- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Kĩ thuật đo sáng của máy ảnh
27/02/2016, 09:10 AM
Hôm qua, chúng ta đã được làm quen với khái niệm phơi sáng trên máy ảnh và có nhắc đến thuật ngữ đo sáng. Hôm nay, Binhminhdigital Ninh Thuận sẽ tiếp tục làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Ở bài trước chúng ta đã biết độ phơi sáng của một bức ảnh được quyết định bởi 3 yếu tố: độ mở khẩu độ, tốc độ màn trập và giá trị ISO. Đo sáng của máy ảnh là việc xác định tốc độ của màn trập, độ mở khẩu độ và mức ISO để cho ra một bức ảnh đúng sáng nhất. Việc đo sáng thể hoàn toàn là máy ảnh tự làm hoặc có sự can thiệp của người chụp. Đo sáng trên máy ảnh được chia làm 4 loại cơ bản sau đây:
1. Đo sáng toàn bộ khung hình (đo sáng ma trận, toàn cục) (Multi-zone/Matrix / Evaluative Metering)
Để điều hòa được các vùng tối sáng trong một phạm vi rộng nên kĩ thuật được sử dụng ở đây thuộc loại tinh vi nhất trong 4 loại. Tại chế độ đo sáng này, máy ảnh sẽ chia khung hình thành những vùng nhỏ. Tại mỗi vùng nhỏ, máy ảnh sẽ xem xét và phân tích độ sáng tối của nó. Khi đã có được thông số sáng tối của tất cả các vùng trên toàn bộ khung hình, máy sẽ tổng hợp tất cả dữ liệu rồi chia tỉ lệ và lấy giá trị trung bình. Sau đó, máy sẽ điều chỉnh giá trị ISO, tốc độ màn trập và độ mở khẩu độ tương ứng để xác định mức phơi sáng phù hợp nhất với thông số ánh sáng đo được này. Những nhân tố chính ảnh hưởng tới cách đo sáng này là vật thể, khoảng cách, màu sắc, điểm nét. Tuy dựa trên mức trung bình chung nhưng máy ảnh vẫn ưu tiên những vùng được lấy nét hơn vì nó quan trọng hơn những vùng còn lại.
Kĩ thuật đo sáng này được nhiếp ảnh gia lựa chọn khi muốn bức hình của mình sáng đều. Tuy nhiên, cách đo sáng này chỉ phát huy tính chính xác khi chụp trong điều kiện ánh sáng đều đặn. Khi gặp môi trường có ánh sáng phức tạp như nắng chói chang thì nó thể hiện rõ việc kém hiệu quả trong việc phân định màu sắc.
Đo sáng toàn bộ khung hình rất thích hợp khi chụp chân dung, chụp phong cảnh và không dùng cho chụp ngược sáng.
2. Đo sáng trung tâm (Center-weighted Metering)
Vùng trung tâm bức ảnh sẽ được ưu tiên nhất khi bạn sử dụng chế độ đo sáng này. Chế độ đo sáng này chỉ đo sáng trong khu vực 60-80% diện tích trung tâm bức ảnh. Đo sáng trung tâm thường khá “thờ ơ” với những vùng rìa khung hình và bao gồm cả những điểm lấy nét. Đối với nó, điểm giữa trung tâm bức hình là đói tượng quan tâm chính. Máy sẽ đo sáng trong phạm vi diện tích như trên và đưa ra một giá trị chung nhất. Cũng theo nguyên tắc hoạt động như đo sáng toàn bộ khung hình, sau khi có số đo chính xác, máy ảnh sẽ lựa chọn một giá trị phơi sáng phù hợp và ưu tiên phơi sáng nhất trong khoảng 30% xung quanh tâm.
Kỹ thuật này hỗ trợ tốt nhất khi nhiếp ảnh gia muốn thu hút ánh nhìn của người xem vào chủ thể tại trung tâm khung hình. Chế độ này thường được sử dụng để chụp ảnh chân dung hay nhóm người, cảnh vật khi các chủ thể có ánh sáng đồng đều với những vùng xung quanh.
