Body máy ảnh và ống kính: cái nào có khả năng chống rung tốt hơn

29/05/2017, 07:04 AM
Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi là khả năng chống rung trên body máy ảnh hay trên ống kính sẽ làm việc tốt hơn chưa.?  Đây sẽ là câu hỏi không những giải đáp được những thắc mắc mà còn là tiền đề để bạn có thể trang bị những kiến thức khi quyết định chọn mua thiết bị máy ảnh cho mình. Hãy cùng Bình Minh Digital đi tìm câu trả lời!

Body máy ảnh và ống kính cái nào có khả năng chống rung tốt hơn

Điều trước tiên,  để có thể giải đáp cho câu hỏi trên hãy cùng điểm lại những kiến thức cơ bản về khả năng chống rung trên body máy ảnh và trên ống kính nhé!

Công nghệ chống  rung trên ống kính ra đời từ rất sớm. Vào năm 1994, những ống kính Nikon đầu tiên được trang bị cơ chế chống rung và chỉ một năm sau, những ống kính Canon với khả năng chống rung cũng được ra đời. Lý do mà các nhà sãn xuất đưa ra đó chính là việc đưa hệ thống chống rung vào trong body máy ảnh khó khăn hơn cũng như chi phí cao hơn rất nhiều lần. (Một chiếc máy ảnh số ở thời điểm này rời vào khoảng 30.000 USD.)

>>> Xem thêm bài viết: Ánh sáng: linh hồn của nhiếp ảnh.

Chống rung trong ống kính là phương pháp dịch chuyển một thấu kính theo hướng ngược lại với hướng chuyển động nhằm triệt tiêu phần ánh sáng bị lệch khi đi vào cảm biến do bị rung. Trong khi đó, chống rung trên thân máy lại sử dụng chuyển động của cảm biến để thực hiện công việc này.

Body máy ảnh và ống kính cái nào có khả năng chống rung tốt hơn

Mãi cho đến tháng 7 năm 2003, chiếc máy ảnh đầu tiên là Milnota DiMAGE A1 (tiền thân của hãng máy ảnh Sony) mới được trang bị cơ chế chống rung do nhu cầu ngày càng cao của các nhiếp ảnh gia. Điều này đã tạo ra một tiền đề cho hàng loạt các sản phẩm sau đó sử dụng công nghệ chống rung cảm biến. Chống rung trên cảm biến cho thấy một ưu điểm cực lớn. so với chống rung trên lens - chống rung trên tất cả các loại lens, thậm chí là lens của máy film cổ.

>>> Xem thêm bài viết: Phá cách với các bố cục nhiếp ảnh độc đáo.

Về cơ bản, cả hai phương pháp này đều làm giảm hiện tượng rung lắc khiến cho hình ảnh bị nhòe do người sử dụng cầm máy không chắc hoặc tốc độ chụp quá chậm ở điều kiện khó khăn. Ngày nay, với những phát triển về công nghệ, khả năng chống rung có thể lên đến 5-6 stop, giúp cho độ sắc nét của hình ảnh được cải thiện rất nhiều.

Body máy ảnh và ống kính cái nào có khả năng chống rung tốt hơn

A.Ưu và nhược điểm của cơ chế chống rung trên ống kính

   -Ưu điểm:
   -Chống rung trên ống kính sẽ giúp hình ảnh tới khung ngắm là hình ảnh đã qua xử lý nên người dùng có thể dễ dàng theo dõi bố cục đúng như hình ảnh thu được trên cảm biến. Trong khi đó, chống rung trên thân máy thì ánh sáng qua khung ngắm vẫn chưa được xử lý.
   -Chống rung trên thân máy phải làm sao để tối ưu cho tất cả các loại ống kính, mà trong khi có rất nhiều loại ống kính khác nhau từ tiêu cự cho đến khẩu độ tối đa. Chống rung trên ống kính sẽ giúp nhà sãn xuất tối ưu hơn về hiệu năng sử dụng.
Hình ảnh và thông tin mà cảm biến đo sáng và lấy nét tự động thu được trong trường hợp chống trên ống kính đã được qua xử lý giúp cho máy ảnh bắt nét nhanh hơn và chính xác hơn. Sử dụng hiệu quả hơn trong điều kiện thiếu sáng.
   -Hiệu quả hơn trên các ống kính tele và super tele: đối với các ống kính có tiêu cự càng dài, mức độ di chuyển của cảm biến cần rộng hơn. Ống kính có tiêu cự dài bị rung sẽ cho hình ảnh mờ hơn so với loại có tiêu cự ngắn. Vì vậy chống rung trên thân máy sẽ khó có thể đáp ứng được trong cả 2 trường hợp này.

