- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Nâng cao kỹ thuật nhiếp ảnh với bảng nhiệt độ màu và các chế độ cân bằng trắng
24/02/2017, 04:45 AM
Bảng nhiệt độ màu (hay còn gọi là độ Kelvin – độ K) và thiết lập cân bằng trắng (White Blance – WB) rất quan trọng trong kỹ thuật nhiếp ảnh. Tùy vào điều chỉnh mà một bức ảnh có thể có tông màu ấm – nóng hoặc lạnh – nhạt. Chỉ cần hiêu rõ về cân bằng trắng, bạn sẽ nâng cao kỹ thuật nhiếp ảnh vơi bảng nhiệt độ màu Kelvin và các chế độ WB.
Khái niệm cân bằng trắng và độ K
Cân bằng trắng là khả năng lưu lại màu sắc của đối tượng, cảnh vật… được chụp theo đúng với màu trắng mà mắt người có thể cảm nhận được. Quá trình lưu lại màu sắc được xử lí giúp cho những đối tượng, những chi tiết trong bức ảnh có màu trắng đúng theo mắt người có thể cảm nhận và nhận diện màu sắc khác nhau để cân bằng sao cho trông tự nhiên nhất, chân thật nhất với thực tế.
Vì thế, không có bất cứ một quy định nhất quán nào chính xác cho việc sử dụng các chế độ WB trên máy ảnh bởi mỗi khung hình, mỗi cảnh vật và đối tượng khác nhau sẽ có những tông màu khác nhau. Ví dụ như chụp phong cảnh ở trời nắng gắt khác với chụp chân dung trong nhà. Ngoài ra, nó cũng tùy theo gu thẫm mỹ của từng người.
Máy ảnh có các chế độ cân bằng trắng khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh đã được nghiên cứu sẵn để người dùng có thể tùy ý lựa chọn cho phù hợp. Và mỗi chế độ đó sẽ tương ứng với một dải nhiệt độ màu (độ K) khác nhau. Có thể coi việc điều chỉnh độ K là việc điều chỉnh cân bằng trắng nhưng ở mức độ chi tiết hơn trong kỹ thuật nhiếp ảnh.
Thường thì các hãng như Nikon hay Canon sẽ có sẵn các chế độ WB tương ứng với thang nhiệt độ màu như sau: Daylight (5200K), Shade (7000k), Cloudy (6000K), Tungsten light (3200K), White fluorescent light (4000K), Flash (6000K), Custom White Balance.
- Daylight (hình mặt trời): thích hợp chụp với ánh sáng mặt trời chói chang, làm bức ảnh có độ dịu nhẹ hơn so với sự gay gắt của mặt trời. Độ K được cân bằng ở mức 5200K.
- Shade(hình ngôi nhà đổ bóng): thích hợp để chụp các đối tượng trong bóng râm hay trong nhà, nên hơi tối và nhợt nhạt hơn so với thực tế với nhiệt độ màu là 7000K. Bức ảnh sẽ được cân bằng để màu sắc ấm áp hơn.
- Cloudy (hình đám mây): lúc trời nhiều mây, lượng ánh sáng ít ỏi từ mặt trời sẽ khiến chủ thể trông hơi ảm đạm, cũng tương đương với chế độ Shade nhưng ở ngoài trời với nhiệt độ màu là 6000K. Ảnh chụp sẽ được cân bằng để tươi tắn hơn. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là nhiệt độ màu cao hơn thì tông màu của toàn bức ảnh sẽ trở lên lạnh hơn.
- Tungsten (hình chiếc đèn sợi đốt chiếu sáng): chế độ WB này nhận biết ánh sáng được phát ra từ đèn sợi tóc có xu hướng ám vàng hoặc cam là màu nóng, nên máy sẽ tự điều chỉnh để có tông màu bớt nóng và dịu hơn.
- Fluoescent (hình đèn huỳnh quanh): đối lập với chế độ Tungsten khiến bức hình trông ấm hơn.
- Flash (hình dấu sét): cảm biến sẽ tự động điều chỉnh để phân bố ánh sáng đều hơn giữa vùng có và không có Flash.
