Cùng làm rõ các cơ chế đo sáng với đèn flash rời

02/08/2017, 07:12 AM
Chụp ảnh với đèn flash rời là một trong những kỹ thuật khó trong nhiếp ảnh. Nguyên nhân này là do hầu hết chúng ta chưa kiểm soát được nguồn sáng từ đèn phát ra cũng như làm chủ được hướng sáng, tác động của chúng đến chủ thể như thế nào. Hãy cùng Bình Minh Digital tìm hiểu các cơ chế đo sáng với đèn flash rời.
 
Cùng làm rỏ các cơ chế đo sáng với đèn flash rời

>>> Xem thêm bài viết: Tuyển tập ống kính Nikon chụp động vật hoang dã tốt nhất

Nguyên tắc đo sáng bằng đèn Flash rời

Chụp ảnh với đèn flash sẽ có nghĩa là bạn phải làm việc với 2 nguồn ánh sáng khác nhau, ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Nguồn sáng tự nhiên là nguồn sáng cố định, không thể thay đổi từ hướng cho tới cường độ. Trong khi đó, nguồn sáng nhân tạo từ đèn phát ra có thể điều chỉnh được. Nếu biết cách kết hợp 2 nguồn sáng này bạn có thể thu được kết quả thực sự ấn tượng.

Thời gian phơi sáng khi sử dụng đèn flash được tính từ lúc màn trập của máy ảnh bắt đầu mở ra đến khi màn trập khép lại. Các đèn flash hiện đại hiện nay có cơ chế tự động đo sáng E-TTL và một nguồn sáng trước Pre-flash được phát ra khi bạn giữ cò để tính toán ánh sáng trước khi màn trập mở và qua đó phát ra xung lượng flash phù hợp sau khi ấn nút chụp.

 
Cùng làm rỏ các cơ chế đo sáng với đèn flash rời

>>> Xem thêm bài viết: Điều gì xảy ra khi sử dụng lens fullframe trên body crop

   -Pre-flash không tác động trực tiếp vào kết quả ảnh chụp được mà chỉ là thước đo gián tiếp cho xung flash. Xung flash và ánh sáng có sẵn là hai yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của kết quả chụp.
   -Xung lượng flash đánh sáng trong thời gian rất ngắn so với thời gian phơi sáng vì vậy tốc độ chụp (tốc độ cửa trập) có vai trò rất quan trọng trong việc thu lượng ánh sáng nhiều hay ít. Tốc độ càng chậm thì lượng ánh sáng thu vào càng nhiều và ngược lại.

Kiểm soát phơi sáng đèn Flash

Để có thể kiểm soát lượng ánh sáng của đèn flash có thể làm theo 4 cách sau:

   -Điều chỉnh khẩu độ của ống kính: chính là điều chỉnh độ mở của ống kính. Độ mở lớn hay nhỏ sẽ tác động đến lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Nếu mở khẩu lớn thì lượng ánh sáng nhận được lớn và ngược lại.
   -Thay đổi khoảng cách từ đèn flash tới chủ thể: Chủ thể càng gần đèn thì ánh sáng nhận được sẽ càng nhiều và ngược lại. Do đó, ta cũng có thể thay đổi cường độ ánh sáng bằng cách thay đổi khoảng cách từ chủ thể tới đèn.
   -Thiết lập các thông số trên đèn flash: hầu hết các đèn flash rời đều có thể tự thiết lập các thông số cần thiết như tốc độ đánh flash, tăng giảm độ sáng của đèn, chế độ nhại sáng hoặc các chế độ đo sáng tự động thông minh.
   -Sử dụng phụ kiện: bạn có thể sử dụng tản sáng, Diffuser, card phản sáng, ô tán ánh sáng  để làm dịu, tản rộng ánh sáng từ đèn.

 
Cùng làm rỏ các cơ chế đo sáng với đèn flash rời

>>> Xem thêm bài viết: Những thiết bị nhiếp ảnh của Canon được tìm kiếm nhiều nhất 2017

Chế độ flash tự động E-TTL (Evaluative - through the lens)

Ra đời năm 1995, công nghệ này giúp chó máy ảnh có thể tự động ước lượng ánh sáng thu vào qua ống kính và cảm biến, sau đó quyết định xung lượng ánh sáng cần thiết mà flash sẽ phát ra.
   -Khi bấm nửa cò chụp, hệ thống đèn flash sẽ phát ra một ánh sáng nhẹ để cùng với ánh sáng có sẵn của môi trường, máy sẽ tính toán độ sáng hợp lý mà flash chính thức. Sau đó cửa trập mở ra và flash đánh sáng theo cường độ đã được quyết định trước đó.

   -Nhược điểm của E-TTL:
   -Ánh sáng phát ra trước khi đèn flash làm việc có thể làm chủ thể bị chớp mắt.
   -Việc đồng bộ với màn trập đóng lại khi chụp ở tốc độ chậm cũng là một yếu tố khó mà điều chỉnh tốt đượ
   -Cơ chế này cũng có thể gây ảnh hưởng khi dùng đèn flash để nhại theo nguồn sáng. Nghĩa là khi sử dụng chế độ nhại sáng với đèn master (đèn chính) và đèn slave (đèn phụ), nếu các đèn phụ được kích hoạt quá sớm, xung flash được tính toán phát ra sẽ không chính xác.

 
Cùng làm rỏ các cơ chế đo sáng với đèn flash rời

>>> Xem thêm bài viết: Bảng xếp hạng ống kính phong cảnh cho máy ảnh Canon

Chế độ flash tự động E-TTL II

Xuất hiện vào năm 2004, cơ chế E-TTL II được cải tiến ở hai yếu tố chính là Thuật toán đo sáng và Tích hợp dữ liệu tính toán khoảng cách.

   -Cải tiến thuật toán đo sáng: E-TTL II sử dụng các thuật toán đánh giá để đo sáng các khu vực trước và sau khi pre-flash đi qua. Chế độ đo sáng flash E-TTL trước đây hỗ trợ khá tốt khi chụp ở chế độ Auto Focus, tuy nhiên điểm lấy nét không phải lúc nào cũng bao trùm toàn bộ chủ thể. E-TTL II so sánh mức độ sáng ở môi trường xung quanh và pre-flash ngay khi bấm một nửa nút chụp.

 
Cùng làm rỏ các cơ chế đo sáng với đèn flash rời

>>> Xem thêm bài viết:  Mê hoặc với kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại

   -Tích hợp dữ liệu tính toán khoảng cách: E-TTL có thể sử dụng dữ liệu khoảng cách đã được tích hợp sẵn trên ống kính. Các ống kính lúc này có thể phát hiện khoảng cách lấy nét vào đối tượng, dựa vào đó để xác định xung lượng flash phù hợp.

>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.

 

LưuLưu

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000