Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tốc độ màn trập và tốc độ ăn đèn

27/11/2017, 08:09 AM
Để sử dụng đèn flash một cách hiệu quả, bạn cần phải làm rỏ mối quan hệ giữa tốc độ màn trập (shutter Speed) và tốc độ ăn đèn (Synchronized Flash Speed). Nếu có thể hiểu đúng và nắm rỏ mối quan hệ của chúng, bạn mới thực sự làm chủ được thiết bị của mình.

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tốc độ màn trập và tốc độ ăn đèn


Trong máy ảnh DSLR, màn trập là một bộ phận ở phía trước cảm biến, bằng cách đóng mở, nó cho phép một lượng ánh sáng được thiết lập trước đi tới cảm biến.

Màn trập và cả những lá thép của nó được cải tiến rất nhiều lần qua từng thời kỳ. Việc cải tiến này nhằm mục đích nâng cao tuổi thọ và gia tăng tốc độ đóng mở màn trập.

Trước đây, vẫn tồn tại một số quan niệm sai lầm về chiếc màn trập này. Nhiều người vẫn cho rằng khi chụp với tốc độ cao, ví dụ S=1/8000s màn trập sẽ mở ra thật nhanh để cảm biến lộ sáng hoàn toàn trong thời gian 1/8000s và sau đó đóng lại. Điều này được giúp đở rất nhiều nhờ những cải tiến kỹ thuật mà việc đóng màn trập có thể đạt đế đến tốc độ cao như vậy. Tuy nhiên, điều này chẳng hề đúng tí nào. Trên thực tế, chưa có một thiết bị cơ khí nào (dùng trong nhiếp ảnh dân dụng) có thể đạt được vận tốc di chuyển cao như thế.

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tốc độ màn trập và tốc độ ăn đèn


Trong tất cả máy ảnh kỹ thuật số DSLR có hai màn trập mở đóng theo chiều dọc và làm hai động tác: thứ nhất là mở và thứ hai là đóng. Và thời gian nhanh nhất của cả một màn trập di chuyển hết chiều cao cảm biến là 1/250s (tuỳ theo máy có thể là 1/125s, 1/200s hoặc cũng có thể 1/300s)

Trước thập niên 1980, tất cả các màn trập đóng mở hoàn toàn bằng lò xo, và định thời lượng phơi sáng cũng dựa trên độ siết chặt của lò xo và đa phần là đóng mở theo chiều ngang. Ngày nay đa số các máy ảnh sử dụng màn trập đóng mở theo chiều dọc (một số máy ảnh như Leica MP đóng mở theo chiều ngang). Đóng theo chiều dọc sẽ giảm được đoạn đường đi nhờ đó mà tốc độ chụp sẽ được gia tăng.

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tốc độ màn trập và tốc độ ăn đèn


Trong tất cả các máy ảnh được sản xuất hiện nay, luôn có hai màn trập. Có thể gọi là màn trập phía trước hoặc sau nếu nói theo vị trí của hai màn trập. Hoặc cũng có thể gọi là màn trập thứ nhất và màn trập thứ hai nếu nói theo thời điểm làm việc thì thứ nhất là mở và thứ hai là đóng.

Do cấu tạo của màn cửa chập để đạt được tốc độ mở ra, đóng vào rất cao (1/250s, 1/250s, 1/500s, 1/1250s, và cao hơn) không có khoảnh khắc nào cửa chập được mở ra 100% diện tích ở các tốc độ cao. Như vậy, ở tốc độ cao tại một khoảnh khắc trong thời gian mở-đóng của cửa chập chỉ có một phần diện tích của ảnh được phơi sáng. Tốc độ càng cao thì diện tích nhận sáng của ảnh càng hẹp tại một khoảnh khắc nhất định.

Nếu sử dụng đèn flash để toàn bộ diện tích bức ảnh nhận được ánh sáng, thời gian đèn ảnh duy trì ánh sáng và thời gian tất cả các khu vực của ảnh được phơi sáng phải trùng khớp nhau, tức là hai tốc độ này phải đồng bộ với nhau.

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tốc độ màn trập và tốc độ ăn đèn


Khi sử dụng đèn ảnh, tốc độ cửa chập tối đa bị hạn chế (có thể là 1/200s, 1/250s, hay 1/500s) nếu muốn toàn bộ cảm biến được đèn phủ sáng, tức là ảnh có ánh sáng bình thường.