- Custom White Balance: người dùng tự ý chỉnh WB, tức là bạn có thể tự ý tăng hoặc giảm nhiệt độ K cho bức ảnh của bạn tùy ý.
Như vậy, ta thấy rằng sự điều chỉnh WB hay chi tiết hơn là tăng giảm độ K sẽ khiến bức ảnh của bạn trở nên ấm nóng, rực rỡ hay có vẻ lạnh và xưa cũ. Độ K càng cao, tông màu sẽ trông lạnh nhạt hơn, độ K càng thấp, bức ảnh có phần nóng và ấm hơn.
Bạn có thể xem tấm hình ở dưới để thấy rõ hơn vấn đề này:
Tầm quan trọng của WB và bảng nhiệt độ màu
Màu trắng thuần khiết khi ở trong môi trường có nhiều màu sắc khác nhau sẽ dễ bị ám màu của môi trường đó. Kể cả những màu sắc khác cũng bị hiện tượng này, không riêng màu trắng. Mắt người có khả năng nhận biết được gần như chính xác màu trắng thuần khiết dù không hoàn toàn 100%. Nhưng với máy móc, đặc biệt là cảm biến máy ảnh thì điều này không dễ dàng, nhất là trong môi trường có nhiều màu sắc với các cấp độ khác nhau.
Nếu bạn chụp ảnh trong nhà, bóng đèn sợi đốt sẽ tỏa ánh sáng vàng cam khiến bức ảnh có thể bị ám vàng hoặc đèn huỳnh quang sẽ khiến bức ảnh bị ám màu xanh nhạt. Vì thế, việc thiết lập WB là để máy ảnh nhận biết được màu trắng thực sự là thế nào. Và nó có thể tự suy ra những màu khác chuẩn nhất. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật nhiếp ảnh không dễ bởi đòi hỏi một sự điều chỉnh nhiều cấp độ mới có thể cho ra sự ưng ý trong nhiều trường hợp.
Về bảng nhiệt độ màu (độ Kelvin)
Mỗi chế độ WB chỉ được áp vào một giá trí hay khoảng giá trị độ K nhất định. Nhưng ngoài khoảng đó, ta còn có những giá trị khác. Khi nói tới nhiệt độ của một vật thì đó chính là độ sáng chứ không phải là nhiệt độ. Bởi nhiếp ảnh quan trọng nhất là ánh sáng.
Và như đã trình bày ở trên, độ K càng cao, tức nguồn sáng có nhiệt độ ánh sáng cao thì sẽ phát ra ánh sáng màu xanh. Trong khi nguồn sáng yếu thì ánh sáng thường có màu thiên về màu đỏ (như vàng hoặc cam), độ K thấp hơn. Và những nguồn sáng có nhiệt độ cao phát ra sắc xanh chính là màu lạnh, còn nguồn sáng yếu phát ra sắc đỏ hoặc cam chính là màu nóng. Đó chính là sự bức xạ ánh sáng theo hướng lạnh hoặc nóng từ nguồn sáng.
Ta có mẹo nhỏ là nếu ánh sáng phát ra từ nguồn mạnh như bếp ga thì ánh sáng sẽ có màu xanh (độ K sẽ cao), nếu nguồn sáng yếu hơn như đèn cầy thì ánh sáng có màu đỏ (độ K thấp hơn).
Thêm nữa, thường chụp ảnh khi trời nhiều mây thì bức xạ ánh sáng sẽ lớn hơn so với khi không có mây bởi ánh sáng được tán xạ ra môi trường mạnh hơn nên nhiệt độ màu thực tế sẽ cao hơn (độ K cao hơn). Nên ảnh chụp thường có tông màu lạnh.
Cách chỉnh cân bằng trắng bằng độ K
Các chế độ thiết lập WB khác nhau sẽ tương ứng với một giá trị độ K khác nhau, và sẽ cho ra những kết quả khác nhau tùy trường hợp. Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, thường người ta hay chụp cùng một cảnh, trong cùng một điều kiện thời tiết với nhiều chế độ khác nhau để tìm ra được tấm ảnh ưng ý nhất và có thêm kinh nghiệm.
