Những kỹ thuật nên biết với ống kính một tiêu cự

22/03/2016, 09:42 AM
Ngoài máy ảnh ra thì ống kính là một phần rất quan trọng. Nó không phải là một phụ kiện mà là một thiết bị riêng biệt có tầm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thu được. Phần nhiều các ống kính cho khoảng tiêu cự xác định để tùy biến trong từng trường hợp. Nhưng với loại ống kính một tiêu cự thì kỹ thuật sử dụng hoàn toàn khác.
Những kỹ thuật nên biết với ống kính một tiêu cự

>>>Khám phá thế giới nhiếp ảnh tại Binh Minh Digital

Bất cứ một hãng máy ảnh nào cũng sản xuất ra những ống kính riêng để tương thích với máy ảnh của mình. Ngoài ra, cũng có những hãng chỉ chuyên sản xuất ống kính cho khả năng sử dụng đồng bộ với bất cứ chiếc máy ảnh nào.

Có hai loại ống kính một tiêu cự chính là ống 35mm f/2 và ống 50mm f/1.8. Cả hai loại đều có một đặc điểm chung là có góc chụp khá rộng. Vì thế, khả năng thu sáng trong môi trường thiếu sáng khá tốt. Đồng thời, chúng rất thích hợp để chụp chân dung xóa phông bởi độ sâu trường ảnh (DOF) mỏng.
Những kỹ thuật nên biết với ống kính một tiêu cự
Đầu tiên là nói về tốc độ màn trập. Thông thường, ta để tốc độ màn trập nhanh là để bắt được nét và thu hình chính xác, ảnh không bị nhòe bởi thời gian phơi sáng lâu, nhất là với sự chuyển động của đối tượng hay máy bị rung trong quá trình bấm máy. Tuy nhiên, nếu sử dụng ống kính khẩu độ nhỏ, tiêu cự dài thì thành ra phải tăng tốc độ lên để thời gian phơi sáng đủ lấy ánh sáng vào cảm biến  trong điều kiện nguồn sáng không quá dồi dào. Với ống kính một tiêu cự, do khẩu độ to nên ta không cần để tốc độ chậm. Bạn có thể vô tư đẩy tốc độ lên mức cao nhất có thể nhằm bắt nét chính xác và nhanh hơn. Bạn có thể để tốc độ cửa trập khoảng 1/30 mà không sợ bị thiếu sáng trong khi ảnh của bạn lại rất sắc nét.

Thứ hai là vấn đề xóa phông, tất cả những bức ảnh đừng nói là chân dung mà kể cả là muốn nhấn mạnh một đối tượng nào đó thì vấn đề là phải để đối tượng chính rõ nét, trong khi hậu cảnh và có khi cả tiền cảnh phải bị làm mờ. Chỉ có cách là điều chỉnh độ sâu trường ảnh (DOF). Như đã biết, độ sâu trường ảnh hay còn gọi vung ảnh nét, là vùng mà tại đó, các đối tượng, chi tiết hiện lên rõ nét nhất có thể trên bức ảnh. DOF lại bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tiêu cự và khẩu độ. Nếu khép khẩu nhỏ, tiêu cự dài sẽ cho ra DOF khá rộng và sâu. Vì thế, trong trường hợp này, các ống một tiêu cự nhỏ xác định với khẩu độ lớn có thể cho khả năng xóa phông tốt hơn, DOF mỏng là một lợi thế khi chụp chân dung xóa phông. Bạn chỉ cần chụp thử một hai tấm và xác định được DOF một cách chính xác. Thêm một điều nữa với khả năng xóa phông là nó có thể tạo hiêu ứng bokeh rất đẹp và dễ dàng. Bạn có thể đọc bài viết “Kỹ thuật cho ảnh Bokeh đẹp hơn”để biết rõ hơn.
 
Những kỹ thuật nên biết với ống kính một tiêu cự

Thứ ba, nếu muốn chụp ban đêm, hãy tăng mức ISO trong khoảng cho phép tương ứng với địa điểm muốn chụp. Nếu vẫn để nguyên mức khẩu lớn, bạn có thể để tốc độ màn trập mức 1/30 như đã khuyến nghị ở trên và từ từ tăng mức ISO cho các cảnh thiếu sáng. Không nên để chế độ tự dộng đo sáng mà nên chỉnh tay sẽ dễ dàng biết được mức ISO chính xác nhất mình cần. Nếu ISO cao có thể dẫn tới nhiễu hạt, bạn có thể giảm khẩu xuống một chút mà vẫn giữ nguyên tốc độ hoặc giảm tốc độ tùy ý để có chất lượng ảnh đủ sáng mà vẫn giữ được độ nét. Hãy tận dụng tối đa góc chụp và nguồn sáng nhân tạo trong những trường hợp như thế.



 

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000