- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Quang sai màu trong nhiếp ảnh
10/03/2016, 09:58 AM
Trong chụp ảnh, khi gặp các ống kính có chất lượng kém hoặc bám theo chủ đề mà mở khẩu quá lớn, ảnh thu được sẽ xuất hiện các đường viền màu xung quanh bức ảnh. Hiện tượng này được gọi là quang sai màu hoặc sắc sai.
Như chúng ta đã biết, bên trong ống kính máy ảnh có nhiều thấu kính được phân thành các nhóm nhỏ, nằm kề nhau, có tác dụng tiếp nhận ánh sáng và phản xạ chúng lên bề mặt cảm biến, sao cho tất cả những tia sáng đi vào ống kính đều đến được cảm biến, không thất thoát và hội tụ rõ nét trên đó. Tuy nhiên, do cấu tạo của thấu kính, ánh sáng không bao giờ đến cảm biến nguyên vẹn và đầy đủ như lúc đầu. Các tia sáng hội tụ không đồng đều gây nên hiện tượng quang sai. Hiện tượng này thật ra xuất hiện trên hầu khắp bề mặt bức ảnh nhưng hiển thị rõ nhất tại mép ảnh.
Truy cập tin tức trên Binhminhdigital Đà Nẵng
Quang sai có hai loại là quang sai dọc và quang sai tiếp tuyến
Ánh sáng mặt trời là một dãy quang phổ gồm 7 màu như dải cầu vồng. Mỗi tia sáng lại có các bước song dài ngắn khác nhau, tăng dần từ đỏ đến tím. Vì có bước sóng khác nhau nên khi khúc xạ qua thấu kính sẽ có sai lệch khác nhau, chúng sẽ không hội tụ cùng một mặt phẳng mà phân tán rải rác phía trước và phía sau mặt phẳng tiều cự. Cụ thể: các tia sáng màu lục sẽ tội tụ ngay trên cảm biến; các tia sáng màu đỏ, vàng, cam có bước sóng dài hơn sẽ hội tụ phía sau và do có bước sóng ngắn nên những tia sáng màu lam, chàm, tím sẽ hội tụ phía trước mặt phẳng này. Các điểm hội tụ này tuy không cùng nằm trên cùng mặt phẳng cảm biến nhưng đều nằm trên trục tiêu cự. Hiện tượng này được gọi là quang sai dọc. Viền tím trong trường hợp này xuất hiện với mức độ nhẹ tại vùng xung quanh đối tượng chính. Càng về gần trung tâm bức ảnh, mức độ này càng tăng cao. Loại viền tím nhiều ở trung tâm này thường xuất hiện khi mở khẩu lớn.
Ở trường hợp khác, các tia sáng có bước sóng dài ngắn khác nhau cùng hội tụ trên bề mặt cảm biến nhưng bị phân tán không đồng đều. Những màu ám sắc xanh hoặc tím sẽ xuất hiện rõ nét ở vùng rìa – nơi có mức tương phản sáng cao, thay vì tập trung vào trung tâm như loại quang sai dọc. Nếu sử dụng phải ống kính kém chất lượng hoặc ống kính góc rộng, chắc chắn những bức ảnh của bạn sẽ xuất hiện quang sai màu, tùy mức độ. Quang sai này được gọi là quang sai tiếp tuyến (quang sai ngang).
Ống kính, trên lí thuyết, bao gồm các thấu kính có sự sắp xếp hợp lí, tạo nên một hệ thống đón nhận và phản xạ ánh sáng, kèm hệ thống chống rung hình ảnh, các lớp hóa chất phủ bề mặt và một mô tơ lấy nét nhằm đảm bảo sự đồng đều màu và chi tiết đạt mức độ lớn nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là những nỗ lực tối đa của các nhà sản xuất nhằm hạn chế hiện tượng quang sai xảy ra trong các bức ảnh. Thực tế, hiện tượng này không thể nào được loại bỏ hoàn toàn. Sở dĩ các bức ảnh được cho là sắc nét là do máy ảnh đã hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng này, các đường viền màu quá nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được.
Dù tồn tại ở dạng nào quang sai cũng hạn chế chất lượng của hình ảnh, gây cảm giác khó chịu cho mắt người nhìn. Vì thế, nếu không can thiệp được vào cấu trúc của hệ thấu kính, người chụp cũng nên chú ý một số điểm sau để hạn chế đến mức tối đa sự xuất hiện của quang sai màu trên ảnh.
- Mua những ống kính chất lượng được trang bị những lớp tráng phủ đặc biệt hoặc thấu kính APO có tác dụng hạn chế quang sai.
- Hiện tượng quang sai một phần do độ mở khẩu của ống kính nên người chụp cần hạn chế mở khẩu rộng, trừ những trường hợp thật sự cần thiết. Giảm 2 khẩu so với mức tối đa là một cách cũng rất hiệu quả.
- Dùng hood che chắn hoặc thay đổi góc chụp để giảm bớt ánh sáng trực diện hoặc xiên góc.
- Sử dụng phần mềm photoshop là quá trình chữa cháy cuối cùng để loại bỏ quang sai nhìn thấy được trên ảnh. Mở bức ảnh lỗi trên photoshop> Filter>Distort>Lens Correction và chỉnh sửa trên thanh Chromatic Aberration.
