Màn trập và tốc độ màn trập máy ảnh

15/02/2016, 10:15 AM
Để vào cảm biến máy ảnh, ánh sáng phải đi qua 3 “cửa”: đầu tiên là hệ thống các thấu kính, thứ hai là các lá thép khẩu độ và cuối cùng là màn trập. Cùng với hai cửa còn lại, màn trập máy ảnh giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thu nhận ánh sáng, chuyển đổi tín hiệu quang học sang tín hiệu điện từ.


Màn trập và tốc độ màn trập máy ảnh


Màn trập máy ảnh có một lịch sử hình thành lâu đời và cải tiến theo quá trình phát triển của máy ảnh. Trước kia, màn trập trong máy ảnh thường là một miếng kim loại và đóng mở hoàn toàn bằng lò xo. Nhưng ngày nay, để cải thiện tốc độ chụp cũng như tuổi thọ mà hầu hết các máy ảnh đều trang bị 2 màn trập (cấu thành từ những lá thép) hỗ trợ làm việc với nhau. Đa số các máy ảnh đều thiết kế màn trập di chuyển theo chiều dọc cảm biến để cải thiện tốc độ chụp. Trong quá trình phơi sáng, nếu màn này đóng thì màn kia sẽ mở với cùng một tốc độ để đảm bảo tất cả các điểm trên cảm biến đều nhận được một lượng sáng như nhau. Một số máy ảnh sử dụng màn trập điện tử, có nghĩa là với nguyên lí hoạt động tương tự nhưng vị trí của màn trập sẽ được thay thế bởi một cảm biến máy ảnh.


Màn trập và tốc độ màn trập máy ảnh


Nhưng dù là cơ học hay điện tử, yếu tố quan trọng bật nhất của màn trập chính là tốc độ hoạt động của nó. Tốc độ màn trập được tính là khoảng thời gian kể từ khi màn trập mở ra cho đến khi đóng lại. Tốc độ màn trập có đơn vị tính là giây hoặc phần của giây. Tốc độ nhanh được cho là từ khoảng 1/125 giây trở lên, chậm là từ 1/30 giây trở xuống và mức bình thường ở giữa hai khoảng giá trị này. Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình ảnh: nếu để tốc độ màn trập chậm, ảnh sẽ thừa sáng, tốc độ nhanh ảnh sẽ thiếu sáng. Hoặc tùy theo trường hợp, ảnh hoặc rõ nét, thể hiện được đúng ý đồ người chụp hoặc mờ, nhòe nhìn không rõ các chi tiết.


Màn trập và tốc độ màn trập máy ảnh


Để làm chủ tốc độ màn trập và căn chỉnh đúng với từng đối tượng, từng hoàn cảnh, đòi hỏi bạn phải trải qua quá trình chụp dài và tay nghề cao vì cũng giống như thiết lập giá trị ISO, yếu tố này đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn. Hiện nay có nhiều máy ảnh hỗ trợ việc tự động hóa việc xác lập tốc độ màn trập phù hợp với độ dài tiêu cự và độ mở khẩu, nhưng nếu bạn đang làm quen với máy ảnh và thích tự mình tinh chỉnh bằng tay để nâng cao tính chuyên nghiệp thì cũng có thể tham khảo một số gợi ý mà Binhminhdigital Hồ Chí Minh đưa ra dưới đây:

-    Với tốc độ 1/4000s, bạn sẽ “đóng băng” hình ảnh chủ thể đang di chuyển với tốc độ cực lớn như máy bay, tàu hỏa, quả bóng gofl đang bay, cú sút bóng, viên đạn được bắn ra khỏi súng…
-    Nếu bạn thích chụp ảnh động vật hoang dã, đặt màn trập ở mức 1/2000s nếu chúng đang bay lượn.
-    Tốc độ 1/1000s sẽ “bắt dính” chuyển động của xe hơi, xe máy.
-    Ở mức thấp hơn: tốc độ 1/500s là phù hợp để chụp rõ nét các vận động viên, xe địa hình đang di chuyển.
-    Nếu chụp panning xe hơi, xe máy nên cài tốc độ 1/125s, còn mức 1/60s sẽ dành để chụp panning xe địa hình nếu nó đang di chuyển gần ống kính.
-    Tốc độ 1/8s / 1/4s: làm mờ dòng nước đang chảy xiết gần ống kính / người đi bộ.
-    Để tạo cảm giác dòng nước như dải lụa mềm hoặc bồng bềnh như mây, màn trập được cài tốc độ 1 giây hoặc chậm hơn là hợp lí nhất.


Màn trập và tốc độ màn trập máy ảnh


Làm chủ tốc độ màn trập máy ảnh, bạn sẽ có được những bức hình như ý muốn, thậm chí với sự hiểu biết và sáng tạo của mình, bạn hoàn toàn có thể chụp những bức ảnh mới lạ, đặc biệt mang dấu ấn cá nhân.


Tham khảo thêm: Khẩu độ ống kính máy ảnh


Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000