- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Nguyên nhân khiến ảnh không nét và cách khắc phục
Một bức ảnh sắc nét mới là một bức ảnh đẹp. Nhưng vì lý do nào đó bạn chụp ảnh bị mờ, nhòe, không nét. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn nguyên nhân khiến ảnh không nét và cách khắc phục. Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé!
Tốc độ màn trập của bạn quá chậm
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến ảnh chụp của bạn bị nhòe là do tốc độ màn trập quá chậm. Bí quyết để khắc phục tình trạng này, bạn phải thiết lập tốc độ màn trập thấp nhất phải bằng 1 chia cho độ dài tiêu cự ống kính để bù đắp cho việc rung máy khi cầm tay. Để chắn chắn hơn, bạn hãy nhân đôi tiêu cự lên.
Ví dụ như nếu bạn chụp ảnh với ống kính có tiêu cự 60mm, hãy đảm bảo rằng tốc độ màn trập của bạn sẽ không chậm hơn 1/60 giây (nhân đôi con số tiêu cự lên thì bạn sẽ có 1/120 giây) hoặc nhanh hơn con số đó. Nếu bạn chụp với ống kính có tiêu cự 85mm, hãy đảm bảo con số 1/90 giây (hay 1/180 giây nếu nhân đôi) hoặc nhanh hơn.
Máy ảnh rung
Đây là lý do rất phổ biển ảnh không nét, nếu bạn không thể sử dụng tốc độ màn trập đủ nhanh để đóng băng các chuyển động của máy ảnh hoặc máy ảnh rung, và không thể hoặc không muốn đẩy độ nhạy iso, thì bạn cần đặt máy ảnh vào một số hình thức hỗ trợ.
Một chân máy ảnh có thể cực kỳ hữu ích khi bạn đang sử dụng một ống kính telephoto dài và nặng, và sẽ giảm được trọng lượng xuống khỏi cánh tay và giảm rung chuyển khi chụp và sẽ trở nên rõ ràng ngay khi bạn nhìn qua kính ngắm.
Khi không có chân máy, máy ảnh sẽ nhẹ và dễ di chuyển cho phép tự do di chuyển ống kính xung quanh và theo dõi một vật di chuyển. Tuy nhiên, khi bạn cần độ ổn định tối đa, chân máy là sự lựa chọn cần thiết. Nếu bạn không cần chiều cao đầy đủ của chân máy bạn có thể mở rộng phần chân dày hơn và không kéo ra khỏi cột trung tâm để đạt được kết quả tốt nhất.
Rung do chạm vào máy
Chỉ cần đụng vào một máy ảnh gắn trên một chân máy có thể đủ để làm nó lung lay một chút và điều này có thể làm cho hình ảnh không nét. May mắn thay, nó tương đối dễ dàng để giải quyết vấn đề với một thiết bị điều khiển từ xa.
Các thiết bị điều khiển từ xa có hai dạng, có dây và không dây. Theo quy tắc chung, Remote không dây tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn các kết nối có dây.
Một remote có dây phải được kết nối với máy ảnh và bất kỳ chuyển động của cáp, có thể kết quả của nó sẽ bị thổi vào gió hoặc khi bạn di chuyển, có thể sẽ ảnh hưởng đến máy ảnh và làm hình ảnh không nét, vì vậy hãy cẩn thận cách bạn xử lý nó.
Một nhược điểm với các remote không dây từ xa là chúng thường làm việc thông qua ánh sáng hồng ngoại và điều này có thể làm cho chúng bị ảnh hưởng khi sử dụng trong ánh sáng mặt trời quá gắt. Và nó cũng thường cần kích hoạt để nằm trong bán kính tối đa của máy thu / máy ảnh.
Remote từ xa đặc biệt hữu ích khi bạn muốn chụp phơi sáng bởi vì chúng tránh bạn phải nhấn nút chụp của máy ảnh trong suốt thời gian phơi ảnh.
Vật thể đang chuyển động
Đối với một đối tượng đang chuyển động thì cho dù bạn đang sử dụng chân máy thì hình ảnh sau khi chụp chắc chắn vẫn bị mờ. Trong trường hợp này, muốn chụp rõ nét, bạn vần phải cài đặt tốc độ chụp ảnh đủ nhanh để chống lại chuyển động.
Vậy tốc độ bao nhiêu là phù hợp? Nếu là đối với người đang đi bộ bình thường thì tốc độ 1/60s hoặc 1/125s là ổn. Tuy nhiên, đối với những vật thể đang chuyển động nhanh hơn như xe chạy, hoặc chụp ảnh các môn thể thao như bóng đá, bơi lội thì tốc độ rơi vào khoảng từ 1/500s trở lên mới có thể bắt được nhịp chuyển động.
Khi bạn thiết lập tốc độ chụp nhanh đồng nghĩa với việc tăng ISO hoặc tăng khẩu độ của ống kính để cho nhiều ánh sáng vào máy hơn. Tuy việc tăng ISO cao là việc nên tránh khi chụp ảnh tĩnh như phong cảnh, chân dung nhưng đối với chụp ảnh thể thao thì nếu muốn có một bức hình đẹp và sắc nét thì đây là điều vô cùng cần thiết. Có thể việc tăng ISO lên cao sẽ khiến ảnh bị nhiễu nhưng dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với bức hình bị mờ.
AF tập trung vào sai chủ thể
Sự ra đời của hệ thống lấy nét tự động (AF) được xem là một bước tiến vượt bậc trong ngành nhiếp ảnh và trở thành một tính năng không thể thiếu đối với bất kỳ máy ảnh nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó không thực sự hoàn hảo. Khi không đủ ánh sáng, không đủ độ tương phản, tính năng AF sẽ gặp khó khăn trong việc xác định vùng lấy nét hoặc không xác định được điểm nét trong vùng chụp. Tương tự, đối với chụp ảnh phong cảnh, macro, chụp HDR, chụp ảnh chuyển động nhanh, việc sử dụng AF có thể sẽ lấy nét sai chủ thể, làm cho hình chụp thiếu sắc nét. Chính vì vậy, đối với những trường hợp trên, bạn nên chuyển về chế độ chỉnh nét bằng tay để có được tấm hình chụp chất lượng nhất.
Những chia sẻ nhỏ trên đây hy vọng giúp ích được cho sự nghiệp chụp choẹt của bạn. Xem xem mình đang mắc những lỗi nào và khắc phục ngay để có được những tấm ảnh đẹp nhất cho mình nhé.
>> Liên hệ Binhminhdigital để được tư vấn và nhận những ưu đãi mới nhất khi mua trả góp máy ảnh và các phụ kiện máy ảnh - máy quay khác.
Nếu chơi ảnh bằng điện thoại thì hãy nhớ những kiểu bố cục này(16/03/2016) |
Kỹ thuật cho ảnh bokeh đẹp hơn(9/02/2016) |
Thủ thuật để chụp pháo hoa ấn tượng(3/03/2017) |
Ảnh đen trắng và những giá trị không thể lãng quên(30/05/2019) |
Tối ưu khi phơi sáng ban ngày(7/03/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D