- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Góc nhìn ống kính và những điều cần biết
24/02/2017, 09:11 AM
Góc nhìn ống kính có thể đem lại khả năng quan sát cho người sử dụng máy ảnh khi muốn chụp ảnh bất cứ một đối tượng hay cảnh vật nào. Nhưng vì có rất nhiều loại ống kính khác nhau sẽ đem lại những góc nhìn khác nhau. Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, góc nhìn ống kính đóng một vai trò quan trọng trong việc bố cục hình ảnh. Bài viết sẽ giải thích về góc nhìn ống kính và những điều cần biết quanh nó.
Góc nhìn ống kính là gì?
Góc nhìn ống kính chính là độ rộng của góc ống kính khi ở mức tiêu cự ngắn nhất mà qua đó, ta có thể quan sát được nhiều thành phần, đối tượng, chi tiết trong khung hình. Góc nhìn ống kính còn được gọi là “trường nhìn” (field of view).
Một yếu tố có tác động rất lớn tới góc nhìn ống kính chính là tiêu cự. Tiêu cự là khoảng cách từ tâm ống kính tới bề mặt cảm biến máy ảnh. Nếu ống có tiêu cự ngắn thì có nghĩa khoảng cách đó sẽ ngắn, do đó ống có thể bao quát một vùng không gian rộng lớn vào khung hình máy ảnh. Ngược lại, mức tiêu cự dài sẽ khiến khoảng cách này dài nên ống chỉ thu được hình ảnh trong một không gian hẹp hơn. Ở mỗi thể loại với các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau, thường sử dụng nhiều loại ống kính khác nhau để bố cục khung hình hợp lý cũng như điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp nhất.
Bạn có thể ghi nhớ một điều, khi tiêu cự ngắn thì góc nhìn sẽ rộng, và khi tiêu cự dài thì góc nhìn sẽ hẹp. Độ dài của tiêu cự sẽ tỷ lệ thuận với kích thước hình ảnh. Hãy nhìn vào những ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn điều này:
Như hình ở trên thì với mức tiêu cự dài, hình ảnh ở xa được phóng to ra cho dễ nhìn và khung hình thu được một không gian rất nhỏ quanh đối tượng. Nhưng nếu ở mức tiêu cự ngắn, hình ảnh ở xa sẽ trở nên rất nhỏ với một khung hình bao quát một không gian rất rộng lớn.
Ta biết rằng, với công nghệ sản xuất ống kính hiện nay cho ra đời những loại ống kính với các mức tiêu cự và góc nhìn khác nhau. Có ống tiêu cự rất ngắn đem lại một khả năng quan sát một vùng rộng lớn cho người dùng, cũng như những ống có tiêu cự dài và chỉ thu được hình ảnh ở một vùng nhất định. Điều này đúng với bất kể loại ống kính nào dù là ống zoom (2 tiêu cự), hay ống fix (1 tiêu cự).
Các loại ống kính với góc nhìn tiêu biểu:
Hiện nay, có thể chia ống kính ra làm 4 loại tiêu biểu với các góc nhìn khác nhau như sau (Các ống kính này được sử dụng cho hệ cảm biến chuẩn Full –frame):
- Ống kính góc rộng: thường có tiêu cự từ 16 -35mm. Nó cung cấp cho người dùng một góc nhìn khoảng 108 độ cho tới 63 độ, và được sử dụng khá nhiều để chụp phong cảnh rộng, chụp kiến trúc hay các sự kiện đông người. Cá biệt có những ống có tiêu cự thấp hơn như ống Canon EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM cho góc nhìn rộng tới 140 độ.
- Ống kính tiêu chuẩn: có tiêu cự 35 – 50mm cho góc nhìn khoảng 63 độ cho tới 47 độ. Đây được xem là mức tiêu cự tiêu chuẩn gần với tiêu cự mắt người nhất, nhất là 50mm. Những hình ảnh được chụp từ ống này có độ chân thật khá cao bởi không khác nhiều so với khi ta quan sát hình ảnh bằng mắt thường.
- Ống kính tele: là ống có tiêu cự 70 – 800mm, cung cấp một góc nhìn chỉ khoảng từ 8 độ cho tới 3 độ. Thích hợp chụp chim thú, thể thao hay các đối tượng ở quá xa không thể tiếp cận gần hơn.
Ngoài ra còn có ống kính mắt cá: được cấu tạo đặc biệt với thấu kính ngoài cùng lồi ra ngoài so với kiểu thiết kế truyền thống. Vì thế, ống có góc nhìn méo 180 độ có thể bao quát một vùng không gian cực rộng.
