Những Thông Số Kĩ Thuật Của Tai Nghe Mà Bạn Cần Quan Tâm

28/04/2017, 07:11 AM

Những thông số, thuật ngữ (specifications - specs) của một tai nghe nói lên điều gì về thiết bị? Khi chọn mua, nhiều người hoàn toàn không hiểu, cũng không nhận ra tầm quan trọng của chúng, từ đó đôi khi đem về những chiếc tai nghe không thích hợp với mình. Dưới đây là bài viết về những thông số kĩ thuật của tai nghe mà bạn cần quan tâm sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi chọn lựa mua tai nghe.

Những Thông Số Kĩ Thuật  Của Tai Nghe Mà Bạn Cần Quan Tâm (phần I)

  • Loại tai nghe (Type) Sẽ là một dòng mô tả như “in-ear headphone” (tai nghe nhét trong) hay “fullsize headphone” (tai nghe trùm kín). Thông tin này thường nằm ở vị trí nổi bật, chẳng hạn ngay dưới tên sản phẩm. Sự xuất hiện của thông tin này không mấy quan trọng, vì bạn có thể dễ dàng đoán ra qua hình dạng của tai nghe, nhưng ý nghĩa của nó thì sẽ là thông số đầu tiên bạn muốn biết, vì nó cho biết phong cách hoặc một phần tính năng của tai nghe (ví dụ, fullsize kín hơn nên sẽ cho âm bass tốt hơn).

    Những Thông Số Kĩ Thuật  Của Tai Nghe Mà Bạn Cần Quan Tâm (phần I)

  • Đường kính loa phát (Diameter Driver) – Chất lượng âm thanh phụ thuộc rất nhiều vào kích thước màng rung, được thể hiện bởi đường kính của loa. Đường kính lớn hơn, chất lượng âm thanh sẽ có xu hướng tốt hơn. Hầu hết loa của tai nghe nhét trong có đường kính 13.5 – 15.4mm, một số loại còn nhỏ hơn. Các loại over-ear và on-ear thì có thể nằm trong khoảng 30 – 53mm.
Những Thông Số Kĩ Thuật  Của Tai Nghe Mà Bạn Cần Quan Tâm (phần I)

  • Nam châm điện và cuộn dây động (Magnet & Voice Coil) – Hai bộ phận chủ chốt để loa có thể hoạt động, cũng chính là tai nghe hoạt động. Chất lượng âm thanh phụ thuộc nhiều vào hiệu suất của nam châm vĩnh cửu và cuộn dây động, hai bộ phận này lại được quyết định bởi chất lượng của vật liệu chế tạo. Như đã nói, một vài thông số quan trọng nhưng bạn không cần quá để ý trừ khi có kiến thức kĩ thuật.

  • Đáp ứng tần số (Frequency Response) – Là dải tần số âm thanh tối đa được tái tạo bởi tai nghe, từ nốt trầm thấp nhất cho đến nốt cao cao nhất, biễu diến bởi các giá trị số. Dải tần tai người nghe được thông thường là trong khoảng 20 – 20,000 Hz, tuy nhiên nhiều tai nghe có thể đến tận 28,000 Hz, như một số sản phẩm của Seinnheiser, mà theo hãng là tạo nốt cao (treble) trong hơn, hay hơn. Đổi lại, nếu vật liệu kĩ thuật không đáp ứng được tần số cao lại có hiện tượng tiếng hú, rất khó chịu trong khi sử dụng, điều hay thấy ở các tai nghe giá rẻ.
Những Thông Số Kĩ Thuật  Của Tai Nghe Mà Bạn Cần Quan Tâm (phần I)

