Hãy học nhiếp ảnh bắt đầu từ học lấy nét

26/09/2017, 08:30 AM
Với những người mới chân ướt chân ráo vào nghề, việc trau dồi kiến thức nhiếp ảnh là một việc diễn ra liên tục và liên tục. Để bắt đầu với những kỹ thuật chụp phức tạp về sau, bạn cần học nhiếp ảnh bắt đầu từ học lấy nét.
 
Hãy học nhiếp ảnh bắt đầu từ học lấy nét
 
 
Một bức hình rỏ nét vào chủ thể sẽ khiến cho nó có cảm giác sống động và nổi bật hơn rất nhiều. Mắt nủa người xem thường tập trung vào những vùng rỏ nét đầu tiên và do đó, độ nét của bức hình được xem là một trong những yếu tố quan trọng được ưu tiên hàng đầu.

Tập lấy nét đúng vào chủ thể

Đầu tiên, để lấy nét chính xác điều bạn cần làm đó chính là cầm máy ảnh thật vững, tránh các hiện tượng rung lắc trong quá trình chụp để hình ảnh được rỏ nét nhất. Tiếp đến, khi sử dụng chế độ lấy nét tự động trên máy ảnh (autofocus – AF), một lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng chế độ lấy nét điểm (single point focus mode) thay vì lấy nét vùng (area focus). Mục đích để bạn tập lấy nét chính xác điểm vào chủ thể bạn muốn nét. Sau khi lấy bố cục, bạn chỉ cần bấm nửa cò để lấy nét rồi bấm nhẹ nút chụp.
 
Hãy học nhiếp ảnh bắt đầu từ học lấy nét
 
 
Trong một bức hình, sẽ có những vùng rỏ nét và vùng không rỏ nét và điều này bạn có thể chủ động điều khiển một cách dể dàng. Nói đơn giản là trong một khung hình, bạn có thể cho phép chủ thể nét hơn những vùng còn lại để tạo điểm nhấn cho bức hình,  hướng ánh nhìn của người xem vào đó. Do đó, việc cần phải làm là lấy nét chính xác vào chủ thể.

Sau khi đã lấy nét đúng vào chủ thể, những đối tượng khác nằm ngoài vùng nét cũng có thể kiểm soát được mờ ít hay mờ nhiều bằng cách thiết lập khẩu độ của ống kính (độ mở của ống kính cho ánh sáng đi vào).
 
Hãy học nhiếp ảnh bắt đầu từ học lấy nét
 
 
Kiểm soát vùng ảnh nét bằng cách hiểu và tuỳ chọn khẩu độ ống kính phù hợp

Khẩu độ được ký hiệu bằng chữ F. Chỉ số F càng lớn (ví dụ F/22) thì khẩu độ (độ mở ống kính) càng nhỏ, và ngược lại chỉ số F càng nhỏ (ví dụ F/2.8) thì khẩu độ càng lớn.

   -Khẩu độ càng lớn: độ sâu trường ảnh (DOF) càng mỏng, nông. Nghĩa là phía trước và phía sau của đối tượng nét mờ nhoè, tạo hiệu ứng Bokeh, làm cho đối tượng nét được nổi bật hơn trong vùng lấy nét.

   -Khẩu độ càng nhỏ: độ sâu trường ảnh (DOF) càng dày, sâu. Nghĩa là các vật thể trước và sau đối tượng mà bạn lấy nét cũng được nét (ít hoặc nhiều tuỳ khẩu độ), vì vậy khép khẩu nhỏ để nét sâu, dày phù hợp với chụp phong cảnh, toàn cảnh được rõ nét.
 
Hãy học nhiếp ảnh bắt đầu từ học lấy nét
 
 
Thiết lập khẩu độ trong trường hợp cụ thể sẽ như thế nào?

Tuỳ theo đối tượng khác nhau và ý muốn tạo ra sự khác biệt cho bức ảnh khác nhau thì đổi khẩu độ từ nhỏ sáng lớn. Chẳng hạn bạn chụp chân dung thì sử dụng khẩu lớn (chỉ số F nhỏ) để làm mờ hậu cảnh, làm nổi bật chân dung, nhấn mạnh đối tượng được chụp hơn. Ngược lại khi chụp phong cảnh, sử dụng khẩu nhỏ (chỉ số f lớn) để toàn cảnh được rõ nét.

Nguyên nhân ảnh không nét

  -Máy ảnh bị rung lắc: Nếu tay cầm máy rung lắc hay bạn vừa di chuyển vừa chụp thì bức ảnh dễ có nguy cơ bị mờ nhoè. Nếu đứng im chụp trong ánh sáng ban ngày, mà ảnh mờ thì rất có thể do bạn bấm nút chụp quá mạnh làm máy ảnh rung. Chụp quán nước ban ngày, tốc độ màn trập 1/125giây, nhưng bấm nút chụp mạnh tay, máy bị nhún xuống, ảnh mờ nhoè không nét.
 
Hãy học nhiếp ảnh bắt đầu từ học lấy nét
 
 
  -Đối tượng di chuyển thì dù máy giữ cố định thì ảnh cũng có thể bị mờ nhoè. Lý do của các trường hợp này là do “tốc độ màn trập” (shutter speed) của máy không được thiết lập đủ nhanh để “bắt dính” (đóng băng) chuyển động. Tay em bé chuyển động, tốc độ màn trập chậm 1/34giây bị mờ nhoè không bắt dính nét tay em bé.

  -Không nét do lấy nét sai: Thay vì lấy nét trúng vào chủ thể mà mình muốn lấy nét thì lại lấy nét vào chỗ khác. Nhiều người giơ máy lên là bấm nút chụp dù không có lý do vội vàng, không quan tâm đến phương thức lấy nét, cái cần nét thì không, cái không cần thì nét là chuyện bình thường.
 
Hãy học nhiếp ảnh bắt đầu từ học lấy nét
 
 
Cách khắc phục

  -Dù đứng yên hay di chuyển, bạn cố gắng cầm máy đúng tư thế, tay và cơ thể cố định nhất có thể để chụp bức ảnh rõ ràng và sắc nét nhất. Khuỷu tay dựa vào thân người cũng là cách để giữ máy ảnh ít rung lắc nếu không dùng chân máy.

  -Nếu chụp đối tượng đang di chuyển, hoặc chính mình đang di chuyển, phải chọn “tốc độ màn trập” đủ nhanh để bắt dính nét đối tượng cần chụp.

  -Bật chế độ chống rung nếu máy ảnh hoặc ống kính có tích hợp chế độ này.

>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.

 

LưuLưu

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000