Tương quan giữa góc nhìn và cảm biến
Hãy lưu ý rằng, các lý thuyết và nguyên tắc ở trên chỉ đúng với 1 hệ cảm biến có kích cỡ đồng nhất. Tức là hệ cảm biến Full-frame với các ống kính dành cho Full-frame hay hệ cảm biến APS-C hay M4/3 nhỏ hơn với các ống kính phù hợp. Đơn giản là bởi vì kích thước cảm biến lớn sẽ dẫn tới các ống kính có thấu kính phải lớn để hình ảnh thu vào phủ lấp được cảm biến. Nếu so sánh thì ống kính Full-frame với cảm biến 35mm sẽ lớn hơn nhiều so với ống kính của hệ cảm biến Micro Four Third M4/3 chỉ có kích thước là 18mm.
Thường thì người ta sẽ lấy mốc Full-frame làm chuẩn, nếu cùng một tiêu cự nhưng nếu sử dụng cho hệ cảm biến khác thì sẽ phải nhân hệ số crop và cho ra một góc nhìn hoàn toàn khác. Chẳng hạn ống 50mm gắn trên các máy Full-frame vẫn sẽ có tiêu cự 50mm và góc nhìn 47 độ, nhưng khi gắn lên máy APS-C thì ta có tiêu cự 75mm với góc nhìn chỉ 30 độ. Lý do là bởi phải nhân hệ số Crop 1,6 khi quy đổi từ APS-C sang Full-frame. Như vậy, góc nhìn sẽ bị hạn chế hơn bởi kích thước cảm biến lớn thì thu được hình ảnh nhiều hơn là mức cảm biến nhỏ. Bạn có thể tham khảo sự khác biệt giữa các kích cỡ cảm biến để hiểu rõ hơn qua hình ảnh sau đây:
>>> Tham khảo thêm: Kích thước cảm biến máy ảnh
Cách sử dụng ống kính hiệu quả với các góc nhìn khác nhau:
Sau những phân tích ở trên thì bạn có thể sử dụng các loại ống kính một cách hiệu quả như sau:
- Ống kính góc rộng để “thu hình ảnh vào”: tức là do góc quá rộng nên bạn sẽ thu được nhiều đối tượng, nhiều chi tiết vào trong khung hình. Đó là một lợi thế khi chụp phong cảnh, chụp kiến trúc hay các sự kiện đông người. Nhưng đồng thời đó cũng là một nhược điểm nếu bạn chụp chân dung hay muốn làm nổi bật một đối tượng duy nhất. Lúc đó, bạn sẽ phải tiến gần hơn vào đối tượng. Thêm một điều nữa, các ống kính góc rộng thường đem lại độ sâu trường ảnh dày hơn so với các ống tele nếu để cùng một mức khẩu độ khác nhau. Do đó, ít khi nó được sử dụng để chụp chân dung xóa phông hay cần độ sâu trường ảnh mỏng, mà chủ yếu là để nhấn mạnh các đường nét với độ sâu trường dày hơn. Cũng vì thế nên chỉ cần một thay đổi nhỏ trong góc nhìn cũng khiến khung hình của bạn trở nên khác biệt rất nhiều với các chi tiết, đối tượng mới sẽ xuất hiện và được làm rõ nét, điều này dẫn tới việc bố cục hình ảnh trở nên rất khó khăn. Hãy ghi nhớ điều này. Xem ảnh dưới:
>>> Tham khảo thêm: Điều chỉnh độ sâu trường ảnh cho ảnh chụp đẹp hơn
- Ống kính tele là ống để “loại bỏ hình ảnh”: Nếu ống góc rộng mang tới góc nhìn quá lớn thì ống tele hoàn toàn ngược lại bởi chúng có một trường nhìn hẹp hơn rất nhiều. Khi sử dụng, bạn có thể dễ dàng loại bỏ các chi tiết, đối tượng không mong muốn để chỉ tập trung vào đối tượng chính. Ngoài ra, nếu cùng một mức khẩu độ thì các ống này mang lại độ sâu trường ảnh mỏng hơn so với ống góc rộng nên sẽ dễ dàng làm mờ các chi tiết không cần thiết ở hậu cảnh cũng như tiền cảnh của đối tượng chính. Xem ảnh dưới:
- Ống kính tiêu chuẩn phù hợp nhiều thể loại: là sự cân bằng góc nhìn giữa hai loại ống trên. Không có quá nhiều chi tiết như ống góc rộng mà cũng không loại trừ quá nhiều như ống tele. Xem ảnh dưới:
Qua đây, có thể thấy rằng nếu hiểu rõ về góc nhìn ống kính và nắm vững thiết bị của mình thì kỹ thuật nhiếp ảnh của bạn sẽ được nâng cao khá nhiều: cả về bố cục lẫn các các thể loại khác nhau.
