Ưu và nhược điểm của hai loại máy ép trái cây phổ biến

13/04/2017, 09:55 AM

Căn bếp của mỗi gia đình đang ngày càng hiện đại hơn bao giờ hết nhờ những thiết bị điện thông minh dùng chế biến thực phẩm, trong đó có chiếc máy ép trái cây. Mùa hè này nếu bạn đang có nhu cầu chọn mua một chiếc máy như thế, thì sau đây là những ưu và nhược điểm của hai loại máy ép trái cây phổ biến bạn cần biết: máy ép trái tốc độ cao và máy ép trái tốc độ thấp.

Tốc độ cao và tốc độ thấp là gì?

 Tốc độ đó chính là thời gian một phút động cơ chính thực hiện vòng quay để nghiền, ép nguyên liệu và cho ra thành quả là ly nước ép. Đó cũng là đặc điểm phân biệt hai loại máy ép trái cây hiện nay trên thế giới về mặt công nghệ.


Động cơ máy ép

Máy ép trái cây tốc độ cao

Máy ép trái cây tốc độ thấp

Cấu tạo chính

Mô-tơ tốc độ cao.

Mâm xay bao gồm lưỡi dao và lưới vắt.

Động cơ giảm tốc.

Trục vít đặc biệt dạng xoắn ốc.

Nguyên lý hoạt động

Đưa hoa quả vào.

Mâm xay sẽ chạy với tốc độ cao giúp mài dần nguyên liệu.

Tách phần nước ra khỏi phần bả bằng lực ép ly tâm.

Đưa hoa quả vào.

Trục vít dạng xoắn ốc từ từ đưa nguyên liệu vào lưới lọc.

Ép nước ra khỏi bã một cách tự nhiên.

Tốc độ

2400 vòng/phút.

85 vòng/phút.

Ưu và nhược điểm của hai loại máy ép trái cây phổ biến

Máy ép trái cây tốc độ cao:

Ưu điểm:

  • Với một sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt và có bảo hành 1 - 2 năm, thì giá cả của nó chỉ dao động từ 1 - 4 triệu là bạn đã có thể yên tâm sở hữu một chiếc máy ép trái cây thông thường.
  • Nếu bạn chỉ quan tâm đến nước ép nguyên liệu từ trái cây, củ là chính thì chiếc máy ép trái cây tốc độ cao đã có thể đáp ứng nhu cầu này cho bạn.
  • Máy đảm bảo thời gian cho ly nước ép nhanh nhờ mô-tơ quay với tốc độ cực cao.

Ưu và nhược điểm của hai loại máy ép trái cây phổ biến

Nhược điểm:

  • Cần có thời gian để máy nghỉ ngơi vì cơ chế mô-tơ quay với tốc độ rất cao sản sinh nhiệt và cần công suất lớn.
  • Nhiệt còn ảnh hưởng đến chất lượng nước ép: do ma sát giữa mâm xay với nguyên liệu mà chất dinh dưỡng hao hụt trong quá trình ép lớn, chỉ còn 20 - 30% lượng vitamin có trong nước ép.
  • Ép không kỹ: nước ép còn trong bã một lượng khá mà không thể sử dụng lại. Lượng bã cũng nhiều đáng kể do có chứa nước nên mỗi lần chỉ ép được ít nguyên liệu.
  • Màu sắc và hương vị không đậm đà, không tự nhiên:
Thứ nhất: do máy ép chưa hiệu quả tách bã hoàn toàn.
Thứ hai: do nhiệt sinh ra trong quá trình máy vận hành: cấu trúc các chất dinh dưỡng trong thành phần nước ép bị phá vỡ, gặp không khí sẽ dễ bị oxy hóa hơn, khiến ly nước ép trông không đồng nhất, mà phân lớp trong ly.

  • Khó khăn trong vệ sinh: cấu tạo chính còn có mâm xay và lưỡi dao khiến việc vệ sinh mất nhiều thời gian hơn.
  • Tiếng ồn của máy khi vận hành ghi nhận là 80 - 90 dB, tương đương với ngưỡng khó chịu đối với tai người.
  • Nước ép bị kết tủa và tách nước; có bọt do lực quay ly tâm cực lớn, đôi khi sòn sót lại bã nhỏ.
  • Máy không thể ép được các loại rau nhiều lá.

Ưu và nhược điểm của hai loại máy ép trái cây phổ biến

Máy ép trái cây tốc độ thấp:

Ưu điểm:

  • Máy ép tốt hầu hết các loại trái cây, rau củ. Xét cùng một lượng nguyên liệu cho vào máy như máy ép trái cây tốc độ cao, hiệu quả của máy ép trái cây tốc độ thấp cho thấy:

-          Máy cho lượng nước ép nhiều gấp hai lần máy ép tốc độ cao. Không bị tách nước, không sủi bọt do tốc độ ép chậm hơn.

-          Giữ được đến 98% chất dinh dưỡng trong ly nước ép thành phẩm.

-          Lượng bã ít hơn nhờ hiệu quả ép nước tối đa.

-          Màu sắc và hương vị được giữ lại tự nhiên.

  • Tiếng ồn của máy khi hoạt động không đáng kể, chỉ bằng với tiếng nói chuyện thì thào, đo được: 40 - 50 dB.
  • Vệ sinh dễ dàng nhờ chức năng tự làm sạch cơ bản, bạn chỉ cần tháo rời các bộ phận và vệ sinh lại bằng nước.

Ưu và nhược điểm của hai loại máy ép trái cây phổ biến

Nhược điểm: 

  • Giá thành để sở hữu một chiếc máy ép trái cây tốc độ chậm thường ít nhất từ 6 triệu đồng, khiến nhiều bà nội trợ còn rất e dè.
  • Thời gian ép lâu, phải cắt nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào máy ép.
>>> Tham khảo những dòng máy xay và máy ép được phân phối bởi Binhminhdigital.

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000