Tốc độ đồng bộ đèn chính là tốc độ cửa chập tối đa có thể sử dụng với một máy ảnh và một đèn ảnh nhất định. Các tốc độ cao hơn tốc độ đồng bộ đèn cho phép đêu làm hỏng ảnh.

Như trên ta thấy, tốc độ đồng bộ đèn là giới hạn tốc độ tối đa của cửa chập khi chụp có đèn ảnh flash. Vì vậy, tốc độ đồng bộ đèn sẽ trở nên quan trọng nếu muốn chụp ảnh ở tốc độ cửa chập cao (khi sử dụng đèn ảnh). Tốc độ này không có ý nghĩa nếu chụp ảnh với ánh sáng môi trường.

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tốc độ màn trập và tốc độ ăn đèn


Các trường hợp sau đây đòi hỏi tốc độ đồng bộ đèn cao:

Cần cân bằng sáng, táp đèn vào chủ thể khi chụp ngoài trời sáng, có nắng

Một yêu cầu quan trọng đối với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là cân bằng được ánh sáng giữa chủ thể và ánh sáng môi trường vì ánh sáng môi trường thường làm cho chủ thể bị lóa do ánh sáng quá gắt. Muốn khống chế được ánh sáng môi trường như vậy cần tăng tốc độ cửa chập để giảm ánh sáng môi trường, đồng thời sử dụng đèn ảnh để đảm báo ánh sáng đẹp cho chủ thể, đặc biệt trong các trường hợp chụp ngược sáng môi trường. Tốc độ đồng bộ đèn cao sẽ cho phép thực hiện việc này với nhiều lựa chọn hơn.

Chụp ảnh ngoài trời và muốn hậu cảnh là nền trời ngả tối hơn để làm nổi bật chủ thể và tạo hậu cảnh đẹp

Khi chụp ảnh ngoài trời, muốn hậu cảnh là nền trời ngả tối, điều dễ hiểu là có thể giảm khẩu độ mở, giảm ISO và tăng tốc độ cửa chập. Nhưng nếu nền trời tối đi, thì chủ thể trong ánh sáng môi trường cũng tối theo. Điều này dẫn tới phải sử dụng đèn ảnh flash để làm sáng chủ thể. Tốc độ cửa chập sẽ phải tăng cao đến một mức nhất định để làm nền trời tối ở mức mong muốn, vì vậy tốc độ đồng bộ đèn phải đạt được tốc độ này. Lúc này, việc điều chỉnh phơi sáng sẽ được chủ động thực hiện thông qua điều chỉnh khẩu độ mở và ISO cũng như cường độ sáng của đèn flash.

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tốc độ màn trập và tốc độ ăn đèn


Chụp các chuyển động nhanh trong studio (và ngoài trời)

Trong phần nhiều trường hợp, khi chụp trong studio, do khả năng làm chủ hoàn toàn ánh sáng chủ thể và hậu cảnh, tốc độ đồng bộ đèn sẽ không quan trọng. Tuy nhiên, với một số trường hợp chụp chủ thể chuyển động nhanh (như người mẫu cử động tạo dáng tự nhiên, hất tóc bay lên không, v.v…) sẽ đòi hỏi tốc độ cao để bắt chết hình ảnh và bảo đảm độ sắc nét, vì vậy phải tăng tốc độ cửa chập. Tốc độ đồng bộ đèn cao sẽ tạo điều kiện dễ dàng thực hiện chụp ảnh như vậy, đặc biệt khi muốn bật đèn môi trường giúp căn nét, cúp hình hiệu quả hơn.

Chống rung tay máy

Để chống rung tay máy, tốc độ của chập cũng cần tăng lên cao. Lúc này, ánh sáng chủ thể phụ thuộc vào đèn ảnh và tốc độ đồng bộ đèn thấp sẽ gây trở ngại cho việc tăng tốc độ. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhiều khi cần đồng bộ đèn lên tới 1/500s để đảm bảo bắt căng nét chủ thể, nhất là khi chụp chân dung phần đầu hay nửa người do trong các trường hợp này phải sử dụng ống kính tiêu cự tương đối dài để tạo hiệu ứng đẹp.

>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000