- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
PHOTOSHOP VS LIGHTROOM: CUỘC CHIẾN LỊCH SỬ (PHẦN II)
Tiếp theo bài viết: PHOTOSHOP VS LIGHTROOM: CUỘC CHIẾN LỊCH SỬ (PHẦN I) chúng ta hãy cùng theo dõi PHOTOSHOP VS LIGHTROOM: CUỘC CHIẾN LỊCH SỬ (PHẦN II) xem đối thủ Lightroom có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong cuộc so găng dài hơi này.
B/ Và ở góc võ đài xám: Đấu thủ LIGHTROOM!
Lightroom là một trình quản lý và chỉnh sửa hình ảnh được phát triển bởi Adobe, cũng là những người tạo ra Photoshop. Khi sử dụng Lightroom, nhiếp ảnh gia có thể làm việc với những bức ảnh của mình xuyên suốt từ các bước nhập file, phân loại và tổ chức, xử lí, và cuối cùng thẳng đến xuất file rồi chia sẻ trên web. Đây là một chương trình tập trung vào quy trình làm việc nhằm giúp bạn xử lí hình ảnh số lượng lớn một cách hiệu quả.
- Điểm mạnh
Xử lí file RAW
Nền tảng của Lightroom tương tự như công cụ Adobe Camera Raw của Photoshop, nhưng được trình bày trong một giao diện đẹp hơn nhiều.
Bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh cho các thiết lập như đo sáng, độ tương phản và độ bão hòa. Bạn cũng có thể kéo nét, giảm nhiễu, thêm tối góc, cắt ảnh, thêm tông màu và thậm chí thêm các hiệu ứng bằng công cụ cọ hiệu chỉnh.
Tối ưu cho một quy trình công việc
Lightroom bao gồm gần như mọi quá trình sản xuất hình ảnh. Bạn có thể nhập file, sắp xếp qua các lựa chọn, đánh dấu hình ảnh bằng từ khóa, tạo bộ sưu tập, xử lí file RAW, tạo trình chiếu, in ảnh, tạo bộ sưu tập trên web, và thậm chí chia sẻ thẳng lên Facebook và Flickr! Adobe đã tập hợp rất nhiều tính năng thiết thực vào một phần mềm.
PRESETS (Cài đặt trước)
Photoshop có action thì Lightroom có Preset, với chức năng tương tự. Sự khác biệt là thay vì lưu một chuỗi các bước xử lí hình ảnh như thế nào như action của Phohotoshop, thì Preset lưu các thông số điều chỉnh hình ảnh được thiết lập.
Có thể thấy rằng Preset ít linh hoạt hơn do bạn không thể kiểm soát opacity như đối với action. Bù lại, bạn có thể dễ dàng thêm vào những điều chỉnh riêng để cho ra hình ảnh hài lòng nhất.
Bên cạnh đó, ghép các Preset Lightroom vào một loạt hình ảnh tốn ít thời gian hơn so với thực hiện điều đó bằng action. Vì action dựa trên những bước đã cài trước, nên Photoshop phải thực hiện từng bước, trên từng tấm hình. Với Lightroom, bạn đơn giản chỉ việc lựa chọn nhiều hình ảnh, một preset và nhấn nút, hiệu quả và nhanh hơn rất nhiều.
Không có rủi ro
Bất kể bạn đang làm việc với file RAW hay JPEG, Lightroom đều không chỉnh sửa trực tiếp lên file gốc. Khi bạn thực hiện điều chỉnh một tấm ảnh, thực ra bạn đang tạo ra một chuỗi lệnh mà từ đó Lightroom sẽ lưu một bản sao của file. Những chuỗi lệnh này được lưu trữ trong tệp danh mục (catalog file) của Lightroom, hoặc trong những file đặc biệt bên ngoài có đuôi là [.XMP].
Dễ thành thạo hơn
Lightroom là một chương trình tổng quát hơn ( tập trung vào việc điều chỉnh toàn bộ hình ảnh) trái ngược với mức kiểm soát pixel của Photoshop. Do đó, Lightroom đơn giản và dễ học hơn nhiều. Giao diện cũng được thiết kế để bạn làm việc xuyên suốt các hình ảnh một cách hợp lí.