Xem thêm: Phơi sáng trên máy ảnh và các yếu tố liên quan
3. Đo sáng điểm (Spot Metering)
Hầu như bỏ qua tất cả, chế độ đo sáng này chỉ tập trung vào những điểm được lấy nét và một diện tích nhỏ 3.5% - 3,8% xung quanh điểm đó. Có nghĩa là khi bạn lấy nét tại đâu, dù ở rìa cạnh hay góc của khung hình, thì máy sẽ đo sáng tại đó và cho ra giá trị phơi sáng phù hợp với nó.
Ở bài trước chúng ta đã biết độ phơi sáng của một bức ảnh được quyết định bởi 3 yếu tố: độ mở khẩu độ, tốc độ màn trập và giá trị ISO. Đo sáng của máy ảnh là việc xác định tốc độ của màn trập, độ mở khẩu độ và mức ISO để cho ra một bức ảnh đúng sáng nhất. Việc đo sáng thể hoàn toàn là máy ảnh tự làm hoặc có sự can thiệp của người chụp. Đo sáng trên máy ảnh được chia làm 4 loại cơ bản sau đây:
1. Đo sáng toàn bộ khung hình (đo sáng ma trận, toàn cục) (Multi-zone/Matrix / Evaluative Metering)
Để điều hòa được các vùng tối sáng trong một phạm vi rộng nên kĩ thuật được sử dụng ở đây thuộc loại tinh vi nhất trong 4 loại. Tại chế độ đo sáng này, máy ảnh sẽ chia khung hình thành những vùng nhỏ. Tại mỗi vùng nhỏ, máy ảnh sẽ xem xét và phân tích độ sáng tối của nó. Khi đã có được thông số sáng tối của tất cả các vùng trên toàn bộ khung hình, máy sẽ tổng hợp tất cả dữ liệu rồi chia tỉ lệ và lấy giá trị trung bình. Sau đó, máy sẽ điều chỉnh giá trị ISO, tốc độ màn trập và độ mở khẩu độ tương ứng để xác định mức phơi sáng phù hợp nhất với thông số ánh sáng đo được này. Những nhân tố chính ảnh hưởng tới cách đo sáng này là vật thể, khoảng cách, màu sắc, điểm nét. Tuy dựa trên mức trung bình chung nhưng máy ảnh vẫn ưu tiên những vùng được lấy nét hơn vì nó quan trọng hơn những vùng còn lại.
Kĩ thuật đo sáng này được nhiếp ảnh gia lựa chọn khi muốn bức hình của mình sáng đều. Tuy nhiên, cách đo sáng này chỉ phát huy tính chính xác khi chụp trong điều kiện ánh sáng đều đặn. Khi gặp môi trường có ánh sáng phức tạp như nắng chói chang thì nó thể hiện rõ việc kém hiệu quả trong việc phân định màu sắc.
Đo sáng toàn bộ khung hình rất thích hợp khi chụp chân dung, chụp phong cảnh và không dùng cho chụp ngược sáng.
2. Đo sáng trung tâm (Center-weighted Metering)
Vùng trung tâm bức ảnh sẽ được ưu tiên nhất khi bạn sử dụng chế độ đo sáng này. Chế độ đo sáng này chỉ đo sáng trong khu vực 60-80% diện tích trung tâm bức ảnh. Đo sáng trung tâm thường khá “thờ ơ” với những vùng rìa khung hình và bao gồm cả những điểm lấy nét. Đối với nó, điểm giữa trung tâm bức hình là đói tượng quan tâm chính. Máy sẽ đo sáng trong phạm vi diện tích như trên và đưa ra một giá trị chung nhất. Cũng theo nguyên tắc hoạt động như đo sáng toàn bộ khung hình, sau khi có số đo chính xác, máy ảnh sẽ lựa chọn một giá trị phơi sáng phù hợp và ưu tiên phơi sáng nhất trong khoảng 30% xung quanh tâm.
