- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Kinh nghiệm chụp ảnh bóng đổ
06/01/2016, 07:43 AM
Như nhiều cô gái đẹp, chỉ hút ánh nhìn nhưng không thể khiến tất cả chàng trai đều yêu say đắm, có những góc khuất, những bí ẩn mới là điều thu hút nhất, giữ chân nhất. Bóng đổ trong nghệ thuật chụp ảnh chính là cái duyên ngầm đó, cái hồn thu hút khiến nhiều nhiếp ảnh gia say mê và theo đuổi.
Hôm nay, Bình Minh Digital sẽ chia sẻ một cách tổng quan nhất về nghệ thuật chụp bóng đổ cũng như cách tìm và những bí quyết chụp ảnh bóng đổ đẹp nhất.
Bóng đổ
Bóng đổ từ lâu đã được nhiều người quan tâm. Bằng hình dáng và sự tương phản của mình, bóng đổ có tác dụng tôn thêm vẻ đẹp, ý nghĩa cho chủ thể và nhiều lúc trở thành đối tượng chính trong khung hình.
Cái hay của "bóng đổ" là hình dáng của nó phụ thuộc vào "mặt đổ bóng”. Chúng có thể uốn khúc, ghồ ghề, bằng phẳng, hay lượn sóng tùy theo mặt đổ bóng của chúng.
Ngoài ra, hình dạng và chất lượng bóng đổ còn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, khoảng cách của nguồn sáng chính và hướng chiếu sáng.
Chụp bóng đổ ở đâu?
Đa phần bóng đổ được tạo ra bởi ánh sáng mặt trời, nhưng không phải cứ chụp bóng đổ là bạn phải vác máy ảnh ra ngoài trời nắng gắt hay chỉ giới hạn trong cảnh bình minh hoặc chiều tà. Dưới đây là những gợi ý:
- Ánh sáng gay gắt của mặt trời không phải lúc nào cũng có tác dụng tiêu cực đến việc chụp ảnh và nó được áp dụng trong trường hợp chụp bóng đổ. Chụp vào những thời điểm này, bóng đổ hiệu quả khi có độ tương phản tốt, dài, màu sắc ấm áp....Hoàng hôn hay bình minh đã được đề cập ở trên cũng là thời gian tạo ra bóng đổ ấn tượng và thông dụng nhất.
Để có chủ đề cho mình, bạn nên thường xuyên quan sát những địa điểm hay có bóng đổ. Chọn sẵn góc chụp, bố cục khung và chờ đợi 1 điểm mạnh rơi vào khung hình.
- Ngoài nguồn sáng mặt trời, chúng ta cũng có rất nhiều ý tưởng hay cho bóng đổ ban đêm, đó là dùng ánh trăng hay đèn pha, đèn bàn, nến…
- Nhiều lúc sự sắp xếp ngẫu nhiên của ánh sáng có thể tạo ra rất nhiều khung hình tuyệt vời, độc đáo trên một bờ tường, hàng rào, cửa sổ… Để bắt được những bóng đổ dạng này, bạn phải có con mắt quan sát tinh tế và biết chọn đúng thời điểm để “bắt” bóng đẹp nhất.
- Đôi khi sự lấp lửng, khuyết bớt hình ảnh lại là những thứ gây tò mò và hấp dẫn. Những hình ảnh dạng này có tâm tư, chiều sâu và có hồn hơn. Nhưng để có bóng đổ kiểu này, đôi khi bạn phải sắp đặt và nhớ đảm bảo không có một bóng khác hoặc chủ thể khác nổi bật hơn chủ thể chính trong khung hình.
- Chụp bóng chụp tại khung cửa cũng tạo ra nhiều góc chụp và khung ảnh bất ngờ, thú vị. Bạn phải tìm nhiều khung cửa và thử chụp nhiều góc máy khác nhau để có chọn lựa tốt nhất.
- Ngoài mặt đất, bờ tường, bạn cũng có thể tìm bóng đổ dưới mặt nước hay trong những vật có thể phản chiếu như bề mặt kim loại, cửa gương…
Đọc thêm: Có gì trong ba lô của những tay phượt săn ảnh?
Cách chụp bóng đổ
- Luôn chuẩn bị khẩu độ ống kính (flash, chắn sáng…) thật kĩ để độ tụ của máy không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện chụp. Bạn cũng có thể đặt chế độ tự động điều chỉnh tiêu cự. Ở chế độ “point-and-shoot”, tiêu cự sẽ luôn nằm trên khoảng cách giữa đối tượng chụp và vùng tối.