Body máy ảnh và ống kính cái nào có khả năng chống rung tốt hơn

>>> Xem thêm bài viết: Kỹ thuật chụp HDR.
 
  -Nhược điểm:


   -Giá thành cao: Bạn có thể dễ dàng thấy điều này khi so sánh giữa 2 ống kính được và không được trang bị khả năng chống rung.
   -Không có trên tất cả các ống kính: Mặc dù các nhà sãn xuất vẫn đang cập nhật và nâng cấp hệ thống ống kính của họ nhưng rất nhiều ống kính vẫn không được trang bị khả năng chống rung.   
   -Tính năng chống rung làm hỏng bokeh: bạn có thể bất ngờ với điều này. Đó là do khi ánh sáng được truyền qua các ống kính đang di chuyển để giúp hình ảnh ổn định, nó làm bokeh của bạn xấu hơn. 
   -Thường xuyên nâng cấp bằng ống kính mới: bạn Cần mua ống kính mới để sử dụng các tính năng mới hơn khi các nhà sãn xuất liên tiếp ra các dòng ống kính với công nghệ mới hơn ví dụ như IS IS II hay VR hay VR II.  
   -Tiếng ồn lớn: Khi mà các thấu kính di chuyển, nó sẽ tạo ra tiếng ồn lớn hơn hẳn. Điều này có thể ảnh hưởng xấu nhất là khi bạn quay các video bằng các ống kính này.

Body máy ảnh và ống kính cái nào có khả năng chống rung tốt hơn

>>> Xem thêm bài viết: Đánh giá thông số kỹ thuật để lựa chọn ống kính phù hợp nhất.

B.Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống chống rung trên cảm biến


   -Ưu điểm
   -Có thể sử dụng với tất cả các ống kính: So với hệ thống chống rung trên ống kính, việc trang bị hệ thống chống rung trên cảm biến có thể giúp chúng ta sử dụng với tất cả các ống kính, kể cả các ống kính đời cũ hay ống kính của hãng thứ ba.
   -Rẻ tiền: Bạn sẽ không phải tốn tiền nâng cấp hệ thống chống rung bởi khi đó máy ảnh có thể cập nhật firmware và điều chỉnh khả năng chống rung. Hơn nữa, khi công nghệ mới ra mắt, bạn chỉ cần nâng cấp máy ảnh chứ không cần nâng cấp hết hệ thống ống kính của mình.
   -Ống kính rẻ hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn: Khi mà hệ thống chống rung không sử dụng bên trong ống kính, rõ ràng ống kính của bạn sẽ nhẹ hơn, nhỏ hơn và rẻ hơn hẳn.
   -Chi phí sửa chữa rẻ hơn: khi không sử dụng hệ thống chống rung bên trong ống kính, chi phí để sửa chữa sẽ rẻ hơn hẳn.
   -Không ảnh hưởng tới Bokeh: Như đã giải thích ở phần trước, ánh sáng sẽ đưa trực tiếp tới cảm biến và khi đó, hình dạng bokeh của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.
   -Hoạt động êm ái: Khi hệ thống chống rung không có trên ống kính, tiếng ồn duy nhất là từ motor lấy nét bên trong ống kính mà các motor này đều hoạt động cực kỳ êm ái.

>>> Xem thêm bài viết: Sức mạnh của công nghệ Wifi trên máy ảnh Canon.

   -Nhược điểm:

   -Khả năng đo sáng và tự động lấy nét kém hơn: khi mà hình ảnh chuyển đến sensor không ổn định và sensor buộc phải di chuyển thì rõ ràng khả năng đo sáng cũng như tự động bắt nét bị giảm khi sử dụng ở điều kiện thiếu sáng.
   -Không hiệu quả với các ống kính tele và super tele: ống kính có tiêu cự càng dài thì khoảng cách mà sensor cần di chuyển càng lớn. Mà rõ ràng khoảng trống để cảm biến di chuyển bên trong là hạn chế thì việc các ống kính tele hay super tele kém hiệu quả hơn là điều rất dễ hiểu.

>>> Tìm hiểu thêm về mua trả góp máy ảnh tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.


LưuLưuLưu

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000