  • Công suất đầu vào tối đa (Maximum Input Power) – Thể hiện nguồn điện tối đa được hỗ trợ cho tai nghe, đo bằng mW. Đây là công suất cao nhất có thể chịu được tức thời, có nghĩa là không phải lúc nào tai nghe có chỉ số này, chẳng hạn là 2500mW thì cần liên tục được cung cấp 2500mW. Điều đó thuộc về công suất danh định, hay công suất thực của tai nghe, thông thường nhỏ hơn nhiều công suất đỉnh. Hơn nữa, không nhất thiết giá trị càng lớn là càng tốt, thậm chí ngược lại. Tóm lại, miễn là vừa bằng hoặc cao hơn công suất đầu ra tối đa của người sử dụng thì bất kỳ giá trị nào cũng được.
  • Độ nhạy (Sensitivity) – Mức độ áp lực âm thanh tạo ra để đáp ứng với tín hiệu có năng lượng 1 mW. Đơn vị đo là decibel mỗi miliwatt (dB/mW). Ở cùng một mức âm thanh đầu vào, thì tai nghe có chỉ số độ nhạy cao hơn sẽ phát ra âm thanh to hơn. Mức chênh lệch từ 3 dB/mW trở lên được xem là có thể nghe được với hầu hết người bình thường.
  • Trở kháng (Impedance) – Là một giá trị cho biết mức điện trở của tai nghe. Đặc điểm kĩ thuật này chủ yếu tượng trưng cho điện trở cuộn dây động (voice coil) nhưng đồng thời cũng bao gồm cả trở kháng của dây cáp. Đơn vị đo là Ohm (Ω). Nếu bạn mua tai nghe cho thiết bị nghe nhạc cầm tay của mình, tức có điện áp thấp, thì nên chú ý đến tai nghe có trở kháng thấp, để đảm bảo hiệu quả tốt hơn và bền hơn.
  • Trọng lượng (Weight) – Chỉ ra trọng lượng của tai nghe, không gồm dây cáp. Đây là một vấn đề vừa nhỏ vừa lớn. Ví như bạn thích tai nghe nhét trong thì trọng lượng rõ ràng không đáng kể, nhưng với những tai nghe fullsize, to và cồng kềnh thì trọng lượng lại đồng hành với sự thoải mái, đặc biệt là trong quá trình sử dụng lâu dài.

  • Dây nối (cables) – Cáp có chiều dài và độ dày khác nhau, phù hợp với nhu cầu nghe khác nhau. Dây cáp thông thường có lõi là 99,5% đồng nguyên chất, nhưng để truyền tín hiệu hiệu quả hơn, một số tai nghe sử dụng dây có lõi đến 99,996% đồng nguyên chất (các loại đồng không oxy hóa), hoặc các nguyên liệu khác, thậm chí cả vàng. Ngoài ra, vỏ dây có thể được bọc bằng vải hoặc vật liệu tổng hợp có tính đàn hồi cao.

  • Kết nối (Connector) – Đầu vào của dây tai nghe. Có hai định dạng chính là tiêu chuẩn (6.3mm) và mini-plug (3.5mm). Hầu hết các cổng vào của smartphone hay laptop ngày nay đều dùng cổng mini-plug nên bạn không cần phải lo lắng vấn đề này, mà kể cả khi muốn chuyển đổi tai nghe sang amply hay smart TV (thường là 6.3mm) thì bạn có thể khắc phục bằng một bộ tiếp nối trung gian (adapter) khá đơn giản.

  • Phụ kiện đi kèm (Accessory Included) – Một danh sách các phụ kiện bổ sung mà bạn sẽ có miễn phí khi mua tai nghe, có thể là những thứ như cáp bổ sung, hộp đựng, pin, vv. Tất nhiên, sản phẩm càng đắt thì danh sách này càng dài. Ghé nhìn qua danh sách này lâu một chút để đảm bảo rằng bạn có mọi thứ bạn cần để sử dụng tai nghe theo đúng dự định.

Hy vọng bài viết này giú bạn hiểu rõ hơn về thông số kĩ thuật của tai nghe và sẽ giúp bạn lựa chọn được tai nghe chất lượng và phù hợp với mình!

>> Tham khảo các mẫu tai nghe chính hãng tại Binhminhdigital như: tai nghe Sony, tai nghe Sennheiser, tai nghe AKG

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH

MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội, Việt Nam, 115000