Những điều chưa biết về ngàm chuyển ống kính

24/10/2017, 04:21 AM
Việc sử dụng những ống kính đã cũ, không có khả năng tương thích với những chiếc máy ảnh hiện nay đều phải thực hiện thông qua ngàm chuyển. Tuy nhiên, có rất nhiều loại ngàm chuyển dành cho những loại ống kính khác nhau để có thể tương thích với máy ảnh của bạn. Hãy cùng điểm lại những điều chưa biết về ngàm chuyển ống kính nhé!

Những điều chưa biết về ngàm chuyển ống kính


Trong khuôn khổ bài viết này, sẽ giới thiệu đến các bạn những điều cần biết khi thực hiện việc chuyển ngàm ống kính (lens adaptation), tức là khi bạn muốn sử dụng một ống kính không cùng hệ ngàm với máy ảnh bạn đang dùng.

Để có thể sử dụng một ống kính không nằm trong hệ thông với máy ảnh của bạn, bạn cần nắm rỏ 4 yếu tố cơ bản sau:

   -Khoảng cách buồng tối (Flange focal distance) của ống kính bạn quan tâm và của máy ảnh bạn đang dùng.
   -Ống kính ban quan tâm có diện tích nhận sáng bao phủ được hết cảm biến máy ảnh của bạn đang dùng không.
   -Bạn có thể điều khiển vòng lấy nét hay khẩu độ của ống kính đó trên máy ảnh của bạn không.
   -Ngàm chuyển có trên thị trường không.

Trong 4 yếu tố trên, quan trọng nhất vẫn là yếu tố khoảng cách buồng tối của ống kính và máy ảnh mà bạn đang sử dụng. Khoảng cách buồng tối (FFD) là khoảng cách từ vị trí tiếp xúc của ống kính với thân máy ảnh tính đến mặt phẳng phim hoặc cảm biến. FFD là giá trị cố định với mỗi máy ảnh và tất cả ống kính sử dụng cho hệ máy ảnh đó.

Những điều chưa biết về ngàm chuyển ống kính


Trên máy ảnh, FFD bằng giá trị khoảng cách từ ngàm trên thân máy cho tới bề mặt phim hoặc cảm biến. Cần lưu ý là FFD khác với khoảng cách từ thấu kính sau tới mặt phẳng cảm biến vì tùy loại ống kính mà thấu kính sau có thể thụt vào trong thân ống kính hoặc nhô ra phía sau ngàm.

Với hệ thống máy ảnh DSLR, do cần không gian để bố trí gương lật và lăng kính cho ống ngắm quang học nên giá trị FFD thường lớn. Tuy nhiên, các máy ảnh không gương lật (mirrorless) hiện nay đã loại bỏ gương lật nên có thể giảm khoảng cách buồng tối xuống đáng kể. Với khoảng cách FFD ngắn này, lợi thế lớn của máy mirrorless là có thể sử dụng được gần như tất cả các ống kính cổ nếu có thể chế tạo ngàm chuyển để bù khoảng cách chênh lệch giữa hai giá trị FFD.

Những điều chưa biết về ngàm chuyển ống kính


Nếu FFD của ống kính ngắn hơn FFD của máy ảnh thì mặc dù bạn vẫn có thể lấy nét được, bạn chỉ có thể chụp gần mà không thể lấy nét vào điểm ở xa hoặc vô cực được. Chính vì thế, yếu tố quan trọng đầu tiên là bạn cần biết giá trị FFD của ống kính bạn muốn dùng là bao nhiêu và giá trị FFD của máy ảnh bạn đang dùng là bao nhiêu. Giá trị FFD hay Flange này các bạn có thể xem ở bảng tổng hợp bên dưới.

Bảng thống kê các loại ngàm máy ảnh phổ biến

Tên ngàm

Loại máy

FFD

Cảm biến / Cỡ Film

Hệ số crop

Số ống fix

Số ống zoom

Nikon 1

Mirrorless

17 mm

13.2 x 8.8 mm

2.7x

3

8

C

Cine/TV

17.5 mm

8 mm, 16 mm, 1/3", 1/2", 2/3", 1", 4/3"

-

-

-

(Fujifilm) X

Mirrorless

17.7 mm

APS-C

1.5x

12

11

(Canon) EF-M

Mirrorless

18 mm

APS-C

1.5x

1

3

(Sony) E

Mirrorless

18 mm

APS-C

1.5x

6

11

(Sony) FE

Mirrorless

18 mm

Full frame




1x

6

9





(Sony) FZ

Cine

19 mm

Super 35

1.5x

0

2

(Leica) L (SL/T)

Mirrorless

19 mm

APS-C / Full frame

1.5x

3 (APS-C)


1 (FF)

3 (APS-C)






2 (FF)







Micro four third (MFT)

Mirrorless

19.3 mm

4/3"

2x

22

17

(Samsung) NX

Mirrorless

25.5 mm

APS-C

1.5x

5

4

(Leica) M

Rangefinder

27.8 mm

Full frame

1x

-

-

LTM/L39

Rangefinder

28.8 mm

Full frame

1x

-

-

(Contax) G

Rangefinder

29 mm

Full frame

1x

6

1

(Olympus) Pen F (FT)