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp thiết bị nhiếp ảnh chính hãng giá rẻ tại các chi nhánh Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.
Góc nhìn ống kính là gì?
Góc nhìn ống kính chính là độ rộng của góc ống kính khi ở mức tiêu cự ngắn nhất mà qua đó, ta có thể quan sát được nhiều thành phần, đối tượng, chi tiết trong khung hình. Góc nhìn ống kính còn được gọi là “trường nhìn” (field of view).
Một yếu tố có tác động rất lớn tới góc nhìn ống kính chính là tiêu cự. Tiêu cự là khoảng cách từ tâm ống kính tới bề mặt cảm biến máy ảnh. Nếu ống có tiêu cự ngắn thì có nghĩa khoảng cách đó sẽ ngắn, do đó ống có thể bao quát một vùng không gian rộng lớn vào khung hình máy ảnh. Ngược lại, mức tiêu cự dài sẽ khiến khoảng cách này dài nên ống chỉ thu được hình ảnh trong một không gian hẹp hơn. Ở mỗi thể loại với các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau, thường sử dụng nhiều loại ống kính khác nhau để bố cục khung hình hợp lý cũng như điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp nhất.
Bạn có thể ghi nhớ một điều, khi tiêu cự ngắn thì góc nhìn sẽ rộng, và khi tiêu cự dài thì góc nhìn sẽ hẹp. Độ dài của tiêu cự sẽ tỷ lệ thuận với kích thước hình ảnh. Hãy nhìn vào những ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn điều này:
Ta biết rằng, với công nghệ sản xuất ống kính hiện nay cho ra đời những loại ống kính với các mức tiêu cự và góc nhìn khác nhau. Có ống tiêu cự rất ngắn đem lại một khả năng quan sát một vùng rộng lớn cho người dùng, cũng như những ống có tiêu cự dài và chỉ thu được hình ảnh ở một vùng nhất định. Điều này đúng với bất kể loại ống kính nào dù là ống zoom (2 tiêu cự), hay ống fix (1 tiêu cự).
Các loại ống kính với góc nhìn tiêu biểu:
Hiện nay, có thể chia ống kính ra làm 4 loại tiêu biểu với các góc nhìn khác nhau như sau (Các ống kính này được sử dụng cho hệ cảm biến chuẩn Full –frame):
- Ống kính góc rộng: thường có tiêu cự từ 16 -35mm. Nó cung cấp cho người dùng một góc nhìn khoảng 108 độ cho tới 63 độ, và được sử dụng khá nhiều để chụp phong cảnh rộng, chụp kiến trúc hay các sự kiện đông người. Cá biệt có những ống có tiêu cự thấp hơn như ống Canon EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM cho góc nhìn rộng tới 140 độ.
- Ống kính tiêu chuẩn: có tiêu cự 35 – 50mm cho góc nhìn khoảng 63 độ cho tới 47 độ. Đây được xem là mức tiêu cự tiêu chuẩn gần với tiêu cự mắt người nhất, nhất là 50mm. Những hình ảnh được chụp từ ống này có độ chân thật khá cao bởi không khác nhiều so với khi ta quan sát hình ảnh bằng mắt thường.
- Ống kính tele: là ống có tiêu cự 70 – 800mm, cung cấp một góc nhìn chỉ khoảng từ 8 độ cho tới 3 độ. Thích hợp chụp chim thú, thể thao hay các đối tượng ở quá xa không thể tiếp cận gần hơn.
Ngoài ra còn có ống kính mắt cá: được cấu tạo đặc biệt với thấu kính ngoài cùng lồi ra ngoài so với kiểu thiết kế truyền thống. Vì thế, ống có góc nhìn méo 180 độ có thể bao quát một vùng không gian cực rộng.
Tương quan giữa góc nhìn và cảm biến
Hãy lưu ý rằng, các lý thuyết và nguyên tắc ở trên chỉ đúng với 1 hệ cảm biến có kích cỡ đồng nhất. Tức là hệ cảm biến Full-frame với các ống kính dành cho Full-frame hay hệ cảm biến APS-C hay M4/3 nhỏ hơn với các ống kính phù hợp. Đơn giản là bởi vì kích thước cảm biến lớn sẽ dẫn tới các ống kính có thấu kính phải lớn để hình ảnh thu vào phủ lấp được cảm biến. Nếu so sánh thì ống kính Full-frame với cảm biến 35mm sẽ lớn hơn nhiều so với ống kính của hệ cảm biến Micro Four Third M4/3 chỉ có kích thước là 18mm.
