- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Những điều cần lưu ý khi chọn mua bảng vẽ điện tử Wacom
Bảng vẽ điện tử Wacom là một công cụ vô cùng hữu ích cho các nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế đồ họa, giúp cho công việc chỉnh sửa và thiết kế hình ảnh trở nên thuận tiện, nhanh chóng và chất lượng tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chọn mua và sử dụng, khách hàng cũng nên lưu ý những điều khi chọn mua bảng vẽ điện tử Wacom dưới đây để có được sản phẩm ưng ý và tốt nhất.
>> Xem thêm: Điểm qua top 4 bảng vẽ cảm ứng Wacom giá rẻ tốt nhất hiện nay
Độ phân giải và chất lượng màu
Điều quan trọng trước khi bạn mua bảng vẽ Wacom là độ phân giải mà nó cung cấp. Về cơ bản, độ phân giải được đánh giá càng cao, càng hiển thị được nhiều chi tiết trong bảng vẽ của mình. Với nhu cầu thiết kế cơ bản, việc hiển thị chi tiết tốt có thể không cần thiết và bạn có thể tiết kiệm cho mình bằng cách mua một bảng vẽ cơ bản với độ phân giải thấp hơn. Nếu bạn đang sản xuất mỹ thuật hoặc vẽ hình ảnh thực tế đòi hỏi độ phức tạp nhiều hơn thì bạn cần thiết phải đầu tư cho mình một bảng vẽ với độ phân giải cao để phục vụ tốt công việc.
Màn hình phải có chất lượng màu hoặc gam màu tốt, điều này được đo bằng% của NTSC hoặc% Adobe RGB.
Độ nhạy áp lực
Độ nhạy áp lực là một yếu tố quan trọng để xác định chất lượng bảng vẽ điện tử Wacom, được xác định bằng mức độ đậm nhạt của nét vẽ thông qua độ nhạy của bảng vẽ và bút cảm ứng. Nếu bạn chỉ cần làm các bản phác thảo đơn giản, bạn có thể không quan tâm quá nhiều về độ nhạy áp lực. Nhưng đối với bất kỳ công việc nghệ thuật và thiết kế nghiêm túc, nó là điều cần thiết.
Nhiều máy tính bảng đồ họa hiện đại bao gồm độ nhạy áp lực và có thể thay đổi độ sâu của nét vẽ tùy thuộc vào mức độ bạn sử dụng bút. 1024 – 2048 là 2 chỉ số độ nhạy áp lực phổ biến của các dòng bảng vẽ đồ họa hiện tại.
Tốc độ phản hồi
Yếu tố này được đo bằng điểm trên giây (PPS) hoặc độ phản hồi mỗi giây (RPS) tùy vào nhà sản xuất, con số càng cao sẽ cho tốc độ phản hồi càng tốt, điều đó có nghĩa là ít thời gian chờ (độ trễ) khi bạn thực hiện một nét vẽ trên bề mặt bảng vẽ và khi máy tính phản ứng với nét vẽ đó.
Kích thước màn hình vẽ
Chọn kích thước đầu tiên của màn hình vẽ: giá trị này được đo bằng inch (13 ”, 15.6 ”, 19.5 ”, 21.5 ”…). Wacom có kích thước 10 inch là tương đối nhỏ, lên đến 15,6 inch, đây là kích thước trung bình di động, nhỏ gọn. Với 19,5 inch là một kích thước khá tốt cho hầu hết các mục đích sử dụng, đủ rộng để vẽ thoải mái nhưng không quá lớn để chiếm hết không gian bàn làm việc của bạn. Cuối cùng 21,5 inch là một màn hình lớn, tuyệt vời để vẽ, chỉ cần đảm bảo bạn có đủ không gian bàn làm việc.
Hotkeys (phím tắt)
Các phím tắt ngày càng trở nên phổ biến hơn được tích hợp trên bảng. Các phím này được thiết kế để giúp bạn tiết kiệm thời gian và hợp lý hóa quy trình làm việc của bạn. Nhiều bảng vẽ sẽ cho phép bạn lập trình các phím tắt yêu thích của mình, một số khác sẽ tự động gom các phím tắt mà bạn sử dụng nhiều nhất để ưu tiên.
Bút Stylus (bút cảm ứng)
Đối với các chuyên gia, bút stylus tốt nhất có hai dạng: bút Stylus dùng pin có thể sạc lại thồng qua USB hoặc sử dụng dòng điện dựa trên cảm ứng điện từ (EMR). Chúng được thiết kế đặc biệt để mang đến cho bạn trải nghiệm vẽ chân thực như dùng bút chì vẽ trên giấy thông thường. Stylus EMR có xu hướng mỏng hơn loại chạy bằng pin và có điểm dày hơn.
Hỗ trợ nghiêng bút
Điều này có nghĩa là bạn có thể thay đổi độ dày và kết cấu của nét cọ tùy thuộc vào độ nghiêng của bút kỹ thuật số đối với bề mặt vẽ. Điều này rất hữu ích để mô phỏng các kỹ thuật vẽ truyền thống như than, bút vẽ thực,…Tính năng này thường chỉ có trên các bảng vẽ đồ họa hàng đầu như Intuos Pro.
Cảm ứng đa điểm
Điều này có nghĩa là bạn có thể phóng to và thu nhỏ bằng hai ngón tay trên bề mặt của bảng vẽ Wacom hoặc bạn có thể xoay và di chuyển xung quanh khung vẽ bằng nhiều cử chỉ chạm trên bề mặt khác nhau. Nó rất thuận tiện giúp bạn thao tác nhanh chóng và mượt hơn nhưng hãy cân nhắc đến giá thành xem bạn có thực sự cần nó cho nhu cầu của mình hay không.
Hy vọng với những lưu ý khi chọn mua bảng vẽ điện tử Wacom trên đây sẽ giúp người dùng hiểu hơn về sản phẩm và chọn mua hiệu quả nhất.
>> Nếu có nhu cầu xem thêm các sản phẩm bảng vẽ điện tử mà Binhminhdigital cung cấp, bạn hãy click vào đây nhé!
Biển qua ống kính máy ảnh(28/04/2016) |
Thủ thuật chụp ảnh phơi sáng dài(1/12/2016) |
Các cách chống ẩm chỉ với 0 đồng(30/08/2016) |
Kỹ thuật Motion Blur trong nhiếp ảnh(13/09/2017) |
Khi nào nên lấy nét bằng chế độ MF?(23/03/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D