên 780nm như RM90 (cắt đến 930nm) hay RM100 (cắt đến 1050nm tức là còn cắt cả một phần tia IR) thì chỉ có thể chụp được BW.
Chân máy ảnh và dây bấm mềm
Chụp IR có thể được xem như là “chụp bóng tối ở giữa ban ngày” do đó, bạn phải cần sử dụng đến chân máy hay dây bấm mềm để hạn chế tối đa sự rung lắc của máy ảnh.
Photoshop và các phần mềm edit ảnh
Hình IR chụp ra thường có màu sắc rất quái lạ nên cần phải qua một bước post-processing.
>>> Xem thêm bài viết: Bảng xếp hạng ống kính phong cảnh cho máy ảnh Nikon
Ống kính
Lens cũng khá quan trọng vì không phải lens nào cũng dùng được. Phần lớn các lens có thể dùng chụp IR rất tốt nhưng một số lens khi chụp IR sẽ bị hotspot. Vòng sáng (hot-spot) rất thường gặp khi chụp IR, có nhiều ống kính mắc tiền nhưng khi chụp IR lại bị một vòng sáng ở giữa tấm ảnh rất là khó chỉnh cho mất đi, nếu chụp với tốc độ nhanh bạn có thể làm giảm đi tác động của vòng sáng này.
Một số lens Canon bị hotspot
Canon EF 20mm f/2.8
Canon EF 35mm f/2
Canon EF 24-85mm f/3.5-4.5
Canon EF 28-70mm f/2.8L
Canon EF 28-105mm f/3.5-4.5
Canon EF 35-80 f/4.0-5.6
Canon EF 50mm f/1.4
Canon EF 50mm f/2.5 Macro
Canon EF 70-200mm f/2.8L IS
Canon EF 85mm f/1.8
Tamron 70-300mm f3.x-xxx Macro
Sigma 20mm f/1.8
Sigma 50-500mm "Bigma"
Tamron 19-35mm
Thường thì bạn sẽ chụp ảnh hồng ngoại lúc 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi mà nắng mạnh nhất và ít tạo bóng râm, sẽ đạt được hiệu quả mạnh nhất cho hình. Nhưng không có nghĩa một ngày nhiều mây là bạn không thể chụp hình hồng ngoại. Thường thì các nhiếp ảnh gia hay chụp lúc bình minh hoặc hoàng hôn, nhưng nếu chụp thêm ảnh hồng ngoại, thì bạn có thể sáng tác suốt...ngày. Tuy nói như vậy, nhưng ảnh hồng ngoại cần có bầu trời thật xanh, chen lẫn mây cuồn cuộn trắng, và những nơi có cây cỏ xanh thật xanh, cái mạnh của hình hồng ngoại là nhờ những hàng cây bụi cỏ trở nên ngai ngái trắng, màu sắc không trung thực tạo nét mạnh cho hình.
Cách thực hiện một bức hình IR
Việc sử dụng cũng rất dễ dàng: cứ gắn filter vào ống kính và...chụp. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không hẳn như vậy. Chất lượng ảnh hồng ngoại tùy thuộc vào cảm biến của máy ảnh và ống kính bạn sử dụng. Cho nên không phải máy nào cũng cho ra những tấm ảnh hồng ngoại giống nhau. Còn màu sắc, hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng, màu sắc của mây trời, màu cỏ cây...
>>> Xem thêm bài viết: Với 15 triệu đồng, bạn có cơ hội tiếp cận với combo máy ảnh nào?
Khi kính lọc đã chặn hầu như tất cả các ánh sáng khả kiến, trên màn hình của máy ảnh bạn sẽ gần như không thấy được chủ đề mà bạn muốn chụp, nên bạn sẽ phải chọn góc chụp trước, rồi mới gắn kính lọc vào để chụp.
Một số máy đời mới dùng live view có thể nhìn "xuyên" qua được kính lọc này, bạn phải thử để biết máy mình có thể thấy bằng live view không nhé!
Khi bạn không thể thấy qua màn hình, thì bạn cũng chẳng thể chỉnh focus, và vì tốc độ của máy chụp sẽ rất chậm, bạn sẽ phải cần đến chân máy và dây bấm mềm để chống rung.
Máy chụp hình sau khi gắn kính lọc hồng ngoại dường như không còn đo sáng chính xác nữa, nên biểu đồ Histogram là rất quan trọng.
Chụp ảnh hồng ngoại qua trọng nhất là cân bằng trắng, màu sắc của hình đẹp hay không, là nhờ vào cân bằng trắng (White Balance), bạn có thể chỉnh WB bằng cách chụp hình một mảng cỏ xanh giữa trưa nắng, và dùng tấm hình đó cho WB (chức năng PRE trong WB setting). Bạn có thể chuyển sang Incandescent +3 để chụp, hoặc dùng Grey card để chụp một tấm với Auto WB giữa trưa nắng, rồi dùng tấm hình đó cho custom WB.
WB là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho thể loại hình này, nhất là cho những máy cũ không thể chụp được bằng Raw, vì chỉnh sửa bằng jpeg sẽ hạn chế bạn rất nhiều. Bạn có thể chỉnh thêm trong Photoshop, nhưng nếu hình chụp ra, chỉ cần hoán đảo màu xanh dương và đỏ, là đủ để đẹp, thì vẫn tốt hơn là bạn phải bỏ thêm hằng giờ để chỉnh sửa màu sắc theo ý của bạn với Photoshop, vì như thế thì có hơi phung phí thời gian tí.
>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000