- Chụp bóng đổ nên nhớ không bao giờ được đưa thẳng ống kính vào phía mặt trời. Điều quan trọng nhất là cách bố trí ánh sáng. Nếu bạn biết nắm bắt một cách chính xác các thời điểm, nguồn sáng, thời tiết như thế nào thì không còn gì tuyệt vời hơn.
- Để ảnh bóng sẫm hay tối đen, nên chọn chế độ đo sáng spot metering (đo điểm) vào những vùng muốn có chi tiết, lúc đó vùng bóng đổ sẽ có màu đen. Nếu muốn vùng bóng đổ còn lờ mờ chi tiết thì chọn chế độ đo matrix metering (ma trận).
- Bóng đổ có thể nhẹ nhàng, lãng mạn hoặc khô khan, khắc nghiệt tùy khoảng cách nguồn sáng đối với chủ thể. Nếu nguồn sáng không chiếu trực tiếp vào chủ thể, hoặc chụp trong một ngày đầy sương, bình minh hay chập tối, bóng đổ sẽ nhẹ nhàng.... Ngược lại, chụp ảnh lúc nguồn sáng chiếu thẳng trực tiếp hoặc đứng gần chủ thể sẽ cho bóng đổ khá gay gắt.
Cách tạo ấn tượng
Chụp bóng đổ thì ai cũng chụp được nhưng tạo một bức ảnh nổi bật và ấn tượng được hay không mới là điều đáng bàn. Thay vì những góc chụp thông thường, hãy đổi sang chụp góc cao, đối xứng hoặc xuyên khe.
Một cách tạo ấn tượng cho bức ảnh của bạn là hãy chỉ chụp bóng mà không chụp chủ thể. Điều đó sẽ tạo hiệu ứng thị giác khác lạ, kích thích trí tưởng tượng của người xem hơn.
Và một cách hay được áp dụng là dùng phần mềm công cụ để lật bóng, biến bóng đổ trở thành chủ thế chính. Đây là một trong những cách đem lại nhiều bức ảnh chụp bóng đổ khá ấn tượng và được đánh giá cao ở tính nghệ thuật.
Hôm nay, Bình Minh Digital sẽ chia sẻ một cách tổng quan nhất về nghệ thuật chụp bóng đổ cũng như cách tìm và những bí quyết chụp ảnh bóng đổ đẹp nhất.
Bóng đổ
Bóng đổ từ lâu đã được nhiều người quan tâm. Bằng hình dáng và sự tương phản của mình, bóng đổ có tác dụng tôn thêm vẻ đẹp, ý nghĩa cho chủ thể và nhiều lúc trở thành đối tượng chính trong khung hình.
Cái hay của "bóng đổ" là hình dáng của nó phụ thuộc vào "mặt đổ bóng”. Chúng có thể uốn khúc, ghồ ghề, bằng phẳng, hay lượn sóng tùy theo mặt đổ bóng của chúng.
Ngoài ra, hình dạng và chất lượng bóng đổ còn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, khoảng cách của nguồn sáng chính và hướng chiếu sáng.
Chụp bóng đổ ở đâu?
Đa phần bóng đổ được tạo ra bởi ánh sáng mặt trời, nhưng không phải cứ chụp bóng đổ là bạn phải vác máy ảnh ra ngoài trời nắng gắt hay chỉ giới hạn trong cảnh bình minh hoặc chiều tà. Dưới đây là những gợi ý:
- Ánh sáng gay gắt của mặt trời không phải lúc nào cũng có tác dụng tiêu cực đến việc chụp ảnh và nó được áp dụng trong trường hợp chụp bóng đổ. Chụp vào những thời điểm này, bóng đổ hiệu quả khi có độ tương phản tốt, dài, màu sắc ấm áp....Hoàng hôn hay bình minh đã được đề cập ở trên cũng là thời gian tạo ra bóng đổ ấn tượng và thông dụng nhất.
Để có chủ đề cho mình, bạn nên thường xuyên quan sát những địa điểm hay có bóng đổ. Chọn sẵn góc chụp, bố cục khung và chờ đợi 1 điểm mạnh rơi vào khung hình.
