- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
So sánh máy ảnh Fujifilm X-E3 và Nikon D7500
Cùng nằm trong phân khúc tầm trung và đều ra mắt vào năm 2017 với khoảng chênh lệch thời gian là không nhiều, hai model Fujifilm X-E3 và Nikon D7500 đã thể hiện được sức mạnh tinh túy của hai hãng sản xuất máy ảnh lớn nhất hiện nay. Điều làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa chúng là sự khác biệt giữa một bên mang hình hài mirrorless còn bên kia lại là DSLR. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh tầm trung để khởi đầu thì bài so sánh máy ảnh Fujifilm X-E3 và Nikon D7500 sau đây sẽ giúp bạn:
Bảng thông số so sánh Fujifilm X-E3 và Nikon D7500
|
||
Thời gian ra mắt |
07/09/2017 |
11/04/2017 |
Kích thước x trọng lượng |
121mm x 74mm x 43mm (337g) |
136 x 111 x73mm (720g) |
Cảm biến |
APS-C 24.3MP |
APS-C 21MP |
Loại cảm biến |
X-Trans™ CMOS III |
CMOS |
Bộ xử lý ảnh |
X-Processor Pro |
EXPEED 5 |
Hệ thống lấy nét |
325 điểm nét AF |
51 điểm (15 điểm cross-type) |
Tốc độ chụp liên tục |
5 ảnh/giây |
8 ảnh/giây |
Tốc độ màn trập cao nhất |
Cơ khí: 1/4000s Điện tử: 1/32000s |
1/8000s |
Tốc độ màn trập thấp nhất |
30s |
30s |
ISO |
200-12800 ( mở rộng 100-51200) |
100 - 51200 |
Chống rung |
Không |
Không |
Màn hình |
LCD 3 inch cảm ứng 1040k điểm ảnh |
LCD 3.2 inch cảm ứng 922k điểm ảnh, lật 170 độ lên xuống |
Video |
4K 30p, Full HD 60p |
4K 30p, Full HD 60p |
Ống ngắm |
EVF bao phủ 100% khung hình |
OVF bao phủ 100% khung hình |
Kết nối không dây |
Wi-fi, NFC, Bluetooth, GPS |
Wifi,NFC, Bluetooth |
Pin |
NP-W126S Li-ion (350 tấm) |
EN-EL15a (960 ảnh) |
Thẻ nhớ |
SD/ SDHC/ SDXC chuẩn UHS-I |
SD/SDHC/SDXC giao thức UHS-II 1 khe thẻ nhớ |
Chống chịu thời tiết |
Không |
Không |
Flash cóc |
Không Có đèn flash rời kèm theo khi mua máy |
Có |
- Về hiệu suất tạo ảnh: Cả hai máy được trang bị cảm biến và chip xử lý mới nhất từ nhà sản xuất. Cảm biến trên Fujifilm X-E3 được nâng cấp lên phiên bản thứ ba của X-Trans™ CMOS so với đời X-E2s trong khi Nikon D7500 vẫn là CMOS từ D7200 nhưng chip xử lý EXPEED 5 đủ để tạo ra những bức ảnh đẹp nhất. Có một điểm khác biệt là cảm biến của D7500 chỉ 21MP trong khi X-E3 là 24MP, nó chắc chắn tạo ra ảnh có độ phân giải cao hơn đôi chút và đó cũng không phải là khoảng cách lớn.
Do X-E3 là mirrorless nên có màn trập điện tử 1/32000s đủ để đóng băng đối tượng ở tốc độ cao nhất có thể. Tuy nhiên, màn tập điện tử không phải lúc nào cũng hữu dụng bởi nó có thể gây méo hình. Nếu cả hai cùng sử dụng màn trập cơ khí thì D7500 lại chiếm ưu thế với tốc độ tối đa 1/8000s.
Dải ISO ở mức 200-25600 của Fujifilm chỉ được áp dụng với ảnh RAW, nếu mở rộng ra 100-51200 thì nó chỉ cho phép chụp ảnh JPEG. Đại diện của Nikon lại cho phép chụp ảnh RAW khử nhiễu khá tốt ở ngay mức 100-51200. Và khả năng khử nhiễu của D7500 cũng đã được chứng minh là ngang ngửa với “King of Crop” D500 cùng hãng. Với các hoạt động nhiếp ảnh chuyên nghiệp cần chất lượng RAW cao hơn để hậu kỳ chỉnh sửa thì thiết bị của Nikon nên được lựa chọn hơn.