SLR

28.95 mm

Half-frame




18 x 24 mm

-

16

2




(Olympus) Four third

SLR

38.67 mm

4/3"

2x

12

30

(Konica) AR

SLR

40.5 mm

Full frame

1x

36

16

(Canon) FL

SLR

42 mm

Full frame

1x



(Canon) FD

SLR

42 mm

Full frame

1x

107

34

(Canon) EF

SLR/DSLR

44 mm

Full frame

1x

47

64

(Canon) EF-S

DSLR

44 mm

APS-C

1.6x

2

9

(Praktica) B (PB)

SLR

44 mm

Full frame

1x

-

-

(Sigma) SA

DSLR

44 mm

APS-C / Full frame

1.5x / 1x

-

-

(Minolta/Konica Minolta/Sony) A

DSLT

44.5 mm

Full frame

1x

42+0+17

50+2+13

(Minolta/Konica Minolta/Sony) A

DSLT

44.5 mm

APS-C

1.5x

0+0+3

0+3+13

(Rollei/Voigtlander) QBM

SLR

44.5 mm

Full frame

1x

-

-

Exakta

SLR

44.7 mm

Full frame

1x

-

-

(Zenit) M39

SLR

45.2 mm

Full frame

1x

-

-

M42

SLR

45.46 mm

Full frame

1x

-

-

(Pentax) K / PK

SLR

45.46 mm

Full frame

1x

131

77

(Contax) C/Y

SLR

45.5 mm

Full frame

1x

24

5

(Olympus) OM

SLR

46 mm

Full frame

1x

38

14

(Nikon) F

SLR/DSLR

46.5 mm

APS-C / Full frame

1.5x / 1x

-

-

(Leica) R

SLR

47 mm

Full frame

1x

-

-

(Contax) N

SLR

48 mm

Full frame

1x

4

5

(Arriflex) B / PL

Cine

52 mm

-

-

-

-

(Tamron) T

SLR

55 mm

Full frame

1x

-

-

(Sigma/Yashica...) YS

SLR

55 mm

Full frame

1x

-

-

(Contax) 645

SLR

64 mm

Full frame

1x

-

-

(Pentax) 645

SLR

70.87 mm

Medium format (60 x 45 mm)

0.79x

-

-

(Pentacon) Pentacon Six

SLR

74.1 mm

Medium format (60 x 60 mm)

-

-

-

 

Nhìn trên bảng tổng hợp, bạn cũng có thể nhận ra giá trị diện tích cảm biến của hệ máy tương ứng với mỗi ống kính để các bạn biết ống kính đó có thể sử dụng được hết cảm biến máy ảnh của bạn không.


Nói cách khác thì diện tích cảm biến mà một ống kính có thể bao phủ nhỏ hơn diện tích cảm biến máy ảnh của bạn thì ảnh chụp sẽ bị tối góc hoặc thậm chí ảnh sẽ chỉ hiện ở phần trung tâm, còn xung quanh là màu đen.

Những điều chưa biết về ngàm chuyển ống kính


Các trường hợp đặc biệt như bạn cần xác định FFD của ống kính cho máy projector, enlarger hay ống kính mất nhãn mác, không rõ nhà sản xuất, bạn có thể xác định FFD bằng cách vặn vòng lấy nét về vô cực (nếu có), đưa ống kính lại gần máy ảnh và ngắm đến khi thấy ảnh nét thì đo khoảng cách từ điểm tận cùng trên thân ống kính tới mặt phẳng cảm biến là có thể xác định tương đối FFD, sau đó dựa vào các nguồn dữ liệu để xác định ống kính đó cần ngàm chuyển nào.

Về cơ bản, máy ảnh của bạn có FFD ngắn hơn FFD của ống kính thì bạn có thể dùng ngàm chuyển để chuyển ngàm ống kính đó về ngàm dùng cho máy ảnh của bạn. Tuy nhiên không có nghĩa là tất cả ống kính có FFD dài hơn FFD máy ảnh của bạn là bạn chuyển ngàm được và có một số ống kính có FFD ngắn hơn FFD máy ảnh của bạn cũng có thể chuyển ngàm được.

Những điều chưa biết về ngàm chuyển ống kính

Hiện nay ngàm chuyển có khoảng 10 loại như mình liệt kê ở dưới nhưng về cơ bản thì có 4 loại: ngàm chuyển vật lý thông thường (loại 1, 2, 3, 4), ngàm có mạch điện (loại 5, 6), ngàm phục vụ mục đích đặc biệt (loại 7, 8, 9, 10) và ngàm thay thế ngàm gốc (tạm thời hoặc vĩnh viễn, loại 11).

   (1) Ngàm chuyển vật lý thông thường
   (2) Ngàm chuyển có lỗ khẩu
   (3) Ngàm chuyển lấy nét cận
   (4) Ngàm chuyển có thấu kính để bù chênh lệch FFD
   (5) Ngàm chuyển có mạch điện (ngàm điều khiển khẩu và AF)
   (6) Ngàm chuyển có motor
   (7) Ngàm chuyển giảm tiêu cự (focal reducer hay speed booster)
   (8) Ngàm chuyển tilt
   (9) Ngàm chuyển tilt-shift
   (10) Ngàm chuyển có bộ lọc ND
   (11) Ngàm chuyển thay thế ngàm gốc (để mod ống kính)

>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000