- Ngoài nguồn sáng mặt trời, chúng ta cũng có rất nhiều ý tưởng hay cho bóng đổ ban đêm, đó là dùng ánh trăng hay đèn pha, đèn bàn, nến…
- Nhiều lúc sự sắp xếp ngẫu nhiên của ánh sáng có thể tạo ra rất nhiều khung hình tuyệt vời, độc đáo trên một bờ tường, hàng rào, cửa sổ… Để bắt được những bóng đổ dạng này, bạn phải có con mắt quan sát tinh tế và biết chọn đúng thời điểm để “bắt” bóng đẹp nhất.
- Đôi khi sự lấp lửng, khuyết bớt hình ảnh lại là những thứ gây tò mò và hấp dẫn. Những hình ảnh dạng này có tâm tư, chiều sâu và có hồn hơn. Nhưng để có bóng đổ kiểu này, đôi khi bạn phải sắp đặt và nhớ đảm bảo không có một bóng khác hoặc chủ thể khác nổi bật hơn chủ thể chính trong khung hình.
- Chụp bóng chụp tại khung cửa cũng tạo ra nhiều góc chụp và khung ảnh bất ngờ, thú vị. Bạn phải tìm nhiều khung cửa và thử chụp nhiều góc máy khác nhau để có chọn lựa tốt nhất.
- Ngoài mặt đất, bờ tường, bạn cũng có thể tìm bóng đổ dưới mặt nước hay trong những vật có thể phản chiếu như bề mặt kim loại, cửa gương…
Đọc thêm: Có gì trong ba lô của những tay phượt săn ảnh?
Cách chụp bóng đổ
- Luôn chuẩn bị khẩu độ ống kính (flash, chắn sáng…) thật kĩ để độ tụ của máy không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện chụp. Bạn cũng có thể đặt chế độ tự động điều chỉnh tiêu cự. Ở chế độ “point-and-shoot”, tiêu cự sẽ luôn nằm trên khoảng cách giữa đối tượng chụp và vùng tối.
- Chụp bóng đổ nên nhớ không bao giờ được đưa thẳng ống kính vào phía mặt trời. Điều quan trọng nhất là cách bố trí ánh sáng. Nếu bạn biết nắm bắt một cách chính xác các thời điểm, nguồn sáng, thời tiết như thế nào thì không còn gì tuyệt vời hơn.
- Để ảnh bóng sẫm hay tối đen, nên chọn chế độ đo sáng spot metering (đo điểm) vào những vùng muốn có chi tiết, lúc đó vùng bóng đổ sẽ có màu đen. Nếu muốn vùng bóng đổ còn lờ mờ chi tiết thì chọn chế độ đo matrix metering (ma trận).
- Bóng đổ có thể nhẹ nhàng, lãng mạn hoặc khô khan, khắc nghiệt tùy khoảng cách nguồn sáng đối với chủ thể. Nếu nguồn sáng không chiếu trực tiếp vào chủ thể, hoặc chụp trong một ngày đầy sương, bình minh hay chập tối, bóng đổ sẽ nhẹ nhàng.... Ngược lại, chụp ảnh lúc nguồn sáng chiếu thẳng trực tiếp hoặc đứng gần chủ thể sẽ cho bóng đổ khá gay gắt.
Cách tạo ấn tượng
Chụp bóng đổ thì ai cũng chụp được nhưng tạo một bức ảnh nổi bật và ấn tượng được hay không mới là điều đáng bàn. Thay vì những góc chụp thông thường, hãy đổi sang chụp góc cao, đối xứng hoặc xuyên khe.
Một cách tạo ấn tượng cho bức ảnh của bạn là hãy chỉ chụp bóng mà không chụp chủ thể. Điều đó sẽ tạo hiệu ứng thị giác khác lạ, kích thích trí tưởng tượng của người xem hơn.
Và một cách hay được áp dụng là dùng phần mềm công cụ để lật bóng, biến bóng đổ trở thành chủ thế chính. Đây là một trong những cách đem lại nhiều bức ảnh chụp bóng đổ khá ấn tượng và được đánh giá cao ở tính nghệ thuật.
Tin tức liên quan
Nguyên nhân khiến ảnh không nét và cách khắc phục(2/07/2019) |
Mách bạn 10 kỹ thuật chụp ảnh cưới hoàn hảo(17/05/2019) |
Thủ thuật để cải thiện và tối ưu Lightroom(23/02/2018) |
Thực hành nâng cao nhãn quan nhiếp ảnh(22/08/2017) |
Mẹo nâng tay nghề nghiếp ảnh(1/02/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000