Sự nâng cấp lần này ở X-E3 đã khiến Fujifilm bỏ đi flash cóc mà trang bị kèm theo một đèn flash rời vô cùng nhỏ gọn. Nikon D7500 lại vẫn giữ nguyên flash cóc nên sự so sánh giữa Fujifilm X-E3 và Nikon D7500 trong trường hợp này khó có thể nói là ai hơn ai.
- Về tốc độ lấy nét: Có thể thấy rằng quan niệm mirrorless lấy nét chậm đã không còn đúng với X-E3, nhất là với hệ thống lấy nét mới 325 điểm được thừa hưởng từ X-T2. Hãng cũng mở rộng thêm nhiều chế độ lấy nét và tăng thời gian lấy nét lên chỉ còn 0.006s. Ở phía ngược lại, Nikon D7500 được giới thiệu là phiên bản thu nhỏ của D500 với hệ thống lấy nét 51 điểm (có 15 điểm cross-type) cho hiệu suất lấy nét cực nhanh và cực chính xác. Nếu xét về việc lấy nét bằng ống ngắm thì OVF hẳn nhiên vẫn có ưu thế hơn so với EVF bởi độ trễ mà nó mang lại. Và nếu lựa chọn model để chụp ảnh thể thao hay chim thú hoang dã thì DSLR từ Nikon vẫn được đứng cửa trên.
- Khả năng quay phim: Điều tốt đẹp là cả hai đều đã được tích hợp tính năng quay phim 4K 30p và Full HD 60p để làm thỏa mãn những ai yêu thích quay phim bằng máy ảnh. Và những ai so sánh Fujifilm X-E3 cùng Nikon D7500 sẽ biết rằng Fujiffilm với các chế độ màu giả lập đặc trưng nay đã có thể cho phép áp dụng vào những đoạn video vô cùng thú vị và độc đáo. Hẳn nhiên là nó sẽ tạo ra những đoạn phim rất thu hút. Ở Nikon điều này không được áp dụng
- Về các kết nối không dây: bạn có thể tìm thấy ở cả hai sản phẩm các kết nối không dây hiện đại và cần thiết như Wi-fi, NFC, Bluetooth. Chỉ cần một cái chạm nhẹ hay vài thao tác là toàn bộ hình ảnh đã được chuyển từ máy sang thiết bị di động cầm tay và sau đó xuất hiện trên các mạng xã hội. Ngoài ra, Fujifilm được tích hợp thêm GPS cho phép đánh dấu vị trí những tấm ảnh đã được chụp một cách chính xác. Đôi khi nó cũng có lợi cho việc lưu trữ thông tin về hình ảnh.
- Về pin: Điểm yếu lớn nhất của hệ thống mirrorless chính là thời lượng pin. Bạn không thể làm quá nhiều việc trong thời gian dài với Fujifilm X-E3 bởi nó chỉ cho phép chụp được 350 tấm trong một lần sạc đầy pin. Con số này đúng là quá khiêm tốn với 960 tấm ảnh của Nikon D7500.
- Về thiết kế và thao tác thuận lợi: Nét đẹp trong thiết kế hoài cổ kiểu rangerfinder có thể làm bạn mê đắm Fujifilm. Nó cũng có sự gọn nhẹ mà bất cứ một máy ảnh mirrorless nào cũng có. Nó cũng cung cấp khá nhiều nút tùy chỉnh trên thân cho mọi thao tác cần thiết. Nikon lại vẫn là sự hầm hố và cồng kềnh vốn có của dòng DSLR truyền thống. Và việc bố trí các nút tùy chỉnh cũng hợp lý tương tự như đối thủ của mình.
Mặt dù là màn hình cảm ứng như nhau, Fujifilm X-E3 lại không thể xoay lật như việc bạn có thể lật màn hình LCD lên hoặc xuống 170 độ như của Nikon D7500. Đó sẽ là lợi thế cho việc chụp ảnh ở các góc khó.
- Về giá thành các sản phẩm: Hiện tại ởViệt Nam, Fujifilm X-E3 chưa được định giá bán lẻ nhưng mức giá đề nghị chính thức của hãng dành riêng cho body là 900 USD, tương đương với 20.300.000 VNĐ. Nikon D750 có giá cao hơn cho body với mức 27.500.000 VNĐ. Sự chênh lệch về giá cả cũng có phần không nhỏ.
Việc so sánh Fujifilm X-E3 và Nikon D7500 đã cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về ưu và nhược điểm của chúng. Việc bạn lựa chọn thế nào còn tùy thuộc vào sở thích và điều kiện kinh tế của bản thân. Nhìn chung, cả hai đều là những sản phẩm mới nhất và tốt nhất và sẽ không làm bạn thất vọng với số tiền phải bỏ ra.
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D