Thường thì người ta sẽ lấy mốc Full-frame làm chuẩn, nếu cùng một tiêu cự nhưng nếu sử dụng cho hệ cảm biến khác thì sẽ phải nhân hệ số crop và cho ra một góc nhìn hoàn toàn khác. Chẳng hạn ống 50mm gắn trên các máy Full-frame vẫn sẽ có tiêu cự 50mm và góc nhìn 47 độ, nhưng khi gắn lên máy APS-C thì ta có tiêu cự 75mm với góc nhìn chỉ 30 độ. Lý do là bởi phải nhân hệ số Crop 1,6 khi quy đổi từ APS-C sang Full-frame. Như vậy, góc nhìn sẽ bị hạn chế hơn bởi kích thước cảm biến lớn thì thu được hình ảnh nhiều hơn là mức cảm biến nhỏ. Bạn có thể tham khảo sự khác biệt giữa các kích cỡ cảm biến để hiểu rõ hơn qua hình ảnh sau đây:
>>> Tham khảo thêm: Kích thước cảm biến máy ảnh
Cách sử dụng ống kính hiệu quả với các góc nhìn khác nhau:
Sau những phân tích ở trên thì bạn có thể sử dụng các loại ống kính một cách hiệu quả như sau:
- Ống kính góc rộng để “thu hình ảnh vào”: tức là do góc quá rộng nên bạn sẽ thu được nhiều đối tượng, nhiều chi tiết vào trong khung hình. Đó là một lợi thế khi chụp phong cảnh, chụp kiến trúc hay các sự kiện đông người. Nhưng đồng thời đó cũng là một nhược điểm nếu bạn chụp chân dung hay muốn làm nổi bật một đối tượng duy nhất. Lúc đó, bạn sẽ phải tiến gần hơn vào đối tượng. Thêm một điều nữa, các ống kính góc rộng thường đem lại độ sâu trường ảnh dày hơn so với các ống tele nếu để cùng một mức khẩu độ khác nhau. Do đó, ít khi nó được sử dụng để chụp chân dung xóa phông hay cần độ sâu trường ảnh mỏng, mà chủ yếu là để nhấn mạnh các đường nét với độ sâu trường dày hơn. Cũng vì thế nên chỉ cần một thay đổi nhỏ trong góc nhìn cũng khiến khung hình của bạn trở nên khác biệt rất nhiều với các chi tiết, đối tượng mới sẽ xuất hiện và được làm rõ nét, điều này dẫn tới việc bố cục hình ảnh trở nên rất khó khăn. Hãy ghi nhớ điều này. Xem ảnh dưới:
>>> Tham khảo thêm: Điều chỉnh độ sâu trường ảnh cho ảnh chụp đẹp hơn
- Ống kính tele là ống để “loại bỏ hình ảnh”: Nếu ống góc rộng mang tới góc nhìn quá lớn thì ống tele hoàn toàn ngược lại bởi chúng có một trường nhìn hẹp hơn rất nhiều. Khi sử dụng, bạn có thể dễ dàng loại bỏ các chi tiết, đối tượng không mong muốn để chỉ tập trung vào đối tượng chính. Ngoài ra, nếu cùng một mức khẩu độ thì các ống này mang lại độ sâu trường ảnh mỏng hơn so với ống góc rộng nên sẽ dễ dàng làm mờ các chi tiết không cần thiết ở hậu cảnh cũng như tiền cảnh của đối tượng chính. Xem ảnh dưới:
- Ống kính tiêu chuẩn phù hợp nhiều thể loại: là sự cân bằng góc nhìn giữa hai loại ống trên. Không có quá nhiều chi tiết như ống góc rộng mà cũng không loại trừ quá nhiều như ống tele. Xem ảnh dưới:
Qua đây, có thể thấy rằng nếu hiểu rõ về góc nhìn ống kính và nắm vững thiết bị của mình thì kỹ thuật nhiếp ảnh của bạn sẽ được nâng cao khá nhiều: cả về bố cục lẫn các các thể loại khác nhau.
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp thiết bị nhiếp ảnh chính hãng giá rẻ tại các chi nhánh Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.
Tin tức liên quan
Bí quyết khi chụp ảnh đồ trang sức(3/03/2017) |
Kỹ thuật lấy nét trong thể loại chụp ảnh Macro(16/09/2017) |
Chơi tết thả ga - không lo pin cạn với độc chiêu tiết kiệm pin máy ảnh sau(17/01/2019) |
Chủ đề thú vị để chụp ảnh trên đường phố(8/02/2018) |
Ảnh RAW và kỹ thuật tinh chỉnh ảnh(21/04/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
info@binhminhdigital.com
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội,
Việt Nam,
115000