- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Cấu tạo và nguyên lí chuyển đổi tín hiệu của cảm biến máy ảnh
25/01/2016, 10:10 AM
Có nhiều bài viết về cảm biến máy ảnh nhưng các thông tin lại manh mún, rời rạc và đa số tập trung vào phân loại cảm biến cũng như kích cỡ. Dưới đây, Binhminhdigital Đà Nẵng sẽ mô tả một cách chi tiết và đầy đủ nhất về cấu tạo và nguyên lí chuyển đổi tín hiệu của cảm biến máy ảnh. Hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu sâu hơn về thiết bị đặc biệt quan trọng này.
Cảm biến và công dụng
Cảm biến máy ảnh là một thuật ngữ chuyên ngành mô tả một thiết bị phần cứng quan trọng của máy ảnh. Đây được xem là trái tim của máy ảnh có chức năng chuyển đổi tín hiệu quang học thành tín hiệu điện. Mặc khác, nó đóng vai trò theo chốt trong việc ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố như độ phân giải, kích cỡ ảnh, độ sâu trường ảnh ISO…và cả kích cỡ máy ảnh.
Cấu tạo cảm biến máy ảnh
Cảm biến máy ảnh được mô phỏng như mắt người nhưng cấu tạo không tinh vi và phức tạp như vậy. Các nhà sản xuất vận dụng công nghệ microchip hay công nghệ vi mạch trên nền đơn tinh thể silicon để chế tạo ra thiết bị này. Có hai yếu tố chủ chốt cấu thành nên một cảm biến gồm: bộ lọc màu chuyển đổi tín hiệu và tấm nền cảm quang.
Bộ lọc màu chuyển đổi tín hiệu được đặt phía trên, có số lượng tương ứng với số điểm ảnh trên tấm nền cảm quang. Như tên gọi, bộ phận này có chức năng lọc màu cho tấm nền cảm quang phía dưới. Nếu không có nó, những hình ảnh sau khi được chuyển đổi chỉ là những màu xám xịt.
Tấm nền cảm quang được cấu thành từ vô số các photosite, tương tự như các “hộc” giữ các phân tử màu. Kết hợp với các hộc này còn có những vi thấu kính tạo thành hình phễu, giúp tăng khả năng thu nhận số lượng phân tử màu, tránh lãng phí ánh sáng.
Hỗ trợ những yếu tố trên là hệ thống các thuật toán, các bo mạch và vi xử lí hình ảnh với cùng mục đích phân tích và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh hiển thị lên màn hình máy ảnh.
Nguyên lí hoạt động
Khi ánh sáng đi qua các lớp thấu kính của ống kính vào, nó sẽ tiếp xúc với bộ lọc màu đầu tiên. Mỗi màng lọc chỉ “nhận” một ánh sáng có một màu nhất định (thông thường được thiết kế chỉ chọn 1 trong 3 màu: đỏ, lục, lam). Hệ thống màng lọc màu này được gọi tên thông dụng là "lưới Bayer".
Các phân tử ảnh sáng sau đó sẽ được chuyển xuống những photosite tương ứng. Khi có tín hiệu, các “hộp” này sẽ đóng lại, giữ chân các phân tử màu bên trong nó. Sau đó, các ô cùng màu gần nhau nhất sẽ kết hợp với nhau. Nhưng thay vì kết hợp theo chiều ngang sẽ giảm sự tương phản và độ mịn, máy sẽ hướng dẫn các ô màu này kết hợp theo kiểu xếp chồng lên nhau.
Từ đó, bộ vi xử lí hình ảnh cùng hệ thống bo mạch và các thuật toán sẽ hỗ trợ với nhau tổng hợp rồi phân tích dữ liệu, cuối cũng sẽ cho ra hình ảnh với độ sâu màu cao, chi tiết rõ ràng và chân thực nhất.
Đó là nhiệm vụ của cảm biến trong quá trình thu thập, phân tích, chuyển đổi và xuất dữ liệu. Chúng ta có thể hình dung một hình ảnh thực tế được “đúc” thành hình ảnh hiển thị trên màn hình diễn ra như thế nào. Những bài sau, Binhminhdigital sẽ tiếp tục đi sâu phân tích những chi tiết, thông số quan trọng khác trên máy ảnh, mời các bạn đón đọc.
