- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Sơ lược về độ sâu trường ảnh
02/03/2016, 10:24 AM
Không gian thực tế là một không gian đa chiều nhưng do sự hạn chế về công nghệ, máy ảnh không thể phản ánh những hình ảnh thực một cách trực quan sinh động mà chỉ thể hiện lại nó trên mặt phẳng màn hình.
Chúng ta đã biết, mỗi máy ảnh có một vùng lấy nét khác nhau, trong vùng lấy nét này, có một vùng (phạm vi nhỏ hơn) mà các đối tượng trong đó có độ nét mà mắt thường có thể nhìn thấy/phân biệt được. Vùng sắc nét này được gọi là “Depth of field” (DOF), dịch ra tiếng Việt là độ sâu trường ảnh. Dùng từ độ sâu cho trường ảnh là một từ rất hay và hình tượng, nó gợi cho người nge/người đọc liên tưởng đến một không gian có khoảng cách tiền cảnh, hậu cảnh rõ ràng. Tuy không thể tạo ra một không gian đa chiều ngay trên mặt phẳng ảnh, nhưng máy ảnh cũng rất cố gắng thể hiện chiều sâu đó thông qua độ sâu trường của các bức ảnh. Nó “đánh lừa” thị giác người dùng, cho họ cảm giác bức ảnh có chiều sâu và không gian như thật…
Đọc thêm: Hiểu đúng về ngàm máy ảnh và ngàm chuyển đổi
Trước khi bắt đầu quá trình tìm hiểu về độ sâu trường ảnh, chúng ta phải thống nhất cách dùng thuật ngữ. Có hẳn một trường từ ngữ nói về một khía cạnh của độ sâu trường ảnh: độ sâu trường ảnh nông = cạn = mỏng = nhỏ = hẹp = ngắn và độ sâu trường ảnh rộng = dài=dày=lớn=sâu. Thống nhất như vậy để tránh những thắc mắc khi mỗi nơi gọi một kiểu, gây hiện tượng bối rối không mong muốn.
Độ sâu trường ảnh nhỏ là bức ảnh có một đối tượng rõ nét nhất, các yếu tố xung quanh được làm mờ gần như tối đa để tập trung ánh mắt người nhìn vào đối tượng chính này. Ngược lại, một bức ảnh có độ sâu trường ảnh lớn là tất cả các yếu tố đều hiện lên rõ nét, không có cái nào nét hơn cái nào. Không thể nói ảnh có độ sâu trường lớn sẽ tốt hơn ảnh có độ sâu trường ảnh nhỏ vì còn tùy theo chủ ý của người chụp. Có những bức cảnh, nhiếp ảnh gia chỉ cần lấy nét đối tượng ở trung tâm khuôn hình mà bỏ qua các yếu tố hậu cảnh xung quanh, lúc đó, độ sâu trường ảnh nhỏ được quan tâm tối đa. Ngược lại, nhiều người muốn đặt chủ thể vào trong sự tương quan với tiền cảnh, hậu cảnh xung quanh, sẽ chỉnh các thiết lập máy ảnh và ống kính để có thể lấy nét được hết các đối tượng, lúc này, người chụp chỉ cần một trường ảnh lớn hơn.
Công thức tính độ sâu trường ảnh được xác định như sau:
DOF = (circle_of_confusion) * 2 * (Lens_F_number) * (subject_distance)^2 / (focal_length)^2
Trong công thức này, có thể mọi người còn lờ mờ về yếu tố circle_of_confusion. Các tia sáng từ điểm lấy nét sẽ đi vào ống kính và được hội tụ một cách rõ nét trên cảm biến, trong khi đó, những tia sáng từ những điểm xa hơn điểm lấy nét này khi vào ống kính sẽ không hội tụ trên cảm biến mà hội tụ trước mặt phẳng cảm biến, bóng của nó khi in lên cảm biến sẽ tạo ra một bóng lờ mờ không rõ nét. Cái bóng này chính là circle_of_confusion. ( CoC ). Để ảnh rõ nét hơn chúng ta phải tìm cách thu hẹp vùng mờ này lại. (Cách thu hẹp này chúng ta sẽ được phổ biến trong bài viết sau).
Thật ra ngoài những người quan tâm tìm hiểu chuyên sâu mới cần hiểu rõ để tính toán độ sâu trường trong những trường hợp cần thiết, còn đa số người chụp không cần phải tính toán chi li và quan tâm nhiều về những con số khô khan này. Công thức này chỉ quan trọng ở chỗ: nó cho ta biết độ sâu trường ảnh có thể được điều chỉnh thông qua 3 yếu tố: khẩu độ, tiêu cự và khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể. Theo đó, khẩu mở càng lớn (chỉ số f càng nhỏ), tiêu cự càng dài và khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng càng gần thì DOF càng mỏng.
Bên cạnh đó, trong chụp ảnh, việc phân bố DOF so với điểm nét không đồng đều theo tỉ lệ 50/50. Thông thường, phần DOF trước điểm nét sẽ chiếm ½ và phần DOF sau điểm nét là 2/3.Chính vì có tỉ lệ này mà chúng ta hay nghe nói về một nguyên tắc chụp ảnh là phải canh nét trong khoảng cách Hyperfocal Distance. Để hiểu rõ hơn cách thức canh chỉnh khẩu độ, tiêu cự và khoảng cách Hyperfocal Distance để có một độ sâu trường ảnh lí tưởng cho từng bức hình, mời các bạn đón đọc bài viết tiếp theo trên Binhminhdigital Đà Nẵng.
