Các kiểu chụp ảnh chuyển động mờ

10/02/2016, 01:07 AM
Như một số bài viết trước, với những kỹ thuật lia máy hay cách làm mờ chuyển động thụ động.. Nhìn chung, việc chụp mờ lại bị nhận định là xấu, nhưng không hẳn thế. Bài viết này sẽ đưa ra những kiểu chụp ảnh chuyển động mờ một cách thực tế nhất để chúng ta có thể dễ dàng hình dung.

Các kiểu chụp ảnh chuyển động mờ
Kiểu thứ nhất: Lia máy ảnh

Như đã biết, kỹ thuật lia máy được đề cập khá rõ ở bài trước. Kỹ thuật này tạo ra cảm giác chuyển động và có tác dụng rất tốt nhưng trong trường hợp khung nền của bạn kém hấp dẫn hoặc có thể gây rối mắt.

Xem bài Chụp chuyển động với kỹ thuật lia máy

Các kiểu chụp ảnh chuyển động mờ
Việc cần làm là sử dụng chế độ chụp liên tiếp hoặc chụp nhanh để chụp nhiều bức ảnh khi giữ cò.
Chụp với chế độ Shutter Priority (Ưu tiên Cửa trập). Sử dụng tốc độ màn trập 1/40 giây khi mới bắt đầu tập chụp lia máy. Khi đã chụp thành thạo bạn có thể thử các tốc độ chậm hơn hoặc chậm hơn tùy ý.
Khi chụp, hướng máy ảnh về vật mẫu, chụp và lia máy theo cùng hướng chuyển động sao cho vị trí của vật mẫu trong khung hình không thay đổi. Tiếp tục lia máy sau theo cùng hướng sau khi đã nhả cò.


Kiểu thứ 2: Chọn phơi sáng lâu

Khi chụp phơi sáng lâu thì tốc độ cửa trập chậm hơn so với tốc độ thông thường, trong nhiếp ảnh được gọi với thuật ngữ Panning. Có rất nhiều tình huống mà bạn có thể áp dụng kỹ thuật chụp phơi sáng lâu: như ánh đèn xe đi ngang qua hay những tia nước phun. Vì thế, hiệu quả nhất với kiểu chụp này là chụp ban đêm.

Với kỹ thuật chụp phơi sáng lâu, kiên nhẫn là yếu tố quan trọng nhất. Bạn cũng sẽ phải mất nhiều thời gian để chụp và điều chỉnh lại vị trí sau khi chụp. Việc có một chân máy ảnh để cố định máy là điều kiện cần thiết.

Các kiểu chụp ảnh chuyển động mờ

Tốc độ cửa trập nhanh sẽ khiến các chuyển động như đứng yên trong khung hình, trong khi chụp phơi sáng lâu sẽ làm ảnh bị chay sáng nhiều.

Bạn cũng có thể chụp phơi sáng lâu khi chụp thác nước, sông suối và các nguồn nước chuyển động nói chung. Khi chụp nước, bạn cần lưu ý rằng đôi khi phơi sáng lâu hơn sẽ không tạo ra sự khác biệt nào, và thậm chí còn có thể làm bức ảnh có chất lượng kém hơn.


Kiểu thứ 3. Sử dụng khả năng Zoom

Có thể quay vòng zoom trên ống kính để thay đổi tiêu cự. Cách chụp này cũng có thể tạo ra các bức ảnh chụp rất nghệ thuật. Nếu sử dụng kỹ thuật này khi chụp ban ngày, bức ảnh của bạn sẽ trở nên khá "trừu tượng", đôi khi khiến vật mẫu trở nên mờ ảo. Hãy thử thử nghiệm với ý tưởng này và sáng tạo hết mức có thể.

Khi zoom cần phóng to ảnh đầu tiên để không bị mất nét khi nhấn cò. Bạn có thể khóa nét bằng tính năng tự động lấy nét rồi tắt đi, hoặc dùng nút lấy nét ở phía sau lưng máy. Dù sử dụng cách nào, hãy luôn bắt đầu bằng cách lấy nét ở tiêu cự lớn nhất.

Nên học cách xoay vòng zoom một cách mượt mà nhấtvà thử các tốc độ zoom khác nhau và thời gian khác nhau. Ảnh sẽ trông rất khác với các tốc độ zoom khác nhau. Hãy sắm cho mình một máy ảnh siêu zoom để có những tác phẩm ưng ý nhất

Cuối cùng là chọn độ phơi sáng khoảng 1 giây hoặc lâu hơn.


Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000