Tin mới: Pentax Fullframe chính thức xuất hiện vào ngày 18/2/2016
Cảm biến và công dụng
Cảm biến máy ảnh là một thuật ngữ chuyên ngành mô tả một thiết bị phần cứng quan trọng của máy ảnh. Đây được xem là trái tim của máy ảnh có chức năng chuyển đổi tín hiệu quang học thành tín hiệu điện. Mặc khác, nó đóng vai trò theo chốt trong việc ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố như độ phân giải, kích cỡ ảnh, độ sâu trường ảnh ISO…và cả kích cỡ máy ảnh.
Cấu tạo cảm biến máy ảnh
Cảm biến máy ảnh được mô phỏng như mắt người nhưng cấu tạo không tinh vi và phức tạp như vậy. Các nhà sản xuất vận dụng công nghệ microchip hay công nghệ vi mạch trên nền đơn tinh thể silicon để chế tạo ra thiết bị này. Có hai yếu tố chủ chốt cấu thành nên một cảm biến gồm: bộ lọc màu chuyển đổi tín hiệu và tấm nền cảm quang.
Bộ lọc màu chuyển đổi tín hiệu được đặt phía trên, có số lượng tương ứng với số điểm ảnh trên tấm nền cảm quang. Như tên gọi, bộ phận này có chức năng lọc màu cho tấm nền cảm quang phía dưới. Nếu không có nó, những hình ảnh sau khi được chuyển đổi chỉ là những màu xám xịt.
Tấm nền cảm quang được cấu thành từ vô số các photosite, tương tự như các “hộc” giữ các phân tử màu. Kết hợp với các hộc này còn có những vi thấu kính tạo thành hình phễu, giúp tăng khả năng thu nhận số lượng phân tử màu, tránh lãng phí ánh sáng.
Hỗ trợ những yếu tố trên là hệ thống các thuật toán, các bo mạch và vi xử lí hình ảnh với cùng mục đích phân tích và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh hiển thị lên màn hình máy ảnh.
Nguyên lí hoạt động
Khi ánh sáng đi qua các lớp thấu kính của ống kính vào, nó sẽ tiếp xúc với bộ lọc màu đầu tiên. Mỗi màng lọc chỉ “nhận” một ánh sáng có một màu nhất định (thông thường được thiết kế chỉ chọn 1 trong 3 màu: đỏ, lục, lam). Hệ thống màng lọc màu này được gọi tên thông dụng là "lưới Bayer".
Các phân tử ảnh sáng sau đó sẽ được chuyển xuống những photosite tương ứng. Khi có tín hiệu, các “hộp” này sẽ đóng lại, giữ chân các phân tử màu bên trong nó. Sau đó, các ô cùng màu gần nhau nhất sẽ kết hợp với nhau. Nhưng thay vì kết hợp theo chiều ngang sẽ giảm sự tương phản và độ mịn, máy sẽ hướng dẫn các ô màu này kết hợp theo kiểu xếp chồng lên nhau.
Từ đó, bộ vi xử lí hình ảnh cùng hệ thống bo mạch và các thuật toán sẽ hỗ trợ với nhau tổng hợp rồi phân tích dữ liệu, cuối cũng sẽ cho ra hình ảnh với độ sâu màu cao, chi tiết rõ ràng và chân thực nhất.
Đó là nhiệm vụ của cảm biến trong quá trình thu thập, phân tích, chuyển đổi và xuất dữ liệu. Chúng ta có thể hình dung một hình ảnh thực tế được “đúc” thành hình ảnh hiển thị trên màn hình diễn ra như thế nào. Những bài sau, Binhminhdigital sẽ tiếp tục đi sâu phân tích những chi tiết, thông số quan trọng khác trên máy ảnh, mời các bạn đón đọc.
Tin mới: Pentax Fullframe chính thức xuất hiện vào ngày 18/2/2016
Tin tức liên quan
Hiểu sâu về ảnh Macro(5/04/2016) |
Ảnh hưởng của ISO trong các tình huống(14/07/2017) |
Tiêu cự ống kính và những điều cần biết(19/02/2016) |
"Stop" trong nhiếp ảnh là gì?(22/07/2017) |
Những bức ảnh siêu thực nổi tiếng thế giới(14/10/2017) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
info@binhminhdigital.com
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội,
Việt Nam,
115000