Chúng ta đã biết, mỗi máy ảnh có một vùng lấy nét khác nhau, trong vùng lấy nét này, có một vùng (phạm vi nhỏ hơn) mà các đối tượng trong đó có độ nét mà mắt thường có thể nhìn thấy/phân biệt được. Vùng sắc nét này được gọi là “Depth of field” (DOF), dịch ra tiếng Việt là độ sâu trường ảnh. Dùng từ độ sâu cho trường ảnh là một từ rất hay và hình tượng, nó gợi cho người nge/người đọc liên tưởng đến một không gian có khoảng cách tiền cảnh, hậu cảnh rõ ràng. Tuy không thể tạo ra một không gian đa chiều ngay trên mặt phẳng ảnh, nhưng máy ảnh cũng rất cố gắng thể hiện chiều sâu đó thông qua độ sâu trường của các bức ảnh. Nó “đánh lừa” thị giác người dùng, cho họ cảm giác bức ảnh có chiều sâu và không gian như thật…
Đọc thêm: Hiểu đúng về ngàm máy ảnh và ngàm chuyển đổi
Trước khi bắt đầu quá trình tìm hiểu về độ sâu trường ảnh, chúng ta phải thống nhất cách dùng thuật ngữ. Có hẳn một trường từ ngữ nói về một khía cạnh của độ sâu trường ảnh: độ sâu trường ảnh nông = cạn = mỏng = nhỏ = hẹp = ngắn và độ sâu trường ảnh rộng = dài=dày=lớn=sâu. Thống nhất như vậy để tránh những thắc mắc khi mỗi nơi gọi một kiểu, gây hiện tượng bối rối không mong muốn.
Độ sâu trường ảnh nhỏ là bức ảnh có một đối tượng rõ nét nhất, các yếu tố xung quanh được làm mờ gần như tối đa để tập trung ánh mắt người nhìn vào đối tượng chính này. Ngược lại, một bức ảnh có độ sâu trường ảnh lớn là tất cả các yếu tố đều hiện lên rõ nét, không có cái nào nét hơn cái nào. Không thể nói ảnh có độ sâu trường lớn sẽ tốt hơn ảnh có độ sâu trường ảnh nhỏ vì còn tùy theo chủ ý của người chụp. Có những bức cảnh, nhiếp ảnh gia chỉ cần lấy nét đối tượng ở trung tâm khuôn hình mà bỏ qua các yếu tố hậu cảnh xung quanh, lúc đó, độ sâu trường ảnh nhỏ được quan tâm tối đa. Ngược lại, nhiều người muốn đặt chủ thể vào trong sự tương quan với tiền cảnh, hậu cảnh xung quanh, sẽ chỉnh các thiết lập máy ảnh và ống kính để có thể lấy nét được hết các đối tượng, lúc này, người chụp chỉ cần một trường ảnh lớn hơn.
Công thức tính độ sâu trường ảnh được xác định như sau:
DOF = (circle_of_confusion) * 2 * (Lens_F_number) * (subject_distance)^2 / (focal_length)^2
Trong công thức này, có thể mọi người còn lờ mờ về yếu tố circle_of_confusion. Các tia sáng từ điểm lấy nét sẽ đi vào ống kính và được hội tụ một cách rõ nét trên cảm biến, trong khi đó, những tia sáng từ những điểm xa hơn điểm lấy nét này khi vào ống kính sẽ không hội tụ trên cảm biến mà hội tụ trước mặt phẳng cảm biến, bóng của nó khi in lên cảm biến sẽ tạo ra một bóng lờ mờ không rõ nét. Cái bóng này chính là circle_of_confusion. ( CoC ). Để ảnh rõ nét hơn chúng ta phải tìm cách thu hẹp vùng mờ này lại. (Cách thu hẹp này chúng ta sẽ được phổ biến trong bài viết sau).
Thật ra ngoài những người quan tâm tìm hiểu chuyên sâu mới cần hiểu rõ để tính toán độ sâu trường trong những trường hợp cần thiết, còn đa số người chụp không cần phải tính toán chi li và quan tâm nhiều về những con số khô khan này. Công thức này chỉ quan trọng ở chỗ: nó cho ta biết độ sâu trường ảnh có thể được điều chỉnh thông qua 3 yếu tố: khẩu độ, tiêu cự và khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể. Theo đó, khẩu mở càng lớn (chỉ số f càng nhỏ), tiêu cự càng dài và khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng càng gần thì DOF càng mỏng.
Bên cạnh đó, trong chụp ảnh, việc phân bố DOF so với điểm nét không đồng đều theo tỉ lệ 50/50. Thông thường, phần DOF trước điểm nét sẽ chiếm ½ và phần DOF sau điểm nét là 2/3.Chính vì có tỉ lệ này mà chúng ta hay nghe nói về một nguyên tắc chụp ảnh là phải canh nét trong khoảng cách Hyperfocal Distance. Để hiểu rõ hơn cách thức canh chỉnh khẩu độ, tiêu cự và khoảng cách Hyperfocal Distance để có một độ sâu trường ảnh lí tưởng cho từng bức hình, mời các bạn đón đọc bài viết tiếp theo trên Binhminhdigital Đà Nẵng.
Tin tức liên quan
Góc nhìn của máy ảnh (Phần 2)(21/04/2016) |
Ánh sáng: linh hồn của nhiếp ảnh(3/05/2017) |
Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)(4/03/2016) |
Khẩu độ, tốc độ chụp cũng cần ưu tiên(15/03/2016) |
5 độ dài tiêu cự trong ống kính prime mà bạn cần biết(4/11/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
info@binhminhdigital.com
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội,
Việt Nam,
115000