Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần 2)

15/04/2016, 09:28 AM
Ở phần trước, ta có thời gian tìm hiểu về kỹ thuật bố trí với kiến thức về cách đặc tả đối tượng qua ống kính. Bây giờ, ta tiếp tục với những kiến thức kỹ thuật nhằm tối ưu cho bức hình của chúng ta.


>>>Cùng chủ đề: Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần 1)



Bố cục khuôn hình

Bố cục khuôn hình có thể hiểu đơn giản là cách mà ta đóng khung đối tượng như thế nào. đối với một nhà nhiếp ảnh giỏi thì, bố cục khuôn hình tức là phải đặt đối tượng một cách thích đáng vào trong khuôn ảnh ngay khi chụp.
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần 2)
Dù đối tượng có kích thước lớn hay nhỏ thì ta vẫn có cách:

1. Ảnh toàn cảnh là ảnh chụp đối tượng ở giữa môi trường xung quanh. Ví dụ, toà lâu đài nằm giữa vùng cao nguyên rộng lớn, toàn cảnh một hải cảng v.v...

2. Ảnh trung cảnh là bức ảnh được khuôn hình sát hơn. Nó nhấn mạnh đến chủ đề chính, và không để cho môi trường xung quanh chiếm một vị trí lớn.

3. Ảnh cận cảnh là ảnh chứa đựng phần chủ yếu của đối tượng không đưa vào ảnh một cách đáng kể môi trường xung quanh. Hình dáng đối tượng chính sẽ được ống kính thu vào rõ nhất, các yếu tố khác không cần thiết phải nổi bật.
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần 2)
4. Ảnh đặc tả là ảnh chỉ chụp một phần có ý nghĩa các đối tượng: khuôn mặt, bàn tay…Ảnh đặc tả là ảnh có thể nhấn mạnh đặc điểm hay lột tả được sự khác biệt của đối tượng với các đường nét, chi tiết riêng. Một cái cây cổ thụ với vết tách giữa thân cây tạo sự liên tưởng thú vị, mộ khuôn mặt người thợ mỏ với những nét khắc khổ cùng bụi bám đầy lên da cũng khiến người xem hiểu hết được sự vất vả, nguy hiểm của cuộc sống.

Vẫn luôn có sự chuyển đổi giữa ảnh toàn cảnh và ảnh đặc tả. Đang chụp toàn cảnh, thấy được một đối tượng đặc biệt ta có thể:

- Tới gần đối tượng

- Thay đổi ống kính tiêu cự dài hơn để cho hình ảnh được sắc nét nhất có thể.

Điểm nhìn người chụp

Ta đã có đối tượng, ta có thể hình dung bố cục, vậy điểm nhìn của ta là phải làm sao cho sự phối cảnh của đối tượng là tốt nhất. Điểm nhìn cũng là một nguyên tắc đường chân trời của hội họa.

Nếu như không di chuyển máy ảnh, ta thay ống kính thường bằng một ống kính tiêu cự dài, ta sẽ thấy trong khung ngắm phản quang mà ta đã thay đổi độ lớn của hình ảnh và hiện trường thu được vào trong ống kính. Tuy độ lớn thay đổi nhưng vẫn giữ được mối quan hệ diện tích, khoảng cách giữa các đối tượng, lẫn sự hội tụ tự nhiên của các đường nét trong cảnh mà ta quan sát. Có nghĩa là phối cảnh vẫn không thay đổi từ đầu tới cuối. Dễ hiểu là ta chỉ đơn giản thu phóng hình ảnh lúc xa lúc gần mà thôi. Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, điểm nhìn có các kiểu:
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần 2)
- Điểm nhìn thấp (hoặc rất thấp) có tác dụng như làm cho các vật nhích lại gần nhau, như thể chồng lên nhau. Nó làm các vật thể nổi bật lên bối cảnh, nền trời. Đường chân trời sẽ bị hạ thấp.

- Điểm nhìn cao (hoặc rất cao) lại tách rời các đối tượng. Nó cũng làm giảm chiều cao của các đối tượng nằm ở tiền cảnh. Ở kiểu này, đường chân trời được nâng cao.

- Điểm nhìn trung bình là điểm nhìn ở ngang tầm con mắt ta.

Vị trí của điểm nhìn sẽ xác định điểm hội tụ của các đường song song với trục chính nằm ngang theo con mắt của người chụp hay của ống kính. Điểm đó là điểm biến chính. Cũng giống như khi ta giương ống kính lên và các đường nét thẳng của các tòa nhà cao tầng đều tập hợp lại một điểm.
 
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần 2)

Điều ta cần phải biết trong mọi trường hợp là:

- Nghiêng máy sẽ tự động làm cho các đường thẳng đứng trong ảnh bị hội tụ.

- Sự hội tụ đó có thể tránh được bằng cách dùng một số phụ tùng hoặc một số biện pháp đặc biêt.
 
 (còn nữa)

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm máy ảnh, ống kính hay các thiết bị nhiếp ảnh chuyên nghiệp, bạn có thể liên hệ Binh Minh Digital để được hỗ trợ tốt nhất với các sản phẩm chính hãng giá cực rẻ thông qua hai hình thức: đăng ký mua hàng trả góp hoặc thanh toán một lần.

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000