Kỹ thuật này hỗ trợ tốt nhất khi nhiếp ảnh gia muốn thu hút ánh nhìn của người xem vào chủ thể tại trung tâm khung hình. Chế độ này thường được sử dụng để chụp ảnh chân dung hay nhóm người, cảnh vật khi các chủ thể có ánh sáng đồng đều với những vùng xung quanh.
Xem thêm: Phơi sáng trên máy ảnh và các yếu tố liên quan
3. Đo sáng điểm (Spot Metering)
Hầu như bỏ qua tất cả, chế độ đo sáng này chỉ tập trung vào những điểm được lấy nét và một diện tích nhỏ 3.5% - 3,8% xung quanh điểm đó. Có nghĩa là khi bạn lấy nét tại đâu, dù ở rìa cạnh hay góc của khung hình, thì máy sẽ đo sáng tại đó và cho ra giá trị phơi sáng phù hợp với nó.
Đo sáng điểm là kĩ thuật đo sáng phức tạp nhất nên yêu cầu người chụp tỉ mỉ xác định vị trí vùng chọn nếu không sẽ dẫn đến việc đo sáng sai. Sử dụng chế độ này, bắt buộc bạn phải khóa nét đối tượng. Các trường hợp chụp ngược sáng hoặc nhấn vào những điểm nhỏ, ở xa hay dùng chế độ đo sáng này.
4. Đo sáng vùng quanh điểm lấy nét (Partial)
Khá giống như đo sáng trung tâm nhưng thay vì chủ thể được ưu tiên chính là trung tâm khuôn hình, chủ thể chính ở chế độ này là những điểm lấy nét. Khi chọn những điểm lấy nét, máy sẽ nhận biết và tiến hành đo sáng trong toàn bộ khu vực có diện tích 10-15% xung quanh điểm nét và lấy giá trị trung bình rồi tương tự, chọn mức phơi sáng chuẩn nhất.
Chế độ đo sáng này dễ dàng hơn đo sáng điểm và được ưu tiên sử dụng khi chụp ngược sáng.
Thực tế, áng sáng phản xạ từ hầu hết chủ thể đến ống kính máy ảnh phụ thuộc vào hai yếu tố: nguồn sáng và tính chất phản xạ ánh sáng của chủ thể. Tính chất phản xạ của mỗi vật là cố định, được phân chia thành 10 nhóm khác nhau, đi từ màu sẫm nhất đến màu sáng nhất và được thể hiện rõ ràng trong bảng phân chia Zone system của Ansel Adam.
Theo đó, mức phản xạ zone 5 với khả năng phản xạ 18% lượng ánh sáng chiếu tới được chọn làm mức chuẩn cho hệ thống đo sáng tự động trong máy ảnh. Nếu chỉ áp dụng trong tính chất phản xạ của từng vật thì chế độ đo sáng này đúng. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, ánh sáng từ vật đến máy ảnh còn phụ thuộc vào nguồn sáng. Mỗi một điều kiện khác nhau, chủ thể sẽ nhận một lượng ánh sáng khác nhau nên chế độ đo sáng tự động được mặc định và cài đặt trên máy ảnh sẽ đo không chính xác và cho ra bức ảnh hoặc tối quá hoặc sáng quá.
Hiểu được điều đó, các nhà sản xuất đã cài đặt vào trong mỗi máy ảnh chức năng bù sáng với cơ chế cộng, trừ EV để người chụp, với sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình, có thể can thiệp được vào quá trình này, tạo ra những bức hình có ánh sáng gần đúng với thực tế nhất. Chúng ta sẽ khám phá chức năng này trong những bài viết tiếp theo.
Tin tức liên quan
Tìm hiểu về hệ thống thấu kính của máy ảnh(8/03/2016) |
Tìm hiểu về tam giác phơi sáng(12/11/2016) |
Kính lọc trên máy ảnh(11/03/2016) |
Phá cách với các bố cục nhiếp ảnh độc đáo(11/04/2017) |
Hiệu ứng STF có ảnh hưởng gì đến chất lượng hình ảnh?(8/11/2017) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000