- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
“Trị tận gốc” lò vi sóng nhà bạn bị nhiễm điện
Không ít người trước khi sử dụng lò vi sóng ngần ngại vì khả năng nhiễm điện của lò. Nhưng bạn có biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đa phần là những sự cố có thể nhìn thấy và khắc phục được? “Trị tận gốc” lò vi sóng nhà bạn bị nhiễm điện sẽ khiến bạn yên tâm hơn thì bài viết hôm nay sẽ mang lại 6 thông tin bổ ích để hạn chế nguy cơ mất an toàn của chiếc lò vi sóng.
Lò vi sóng nhiễm điện chủ yếu do các nguyên nhân sau:
1. Không có dây tiếp đất
Rất nhiều đồ điện gia dụng được sử dụng với điện áp 220V nên muốn đảm bảo an toàn nên cần trang bị dây tiếp đất. Lò vi sóng không có dây tiếp đất dễ gây ra hiện tượng nhiễm điện.
Một số lò vi sóng ngoại nhập hay xách tay thường không có sẵn dây tiếp đất, bạn có thể nhờ nhân viên đến lắp đặt hoặc có thể tự trang bị một dây tiếp đất với cách làm dễ dàng.
Cách làm:
Lấy một đoạn dây điện tuốt vỏ nhựa 2 đầu.
1 đầu nối với vỏ của lò, mở một con vít ở phía sau lò, móc đầu dây điện vào và vặn vít chặt lại.
Đầu dây còn lại nối với thanh sắt bất kỳ và cắm xuống đất.
2. Đặt lò vi sóng ở vị trí thấp, nơi có độ ẩm cao
Lò vi sóng đặt dưới đất hoặc gần sát tủ lạnh, máy giặt, chậu vòi rửa sẽ dễ khiến lò bị nhiễm điện và phát nổ.
Nên đặt lò ở nơi khô ráo, cách xa mặt đất và có thể gắn lên tường nhà. Hiện nay những dòng lò vi sóng có thiết kế âm tủ đang ngày càng phổ biến, bạn có thể cân nhắc lựa chọn những sản phẩm này cho chiếc tủ bếp nhà mình không chỉ gọn gàng mà còn an toàn.
3. Lò vi sóng bị cong, vênh
Sau một thời gian sử dụng, vỏ lò vi sóng bị cong, vênh nên khi lò hoạt động điện năng truyền ra ngoài làm lò bị nhiễm điện.
Có thể khắc phục bằng cách thay vỏ lò vi sóng hoặc nếu lò đã quá cũ bạn nên đầu tư ngay một chiếc lò vi sóng mới để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.
4. Cho đồ kim loại vào bên trong lò
Sóng viba của lò vi sóng “kị” kim loại là quy tắc mà hầu như người dùng nào cũng đều biết.
Vậy nên, cho đồ kim loại vào bên trong lò sẽ làm vỏ ngoài của lò bị nhiễm điện hay nguy hiểm hơn là hiện tượng cháy nổ.
Nên dùng các vật đựng bằng thủy tinh, sứ, nhựa cao cấp phù hợp với lò vi sóng khi hâm, đun thức ăn.
5. Dùng tay ướt khi sử dụng lò vi sóng
Lò vi sóng có lớp vỏ bằng thép hoặc inox nên khi cắm nguồn sẽ luôn có một phần điện nhiễm bên ngoài vỏ lò không gây nguy hiểm cho người dùng nhưng với tay ướt sẽ có hiện tượng tê tay.
Tuy chỉ là hiện tượng vật lý bình thường nhưng để đảm bảo an toàn bạn nên lau khô tay và hạn chế chạm vào vỏ lò khi lò vi sóng đang hoạt động.
6. Mạch điện bị ẩm ướt
Nếu mạch điện lò vi sóng bị ẩm ướt sẽ gây ra hiện tượng hở điện, điện sẽ truyền đến lớp vỏ lò vi sóng, làm cho vỏ bị nhiễm điện.
Với trường hợp này, bạn nên liên hệ với nhân viên sửa chữa, không nên tự ý mở vỏ lò để để tự khắc phục lỗi nếu không có kinh nghiệm.
>>> Mời bạn tham khảo những mẫu thiết kế lò vi sóng đa dạng và các thiết bị Gia dụng - nhà bếp khác hiện phân phối tại Binhminhdigital.
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D