Ý nghĩa của những thông số kỹ thuật in trên loa

05/04/2017, 06:55 AM
Trước khi lựa chọn một bộ loa ưng ý cho góc giải trí trong ngôi nhà của mình, khách hàng hẳn sẽ tìm hiểu sơ qua về những thông số kỹ thuật của sản phẩm đó đó để phù hợp với mục đích sử dụng cũng như túi tiền của mình. Tuy vậy, không hẵn ai cũng có thể hiểu được hết ý nghĩa của những thông số kỹ thuật trên loa được nhà sãn xuất đưa ra. Hãy cùng Bình Minh Digital điểm lại một số thông số kỹ thuật đáng chú ý nhé!

Ý nghĩa của những thông số kỹ thuật in trên loa

Những thông số kỹ thuật thường được in trên loa bao gồm:

- Số đường tiếng
- Số lượng và kích thước củ loa
- Công suất định mức / công suất đỉnh
- Độ nhạy
- Đáp tuyến tần số
- Trở kháng
- Kích thước/ khối lượng

  • Số đường tiếng

Hẳn các bạn khi chọn mua loa đều đã đôi lần nhìn thấy nhà sãn xuất ghi là loa 2-way hoặc 3-way. Đây chính là thông số đường tiếng của loa. Số đường tiếng thể hiện số loại củ loa mà một chiếc loa sử dụng để tái tạo lại 3 dải âm Bass (trầm), Mid (trung) và Ttreble (cao). Số đường tiếng được tính bằng loại củ loa và có thể đước hiểu nôm na như sau:

- Đối với loa siêu trầm (sub) sở hữu một đường tiếng duy nhất và thực hiện duy nhất nhiệm vụ tái hiện dải âm trầm.

- Loa 2 đường tiếng: dải tần được bộ phân tần chia thành hai (Điểm cắt tần ở một khoảng tần số nào đó), thường do 2 loa con đảm nhiệm, 1 loa treble và 1 loa mid/bass.

- Loa 3 đường tiếng: dải tần được bộ phân tần chia làm 3 khoảng do nhiều hơn 2 loa con đảm nhiệm, các loa con sẽ đảm nhiệm riêng trong từng khoảng tần số (khác loa mid/bass ở loa 2 đường tiếng).

Ý nghĩa của những thông số kỹ thuật in trên loa

Để có thể trải nghiệm âm thanh chất lượng đỉnh cao với độ chuẩn xác cao nhất thì loa 3 đường tiếng là lựa chọn tối ưu. Tuy vậy giá thành của nó thường rất cao.
Bên cạnh đó, trong một số dòng loa siêu cao cấp, nhà sản xuất còn tích hợp thêm một "super tweeter", nhận trách nhiệm tái hiện âm thanh ở dải tầng số siêu cao một cách chuẩn xác nhất, nâng số đường tiếng lên con số 4.

  • Số lượng và kích thước củ loa

Loa là một tổ hợp của các củ loa nhỏ, mỗi củ loa có nhiệm vụ tái tạo một dải âm thanh nhất định. Có 4 loại củ loa phổ biến là:

-Tweeter (chuyên tái tạo âm cao) và woofer (chuyên tái tạo âm trầm) là 2 củ loa phổ biến nhất, thường được dùng để tái hiện dải trung của âm thanh.

-Midrange (chuyên tái tạo âm trung) thường được tích hợp ở các loa cao cấp để đảm nhiệm việc trình diễn dải trung nhằm đảm bảo tính âm học cao nhất.

-Sub-woofer (chuyên tái tạo âm siêu trầm): loại củ loa khá đặc biệt thường chỉ được tích hợp trong những dòng loa siêu trầm với nhiệm vụ duy nhất là tăng uy lực cũng như độ tinh tế của dải bass cho toàn hệ thống.

Kích thước củ loa phụ thuộc vào nhiệm vụ của nó. VÍ dụ như tweeter có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng dao động với tốc độ cao để tái hiện âm thanh tần số cao. Đối lập lại thì woofer cần kích thước lớn để có thể đẩy được nhiều không khí, tái hiện uy lực của những âm thanh tầng số thấp.

Ý nghĩa của những thông số kỹ thuật in trên loa

  • Công suất định mức/ công suất đỉnh

Công suất là chỉ số thể hiện độ lớn âm thanh phát ra từ loa và được tính bằng đơn vị watt (W). Loa có công suất càng lớn thì âm lượng tối đa của nó càng cao. Công suất đỉnh là công suất tối đa mà loa có thể hoạt động được trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Độ nhạy của loa

Độ nhạy (Sentivity hay SPL) là chi số đo âm lượng của loa được tính bằng đơn vị decibel (dB). Ở khoảng cách 1 mét, âm lượng của từng độ nhạy loa khi phát ra có thể được tính theo bảng sau:

Ý nghĩa của những thông số kỹ thuật in trên loa
Trong điều kiện lý tưởng, mỗi khi gấp đôi quãng đường di chuyển thì âm lượng của loa sẽ giảm xuống 6 dB. VÍ dụ: âm lượng phát ra từ loa đo được ở khoảng cách 1m là 100dB thì ở khoảng cách 2m ta sẽ đo được là 94dB, 4m sẽ là 88dB…

Chỉ số này giúp bạn có thể tự tính toán một bộ loa công suất bao nhiêu là vừa với căn phòng của mình và định mức tối thiểu công suất âm ly bạn cần sử dụng để phối với bộ loa của mình.

  1. Trở kháng của loa

Trở kháng là thông số chỉ tính chất giới hạn dòng điện đi vào của loa và được tính bằng ohm. Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết đâu là một chiếc loa cao cấp. Là một thông số tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế rất phức tạp. Trở kháng thấp chứng tỏ sự tinh tế trong việc tối ưu khả năng trình diễn của loa bởi các kỹ sư thiết kế.

Thông thường, loa có trở kháng là 6-8 ohm, chiếc loa này có thể ghép nối an toàn với đa số các âmli trên thị trường.
Bên cạnh đó, một số loa cao cấp lại có độ trở kháng 4-8 ohm, bạn nên lưu ý khi ghép nối với những âm li có công suất thấp. Nguyên nhân là do các dòng loa trở kháng thấp yêu cầu dòng điện lớn hơn rất nhiều so với các loại loa khác khi chơi ở âm lượng cao, dẫn đến nguy cơ cháy các mạch trong âmli.

  • Tần số đáp ứng

Dải tần số đáp ứng của loa thể hiện khả năng tái tạo âm thanh của loa. Một người bình thường có khả năng nghe được âm thanh thuộc dải tần số từ 20-20kHz, vì vậy khi chọn loa bạn nên chọn sao cho nó có thể trình diễn toàn dải tần số này.

Ý nghĩa của những thông số kỹ thuật in trên loa

  • Kích thước và trọng lượng

Tuỳ theo không gian phòng, bạn nên lựa chọn kích thước loa phù hợp nhất cho mình. Loa không cần phải lớn, mà âm thanh phát ra phải chất.
Bên cạnh đó, khối lượng cua loa cũng là một yếu tố đáng để lưu ý. Loa càng nặng thì độ ổn định càng cao, giúp âm thanh phát ra được chuẩn xác hơn.

Ý nghĩa của những thông số kỹ thuật in trên loa

>>> Tìm hiểu thêm về mua trả góp thiết bị âm thanh giá rẻ chính hãng tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.

LưuLưu

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000