- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Một số vấn đề cần lưu ý khi chọn mua ống kính tele
Với các nhiếp ảnh gia có nhiều kinh nghiệm thì việc chọn lựa ống kính tele phù hợp với nhu cầu là điều khá dễ dàng. Nhưng đối với người mới vào nghề thì đa số còn lúng túng trong việc chọn lựa ống kính tele vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã cũng như giá cả khác nhau. Sau đây, mình xin chia sẻ một số vấn đề cần lưu ý khi chọn mua ống kính tele cũng như giới thiệu một số ống kính tele cho người mới vào nghề tham khảo.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về ống kính tele
Nếu bạn đang muốn mua ống kính tele cho chiếc máy ảnh của mình thì hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Phải hiểu rõ các thuật ngữ cũng như thông số của nhà sản xuất như: tiêu cự (focal length), khẩu độ (Aperture), ổn định hình ảnh (Image Stabilization), định dạng (format).
- Tham khảo ống tele của các thương hiệu lớn như: Canon, Nikon, Sony, Pentax, Tamron.
- Trong quá trình lựa chọn phải xem giá thành của ống kính cũng như có phù hợp với máy ảnh mình đang xài hay không.
- Kiểm tra độ mở của ống kính vì nếu ống kính có độ mở lớn thì có thể giúp bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng mà không cần dùng Flash, đồng thời có thể giúp nổi bật đối tượng chụp so với phông nền.
- Nên lựa chọn các ống kính có hỗ trợ chống rung và hiện nay đa số các mẫu mã trên thị trường hiện nay các nhà sản xuất đều hỗ trợ tính năng chống rung với nhiều phương thức khác nhau.
- Xem ống kính thuộc loại ống Zoom hay ống Fix. Đa số các sản phẩm hiện nay thường là ống Zoom có thể tùy biến tiêu cự chứ không cố định như ống Fix nhưng ống Fix rất hữu hiệu khi chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng và nó vô cùng gọn nhẹ.
- Nên ưu tiên chọn lựa các ống kính có khả năng chống được bụi và nước để có thể giúp bảo quản ống kính tốt nhất trong trường hợp di chuyển xa.
- Sau đó xem ống kính tele này lấy nét tay hay lấy nét tự động. Tuy ngày nay đa số đều là đi kèm hai chế độ lấy nét tự động và lấy nét tay nhưng có một vài nhà sản xuất vẫn cho ra đời ống kính chỉ lấy nét tay.
Một số đề xuất ống kính tele đáng mua nhất hiện nay
Nikon AF-S NIKKOR 70-200mm f/2.8E FL ED VR
Sở hữu phạm vi zoom lớn, ống kính Nikon AF-S NIKKOR 70-200mm f/2.8E FL ED VR có hệ thống lấy nét AF-S như mọi ống kính đời cao của Nikon. Nhờ vậy người dùng sẽ không lo việc bỏ lỡ khoảnh khắc trôi qua mà chiếc ống kính vẫn chưa lấy nét xong.
Tiêu cự cùng khẩu độ lớn cũng giúp chiếc ống kính Nikon này cho ra những bức ảnh để đời. Các thấu kính bên trong được phủ lớp nano độc quyền, giúp chiếc ống kính tele Nikon có độ sắc nét tuyệt đối.
>> Đặt mua: tại đây
Canon EF 100-400mm F4.5-5.6L IS II USM
Canon EF 100-400mm F4.5-5.6L IS II USM mang lại hiệu suất tiên tiến trong một kết cấu nhỏ gọn, là sự lựa chọn tuyệt vời cho nhiếp ảnh thể thao và động vật hoang dã. Ống kính Canon được trang bị một thấu kính flourite và một thấu kính super UD giúp cung cấp độ tương phản và độ phân giải ấn tượng đồng thời giảm quang sai màu trên toàn bộ dải zoom. Lớp phủ thấu kính mới Air Sphere Coating của Canon (ASC) giúp làm giảm đáng kể hiện tượng lóa sáng và bóng mờ, trong khi lớp phủ flo giúp giảm bớt vết bẩn và lưu dấu vân tay.
Ống kính có 9 lá khẩu dạng tròn tạo nên những bức ảnh với hậu cảnh mềm mại và 3 chế độ chụp (tiêu chuẩn, panning, phơi sáng). Hệ thống ổn định quang học Optical Image Stabilizer 4 mức tùy chỉnh. Hệ thống AF inner focus mới đảm bảo tốc độ lấy nét nhanh và chính xác ở khoảng cách xuống tới 3.2 ft. với độ phóng đại tối đa 0.31x. Trải nghiệm sử dụng được nâng cao với vòng zoom dạng xoay với khả năng điều chỉnh mô-men xoắn chính xác hơn, hiệu suất zoom tùy biến, vòng gắn chân máy được thiết kế lại để có thể được gắn hoặc gỡ ra mà không phải tháo ống kính ra khỏi máy ảnh.
>> Đặt mua: tại đây
Sigma 100-400mm f/5-6.3 DG OS HSM Contemporary
Được sản xuất bởi hãng làm ống kính máy ảnh chuyên biệt Sigma, chiếc ống kính Tele này có cả 2 ngàm cho người dùng Canon hay Nikon. Thiết kế cho dòng máy ảnh ống kính rời cảm biến Crop, nên tiêu cự ở khổ Full Frame của nó có dải từ 150mm-600mm, khá khủng khiếp trong thế giới ống kính Tele.
Đối với các ống kính thuộc dòng tele như ống kính sigma này thì việc trang bị hệ thống chống rung quang học là điều rất cần thiết, hệ thống chống rung này giúp giảm độ rung của tay máy, tạo khả năng giảm tốc độ của màn trập.
>> Đặt mua: tại đây
Nikon AF-S NIKKOR 200-500mm f/5.6E ED VR
Nikon AF-S Nikkor 200-500mm F5.6E ED VR là ống kính tele được thiết kế để sử dụng với bộ cảm biến hình ảnh FX, ống kính này cũng tương thích với các cảm biến DX nơi mà nó sẽ cung cấp một phạm vi tương đương tiêu cự 300-750mm dành riêng cho thể loại chụp thể thao hay động vật hoang dã một cách tối ưu nhất.
Ống kính sử dụng một hệ thống Silent Wave Motor AF cho khả năng bắt nét nhanh chóng và chính xác cũng như gần như im lặng phù hợp với việc chụp ảnh tĩnh và quay phim mà không bị làm phiền bởi bất kỳ tiếng động không cần thiết.
Nikon AF-S NIKKOR 200-500mm f/5.6E ED VR sử dụng hệ thống chống rung VR ổn định hình ảnh đền bù cho sự ảnh hưởng của rung máy bằng cách lên đến 4,5 độ màn trập dừng tốc độ. Ngoài ra, một chế độ mở điện được tích hợp vào các thiết kế ống kính để cung cấp ổn định kiểm soát tiếp xúc lớn hơn đó là đặc biệt có lợi khi làm việc với giá chụp liên tiếp nhanh hơn.
>> Đặt mua: tại đây
Khi các bạn sở hữu cho mình một chiếc máy ảnh thì cũng nên đầu tư thêm một ống kính tele để có thể tạo cho mình những bức ảnh đẹp và chất lượng. Máy ảnh có thể theo bạn 1,2 năm nhưng ống kính có thể sử dụng lâu hơn thế. Vì vậy hãy đầu tư cho mình một ống kính có chất lượng tốt nhất có thể.
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D