- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Cách chụp ảnh pháo hoa Đà Nẵng cực đẹp bạn nên biết
Thời điểm chính thức diễn ra lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng đang đến gần và chắc hẳn bạn đang chuẩn bị cho một công cuộc chộp lại những bức ảnh pháo hoa siêu đẹp phải không nhỉ? Để góp phần giúp bạn có thể ghi lại được những khoảnh khắc cực đẹp và cực nhanh kết thúc này, mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài cách chụp ảnh pháo hoa Đà Nẵng cực đẹp. Hãy cùng bỏ túi ngay những cách chụp bên dưới để có những bức ảnh thật lung linh nhé.
Các bước chuẩn bị
Để có thể có được những bức ảnh chụp pháo hoa đẹp thì bí quyết đầu tiên là chuẩn bị được một số việc sau đây:
+ Gần như bạn có thể sử dụng bất kì máy ảnh số nào để chụp ảnh pháo hoa, miễn là cho phép bạn chỉnh tay các thông số như ISO, khẩu độ, tốc độ màn trập. Mặc dù vậy, nếu có thể bạn nên sử dụng máy ảnh ống kính rời (DSLR) để có thể ghi lại những khoảng khắc sống động và rực rỡ của những chùm pháo hoa.
+ Chụp pháo hoa đòi hỏi phải phơi sáng lâu, nhưng có nhiều yếu tố bên ngoài tác động dẫn đến dễ bị rung tay nên tốt nhất hãy sử dụng chân máy (tripod). Bên cạnh đó nếu chụp ở nơi có nhiều ánh sán xung quanh, nên mang theo dụng cụ che ống kính (hood) để tránh ô nhiễm sáng.
+ Cuối cùng là cần phải tìm được một vị trí phù hợp như không có vật cản phía trước, và không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của đèn đường để trách được tác động tới quá trình phơi sáng. Hãy cố gắng sáng tạo nhiều góc máy lạ, nhưng đừng quên xem hướng gió để chọn vị trí ở đầu gió nếu không muốn khói pháo lạc vào tấm ảnh.
Các thiết lập thông số máy ảnh
1. Sử dụng tốc độ màn trập chậm
Tốc độ màn trập chậm (thời gian phơi sáng kéo dài) sẽ mang lại cho bạn những vệt sáng ngoạn mục của pháo hoa, đồng thời bạn sẽ chụp được cùng lúc nhiều bông pháo hoa trong một bức ảnh duy nhất.
Nếu bạn không mang theo chân máy, hãy đặt thời gian phơi sáng khoảng 1/2-4 giây, nếu nhiều hơn 4 giây thì máy ảnh sẽ có nguy cơ bị tác động từ những chuyển động rất nhỏ như hơi thở của bạn, và do đó hình ảnh có thể bị nhòe không như ý.
Nếu bạn mang được chân máy ảnh theo, bạn có thể thử một tốc độ màn trập chậm hơn, nhưng hãy nhớ dùng một miếng vải đen hoặc áo thun để che ống kính trong quá trình phơi sáng, tránh để ảnh bị dư sáng hoặc nhiễu do tác động từ các nguồn sáng khác xung quanh. Sử dụng chế độ hẹn giờ chụp hoặc dùng dây bấm mềm nếu bạn muốn tăng thời gian phơi sáng.
2. Sử dụng một khẩu độ nhỏ
Sử dụng một khẩu độ nhỏ (trong khoảng giữa f/8 và f/16) có nghĩa là máy sẽ cho phép ít ánh sáng được đi qua ống kính. Kết quả là, các màu sắc trong các màn trình diễn pháo hoa được lưu lại khi phơi sáng.
Nếu bạn sử dụng một khẩu độ lớn hơn, nó sẽ ảnh hưởng đến độ phơi sáng của bức ảnh, làm cho màu sắc của các vệt sáng từ pháo hoa bị mất màu và biến thành màu trắng, đồng thời làm cho ảnh bị dư sáng bởi các nguồn ánh sáng khác, chẳng hạn như ánh sáng đèn đường.
