- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
PHOTOSHOP VS LIGHTROOM: CUỘC CHIẾN LỊCH SỬ (PHẦN I)
Trong nhiều năm qua Adobe Photoshop đã được xem như là không có đối thủ trong các chương trình chỉnh sửa đồ họa. Thuật ngữ “photoshop” thậm chí còn trở thành một từ mới trong ngôn ngữ của văn hóa đại chúng, khi nói “photoshop” cái gì đấy thì mọi người sẽ hiểu là chỉnh sửa một hình ảnh trên máy tính. Cứ nhìn vào trang bìa bóng bẩy trên mấy cái tạp chí ấy, bạn sẽ hiểu ngay!
Với hào quang rực rỡ của mình, Photoshop thường xuyên là lựa chọn đầu tiên của nhiều nhiếp ảnh gia mới vào nghề. Nhưng lúc đó một đối thủ mới nhảy ra: Adobe Lightroom. Phần mềm này phô trương những tính năng tuyệt vời, trông có vẻ tương tự nhưng bằng cách nào đó lại khác với Photoshop. Cho nên một câu hỏi lớn khiến nhiều nhiếp ảnh gia đau đầu là “Tôi nên dùng cái gì bây giờ? Photoshop hay Lightroom?” Bài viết Photoshop vs Lightroom: cuộc chiến lịch sử (phần I) dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Hãy cùng điểm qua các điểm mạnh và điểm yếu của mỗi chương trình, và xem bên nào sẽ giành chiến thắng! Bắt đầu!
A/ Ở góc võ đài xanh: Đấu thủ Photoshop!
Photoshop là một trình biên tập hình ảnh dựa trên điểm ảnh. (Điểm ảnh-Pixels là những chấm nhỏ tạo nên bức ảnh). Khi bạn sử dụng Photoshop, bạn có quyền kiểm soát tối đa – ngay từ những điểm ảnh riêng lẻ.
- Điểm mạnh
RETOUCHING (Chỉnh sửa)
Photoshop cực kì xuất sắc cho retouch ảnh. Nếu bạn cần loại bỏ khuyết điểm, kéo lại những lọn tóc “cứng đầu”, xóa bọng mắt, làm trắng răng hay bất kì thay đổi nào khác trên một phần cụ thể của bức ảnh, Photoshop gần như là cách nhanh nhất để làm điều đó.
Nhờ các công cụ như clone stamp, spot healing brush, patch tool… Photoshop cho phép bạn retouch một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
LAYERS VÀ OPACITY (Lớp ảnh và Bóng mờ)
Photoshop làm việc chủ yếu trên các layer (hãy liên hệ với cách thực hiện phim hoạt hình ngày xưa). Bạn có thể tạo các layer với những mức điều chỉnh khác nhau, và kiểm soát opacity của chúng (cường độ, tức mức đậm nhạt của lớp đó lên ảnh thành phẩm). Điều này cho phép bạn kiểm soát siêu chính xác hình ảnh của bạn.
ACTIONS (Thao tác sẵn)
Các action cho phép bạn lưu lại một loạt các bước đã được thực hiện trước đó trong Photoshop, nhờ đó tất cả những gì bạn cần làm là nhấn một nút và chúng sẽ tự động được tiến hành.
Ví dụ, bạn có thể tạo một action tự sao chép layer hiện tại và sau đó thêm vào một layer lệnh curves hiệu chỉnh độ tương phản. Với việc dùng action, bạn sẽ tiết kiệm thời gian để thực hiện các bước này.
Nhiều action có thể cực kì phức tạp, và đã có cả một ngành công nghiệp nổi lên xoay quanh việc tạo ra và mua bán action. Vì để thành thạo Photoshop không hề đơn giản, nên việc mua các action được làm sẵn - để có những hiệu ứng nhất định - trở thành một lựa chọn phổ biến của nhiều nhiếp ảnh gia.
COMPOSITING (Ghép ảnh)
Bạn lỡ nhắm mắt trong một bức ảnh chụp nhóm? Không thành vấn đề với Photoshop! Bạn có thể sao chép đôi mắt mở từ bức ảnh khác, và dán chúng vào bức ảnh đang nhắm mắt!
Điều kì diệu này hoàn toàn khả thi, nhờ Photoshop là một trình biên tập dựa trên điểm ảnh. Có thể chọn những điểm ảnh cụ thể (như đôi mắt từ một bức ảnh) và thay thế chúng vào một ảnh khác, nghĩa là Photoshop có thể được sử dụng trong nhiều cách để kết hợp và xử lý hình ảnh.
Việc kết hợp các hình ảnh, hay ghép ảnh, như thế được gọi là “compositing”. Photoshop tuyệt vời trong việc này.
CONTENT AWARE FILL
Content Aware Fill là một tính năng kì diệu của Photoshop, có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể dùng tính năng này để loại bỏ những phần tử lớn và gây mất tập trung trong bức ảnh ( như loại bỏ một cái cây hay một tòa nhà).
Bạn cũng có thể sử dụng nó để kéo hoặc mở rộng hình ảnh “không có thật”. Tính năng này không phải lúc nào cũng hoạt động hoàn hảo, nhưng vẫn rất ấn tượng.
- Điểm yếu
Đắt
Với mức giá 699 $, Photoshop là một phần mềm không hề rẻ chút nào!
Khả năng rủi ro
Nếu bạn không cẩn thận, rất dễ vô tình lưu đè lên tập tin ban đầu của bạn, khiến bạn không thể quay lại hình ảnh chưa chỉnh sửa.
Không dễ để thành thạo
Vì Photoshop cung cấp rất nhiều quyền soát chi tiết, cho nên học sử dụng mỗi tính năng khi nào và như thế nào là việc cực kì nặng nề.
Không thích hợp để xử lí nhiều một lúc
Photoshop được thiết kế để làm việc với những hình ảnh riêng lẻ. Bạn sẽ thấy không vui chút nào khi mở hàng trăm tấm ảnh cùng lúc trong Photoshop! Thay vào đó, bạn thường phải mở từng ảnh một, mất khá nhiều thời gian.
Không phải là một trình xử lí file RAW
Nếu ảnh chụp từ máy ảnh ở định dạng RAW (nên là thế!) thì bạn cần phải xử lí hình ảnh trong chương trình Adobe Camera Raw (ACR) hay Lightroom trước khi đưa chúng vào Photoshop.
>> Xem tiếp : PHOTOSHOP VS LIGHTROOM: CUỘC CHIẾN LỊCH SỬ (PHẦN II)
>> Tham khảo các thiết bị nhiếp ảnh chuyên nghiệp, mua máy ảnh chính hãng trả góp tại Binhminhdigital
Nguồn bài viết: https://photographyconcentrate.com/
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D