Xem thêm: Cơ chế lấy nét trên ống kính
Như chúng ta đã biết, bên trong ống kính máy ảnh có nhiều thấu kính được phân thành các nhóm nhỏ, nằm kề nhau, có tác dụng tiếp nhận ánh sáng và phản xạ chúng lên bề mặt cảm biến, sao cho tất cả những tia sáng đi vào ống kính đều đến được cảm biến, không thất thoát và hội tụ rõ nét trên đó. Tuy nhiên, do cấu tạo của thấu kính, ánh sáng không bao giờ đến cảm biến nguyên vẹn và đầy đủ như lúc đầu. Các tia sáng hội tụ không đồng đều gây nên hiện tượng quang sai. Hiện tượng này thật ra xuất hiện trên hầu khắp bề mặt bức ảnh nhưng hiển thị rõ nhất tại mép ảnh.
Truy cập tin tức trên Binhminhdigital Đà Nẵng
Quang sai có hai loại là quang sai dọc và quang sai tiếp tuyến
Ánh sáng mặt trời là một dãy quang phổ gồm 7 màu như dải cầu vồng. Mỗi tia sáng lại có các bước song dài ngắn khác nhau, tăng dần từ đỏ đến tím. Vì có bước sóng khác nhau nên khi khúc xạ qua thấu kính sẽ có sai lệch khác nhau, chúng sẽ không hội tụ cùng một mặt phẳng mà phân tán rải rác phía trước và phía sau mặt phẳng tiều cự. Cụ thể: các tia sáng màu lục sẽ tội tụ ngay trên cảm biến; các tia sáng màu đỏ, vàng, cam có bước sóng dài hơn sẽ hội tụ phía sau và do có bước sóng ngắn nên những tia sáng màu lam, chàm, tím sẽ hội tụ phía trước mặt phẳng này. Các điểm hội tụ này tuy không cùng nằm trên cùng mặt phẳng cảm biến nhưng đều nằm trên trục tiêu cự. Hiện tượng này được gọi là quang sai dọc. Viền tím trong trường hợp này xuất hiện với mức độ nhẹ tại vùng xung quanh đối tượng chính. Càng về gần trung tâm bức ảnh, mức độ này càng tăng cao. Loại viền tím nhiều ở trung tâm này thường xuất hiện khi mở khẩu lớn.
Ở trường hợp khác, các tia sáng có bước sóng dài ngắn khác nhau cùng hội tụ trên bề mặt cảm biến nhưng bị phân tán không đồng đều. Những màu ám sắc xanh hoặc tím sẽ xuất hiện rõ nét ở vùng rìa – nơi có mức tương phản sáng cao, thay vì tập trung vào trung tâm như loại quang sai dọc. Nếu sử dụng phải ống kính kém chất lượng hoặc ống kính góc rộng, chắc chắn những bức ảnh của bạn sẽ xuất hiện quang sai màu, tùy mức độ. Quang sai này được gọi là quang sai tiếp tuyến (quang sai ngang).
Ống kính, trên lí thuyết, bao gồm các thấu kính có sự sắp xếp hợp lí, tạo nên một hệ thống đón nhận và phản xạ ánh sáng, kèm hệ thống chống rung hình ảnh, các lớp hóa chất phủ bề mặt và một mô tơ lấy nét nhằm đảm bảo sự đồng đều màu và chi tiết đạt mức độ lớn nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là những nỗ lực tối đa của các nhà sản xuất nhằm hạn chế hiện tượng quang sai xảy ra trong các bức ảnh. Thực tế, hiện tượng này không thể nào được loại bỏ hoàn toàn. Sở dĩ các bức ảnh được cho là sắc nét là do máy ảnh đã hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng này, các đường viền màu quá nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được.
Dù tồn tại ở dạng nào quang sai cũng hạn chế chất lượng của hình ảnh, gây cảm giác khó chịu cho mắt người nhìn. Vì thế, nếu không can thiệp được vào cấu trúc của hệ thấu kính, người chụp cũng nên chú ý một số điểm sau để hạn chế đến mức tối đa sự xuất hiện của quang sai màu trên ảnh.
- Mua những ống kính chất lượng được trang bị những lớp tráng phủ đặc biệt hoặc thấu kính APO có tác dụng hạn chế quang sai.
- Hiện tượng quang sai một phần do độ mở khẩu của ống kính nên người chụp cần hạn chế mở khẩu rộng, trừ những trường hợp thật sự cần thiết. Giảm 2 khẩu so với mức tối đa là một cách cũng rất hiệu quả.
- Dùng hood che chắn hoặc thay đổi góc chụp để giảm bớt ánh sáng trực diện hoặc xiên góc.
- Sử dụng phần mềm photoshop là quá trình chữa cháy cuối cùng để loại bỏ quang sai nhìn thấy được trên ảnh. Mở bức ảnh lỗi trên photoshop> Filter>Distort>Lens Correction và chỉnh sửa trên thanh Chromatic Aberration.
Xem thêm: Cơ chế lấy nét trên ống kính
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000