3. Chụp ở ISO thấp
Chụp ở ISO thấp nhằm loại bỏ những phần nhiễu khó chịu ra khỏi hình ảnh khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Lưu ý đừng chọn chế độ Auto ISO vì máy ảnh sẽ có xu hướng chọn ISO cao khi cảnh vật xung quang đang tối và điều này sẽ làm cho bức ảnh bị nhiễu.
4. Tắt đèn flash
Hãy tắt đèn flash khi chụp pháo hoa. Đèn sẽ làm hỏng các vệt ánh sáng tuyệt đẹp của pháo hoa.
5. Hãy tìm cách chụp ở góc rộng
Hầu như tất cả các bức ảnh pháo hoa đẹp thường được chụp ở góc rộng (wide angle, với chỉ số tiêu cự ngắn), cho phép chụp được các vệt sáng đi lên từ mặt đất và sau đó nở bừng trên bầu trời. Khi không dùng chân máy, chụp ảnh ở góc rộng sẽ giúp giảm thiểu các chuyển động gây rung máy, điều mà các bức ảnh chụp xa (telephoto) khó tránh khỏi.
Vì vậy, khi bạn tìm kiếm một địa điểm thuận lợi để chụp ảnh, hãy suy nghĩ về những gì sẽ có trong tầm ngắm ở thiết lập góc rộng trên ống kính của bạn. Nếu mọi người kéo đến ngày càng đông, bạn cần phải sớm tìm được một chỗ đứng tốt để đảm bảo sẽ không có gì chen vào khung hình khi pháo hoa bắt đầu bắn.
Tất nhiên, nếu bạn có một chân máy, bạn có thể thử phóng to và chụp một số ảnh cận cảnh để có hiệu ứng khác cho ảnh, nhưng các thiết lập phơi sáng nói chung vẫn không đổi.
6. Đặt máy ở chế độ M (Manual)/Av/Fireworks/Landscape
Chế độ M sẽ cho phép bạn chủ động điều chỉnh các thông số chụp.
Tuy nhiên nếu máy ảnh không hỗ trợ chế độ này, bạn có thể chọn chụp theo chế độ ưu tiên khẩu độ (Av) hoặc chế độ chụp Landscape. Khá nhiều máy ảnh hiện nay có chế độ chụp pháo hoa (Fireworks), hãy thử dùng để so sánh hiệu quả, nhưng tốt nhất nên để chế độ M sẽ cho bạn những hình ảnh sáng tạo hơn.
7. Bật chế độ chống rung, giảm nhiễu
Nếu máy ảnh hoặc ống kính của bạn có hỗ trợ các tính năng như chống rung, giảm nhiễu, hãy bật lên.
8. Cài đặt lấy nét bằng tay
Điều cuối cùng là hãy lấy nét bằng chế độ chỉnh tay. Do tất cả pháo hoa khi chụp đều ở khá xa, cho nên chỉnh tiêu cự ra vô cực chính là thiết lập tốt nhất. Nếu để máy ảnh tự chỉnh tiêu cự, có khả năng sẽ lỡ mất những khoảnh khắc đẹp vì máy ảnh còn phải mất thời gian dò tìm đúng tiêu cự cần chụp.
Trên đây là những điều cần lưu ý và các thiết lập thông số máy ảnh để có được những bức ảnh chụp pháo hoa hoành tráng. Chúc các bạn thành công.
>> Liên hệ Binhminhdigital để được tư vấn và nhận những ưu đãi mới nhất khi mua trả góp máy ảnh và các phụ kiện nhiếp ảnh khác.
Làm chủ thể loại chụp ảnh đen trắng(8/09/2017) |
Những lưu ý để chụp ảnh giáng sinh đẹp lunh linh(12/12/2018) |
Những sai lầm với tốc độ màn trập thường gặp nhất(24/07/2018) |
Lời khuyên thiết yếu cho chụp ảnh đen trắng(6/07/2017) |
Chụp ảnh dưới nước(3/03/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D