- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Tổng hợp các nguyên tắc khi tự học chụp ảnh bạn nên biết
Bạn muốn tự học chụp ảnh nhưng lại không biết nên bắt đầu từ đâu? Bạn không biết các nguyên tắc khi chụp ảnh là gì? Vậy hãy theo dõi ngay bài viết các nguyên tắc khi tự học chụp ảnh mà chúng tôi chia sẻ dưới đây. Chắc chắn rằng bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được một số nguyên tắc cơ bản nhất của nhiếp ảnh và biết cách tận dụng những chế độ chụp cơ bản để tạo ra được những bức ảnh đẹp nhất đấy!
Các nguyên tắc về bố cục:
Nguyên tắc 1/3
Nguyên tắc 1/3 là nguyên tắc cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong nhiếp ảnh. Chính vì vậy, nếu muốn tự học chụp ảnh chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững nguyên tắc này.
Nguyên tắc này rất đơn giản, đó là chia cảnh thành 9 vùng bằng nhau với hai đường dọc, hai đường ngang. Sau đó người chụp chỉ việc đặt đối tượng chụp vào bất kỳ điểm giao nhau nào. Việc này nhằm tạo sự hợp lý về bố cục thay vì đặt cân đối trong khuôn hình.
Căn khung
Một nguyên tắc về bố cục mà bất cứ người tự học chụp ảnh nào cũng cần nắm đó chính là nguyên tắc căn khung. Việc tận dụng nguyên tắc này sẽ giúp tạo được sự ấn tượng đặc biệt đối với người xem. Một chú ý khi chụp ảnh theo nguyên tắc căn khung là bạn nên để chủ thể nằm ở giữa bức hình, tránh đặt chủ thể ở các góc sẽ khiến cho chủ thể không có chiều sâu.
Phối cảnh
Sử dụng các đường nét để tạo cho ảnh có một độ sâu nhất định. Ví dụ khi chụp một tòa nhà từ dưới chân hất lên, bức ảnh sẽ tạo nên một cảm giác tòa nhà này cao hơn bình thường. Hoặc bạn cũng có thể dùng các đường nét để dẫn hướng người xem tới phần chính của đối tượng chụp. Với những cảnh kiểu này, bạn nên sử dụng tiêu cự rộng nhất có thể của máy để ảnh bao quát được nhiều đối tượng.
Bản mẫu
Hãy tìm mẫu với các đối tượng lặp đi lặp lại trong khung cảnh và đưa nó vào khung hình. Nếu ít, bạn có thể zoom lại gần để nó chiếm phần lớn khung hình và loại bỏ được các đối tượng gây mất tập trung. Như bức hình trên, người chụp đã zoom lại gần bức tường chắn trước khu nhà cao tầng với các lỗ gạch để tạo nên một mẫu nền rất thú vị.
Các chế độ chụp cơ bản
Các chế độ chụp cơ bản trên máy của bạn có thể giúp cải thiện chất lượng chụp ảnh nếu biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ. Dù tự động, nhưng các chế độ này vẫn cần thêm một chút điều chỉnh từ người chụp thì mới phát huy được hết tính năng.
Chế độ chân dung (Portrait)
Một số người chụp thích để phía hậu cảnh mờ để nhấn mạnh hơn vào đối tượng. Thông thường, chế độ nhận diện khuôn mặt sẽ tự động canh nét vào mặt người chụp và chọn độ mở thích hợp (độ mở lớn) để tạo một ảnh chân dung nổi hơn trên nền hậu cảnh.
Chế độ phong cảnh (Landscape)
Chế độ phong cảnh khá hữu dụng cho việc chụp cảnh thông thường bởi ở chế độ này, tông màu lục và màu lam sẽ được kích lên để bức ảnh trông rực rỡ hơn. Máy ảnh ở chế độ này cũng sẽ lựa chọn độ mở thích hợp sao cho toàn bộ khung cảnh đều được nét.
Chế độ chụp đêm (Night mode)
Chế độ chụp đêm hay còn gọi là Night mode, đây là chế độ chỉ chuyên chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng. Một mẹo để có thể chụp được bức ảnh đẹp nhất bằng chế độ này đó chính là bạn phải giữ máy thật chắc, nếu không bức ảnh chụp ảnh sẽ bị mờ, nhòe. Tốt nhất là bạn nên sử dụng chân máy để chụp ảnh.
Hi vọng bài viết trên có thể giúp bạn nắm được các nguyên tắc khi tự học chụp ảnh. Chúc các bạn tạo ra được những bức ảnh đẹp và ấn tượng nhất nhé!
>> Liên hệ Binhminhdigital để được tư vấn và nhận những ưu đãi mới nhất khi mua trả góp máy ảnh và các phụ kiện máy ảnh - máy quay khác.
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D