Chi phí hợp lí hơn
Lightroom chỉ tốn khoảng 299$, dù vẫn là một mức giá khá cao nhưng dễ chấp nhận hơn nhiều so với Photoshop.
- Điểm yếu
Retouching
Một số bước retouch được hỗ trợ trong Lightroom, nhưng căn bản đây không phải là chương trình nên dùng nếu bạn cần chỉnh sửa từ tương đối trở lên. Nó không có các quyền kiểm soát hay tốc độ cần thiết.
Nếu cần điều đó bạn cần chuyển sang Photoshop, với clone stamp và spot healing brush sẽ cho phép bạn thực hiện retouch nhanh hơn và tốt hơn nhiều so với Lightroom.
Quản lí ảnh nâng cao
Nếu cần kết hợp các bức ảnh, ghép chúng lại với nhau hay thực hiện bất kì thao tác ảnh phức tạp nào thì Lightroom cũng không đáp ứng bạn được. Lightroom tối ưu cho các điều chỉnh chung, nhưng khi chỉnh sửa ở mức pixel thì Photoshop là điều bạn cần.
Chỉ dùng với hình ảnh
Lightroom được thiết kế chuyên biệt cho nhiếp ảnh gia chỉnh sửa ảnh từ máy ảnh. Còn Photoshop có thể được sử dụng cho nhiều kiểu đồ họa khác nhau, chứ không chỉ riêng hình ảnh.
Và người chiến thắng là…?
Vâng! Đó là một trận hòa!! Như các bạn có thể thấy, Photoshop và Lightroom là hai chương trình rất khác nhau và đều có giá trị to lớn đối với nhiếp ảnh gia. Sẽ thật sai lầm nếu nói rằng bạn chỉ nên dùng một phần mềm này hoặc kia!
Hầu hết những người chụp ảnh cưới và chân dung sẽ thấy rằng họ có thể thực hiện 90-95% các chỉnh sửa của họ trong Lightroom. Lightroom giúp tốc độ công việc tăng lên nhiều, đặc biệt khi làm việc với các file RAW. Tuy nhiên, khi đề cập đến retouch hay xử lí hình ảnh cao cấp hơn, Photoshop chắc chắn sẽ lại chiến thắng.
Đối với các nhiếp ảnh gia không cần toàn bộ khả năng mà Photoshop phiên bản đầy đủ cung cấp, Adobe có một phiên bản tinh giản hơn của chương trình, được gọi là Phtoshop Elements. Nó có rất nhiều tính năng retouching bạn có thể cần, nhưng với một phần nhỏ chi phí so với bản đầy đủ (khoảng 80$). Photoshop Elements và Lightroom sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời và tương đối hợp lí cho các nhiếp ảnh gia ít kinh nghiệm.
Lightroom VS Aperture
Aperture là một chương trình chỉnh sửa hình ảnh của Apple, rất gần với Lightroom (chỉ khả dụng trên dòng Mac). Nó cũng rẻ hơn rất nhiều, với chỉ khoảng 80$ trong App Store.
Aperture cũng là một chương trình mạnh mẽ và chắc chắn xứng đáng một review chi tiết hơn trong tương lai. Nhưng đó là một tình huống khác.
Sau khi sử dụng cả hai chương trình, Lightroom có hiệu quả hơn từ quan điểm về tính khả dụng. Bạn có thể sử dụng các bản dùng thử miễn phí của cả hai chương trình và quyết định bạn thích cái nào hơn.
Còn chần chờ gì nữa!
Photoshop và Lightroom là bạn, không phải kẻ thù. Lightroom có thể giải quyết phần lớn các chỉnh sửa, giúp bạn tạo ra một quy trình làm việc hợp lí. Sau đó, khi retouch trở nên cần thiết, Photoshop sẽ bước vào và hoàn thành công việc. Không có người chiến thắng nào cả. Chỉ có hai chương trình đều mạnh mẽ và phù hợp với những nhiệm vụ khác nhau!
>> Mua trả góp máy ảnh chính hãng và các thiết bị nhiếp ảnh chuyên nghiệp tại Binhminhdigital
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D