Bảng tham khảo nhiệt độ màu thực tế với từng nguồn sáng khác nhau:
Cách xác lập WB thủ công đơn giản nhất
Cách 1: Tìm bất cứ một vật nào có màu trắng thật trắng làm chuẩn. Có thể là tờ giấy A4, tờ bìa trắng, bức tương màu trắng tinh. Tiến hành chụp lại và chỉnh cho máy ảnh nhận màu trắng vừa chụp làm WB chuẩn. có một điều cần lưu ý: nếu quá sáng hay quá tối cũng không thể cân bằng trắng.
Cách 2: Lấy một tờ giấy màu xám (20% độ xám) để làm mẫu. Bởi màu xám là màu trung tính để chỉnh sửa các màu khác. Nhưng giá cả hơi cao và phải luôn luôn mang theo bên mình khi chụp ảnh.
Cách 3: Sử dụng gam màu trung tính có sẵn trong bức ảnh để chỉnh sửa các màu khác trên các phần mềm dựa theo màu đó.
Vậy, cân bằng trắng có vai trò khá quan trọng trong việc tạo ra những bức ảnh khiến người xem hài lòng. Bạn nên chọn các chế độ Wb khác nhau hoặc nên điều chỉnh nhiệt độ K và thiết lập WB chuẩn như cách trên để nâng cao kỹ thuật nhiếp ảnh của bản thân.
>>> Tìm hiểu thêm về các kỹ thuật nhiếp ảnh
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp thiết bị nhiếp ảnh chính hãng giá rẻ tại các chi nhánh Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.
Khái niệm cân bằng trắng và độ K
Cân bằng trắng là khả năng lưu lại màu sắc của đối tượng, cảnh vật… được chụp theo đúng với màu trắng mà mắt người có thể cảm nhận được. Quá trình lưu lại màu sắc được xử lí giúp cho những đối tượng, những chi tiết trong bức ảnh có màu trắng đúng theo mắt người có thể cảm nhận và nhận diện màu sắc khác nhau để cân bằng sao cho trông tự nhiên nhất, chân thật nhất với thực tế.
Vì thế, không có bất cứ một quy định nhất quán nào chính xác cho việc sử dụng các chế độ WB trên máy ảnh bởi mỗi khung hình, mỗi cảnh vật và đối tượng khác nhau sẽ có những tông màu khác nhau. Ví dụ như chụp phong cảnh ở trời nắng gắt khác với chụp chân dung trong nhà. Ngoài ra, nó cũng tùy theo gu thẫm mỹ của từng người.
Máy ảnh có các chế độ cân bằng trắng khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh đã được nghiên cứu sẵn để người dùng có thể tùy ý lựa chọn cho phù hợp. Và mỗi chế độ đó sẽ tương ứng với một dải nhiệt độ màu (độ K) khác nhau. Có thể coi việc điều chỉnh độ K là việc điều chỉnh cân bằng trắng nhưng ở mức độ chi tiết hơn trong kỹ thuật nhiếp ảnh.
Thường thì các hãng như Nikon hay Canon sẽ có sẵn các chế độ WB tương ứng với thang nhiệt độ màu như sau: Daylight (5200K), Shade (7000k), Cloudy (6000K), Tungsten light (3200K), White fluorescent light (4000K), Flash (6000K), Custom White Balance.
- Daylight (hình mặt trời): thích hợp chụp với ánh sáng mặt trời chói chang, làm bức ảnh có độ dịu nhẹ hơn so với sự gay gắt của mặt trời. Độ K được cân bằng ở mức 5200K.
- Shade(hình ngôi nhà đổ bóng): thích hợp để chụp các đối tượng trong bóng râm hay trong nhà, nên hơi tối và nhợt nhạt hơn so với thực tế với nhiệt độ màu là 7000K. Bức ảnh sẽ được cân bằng để màu sắc ấm áp hơn.
- Cloudy (hình đám mây): lúc trời nhiều mây, lượng ánh sáng ít ỏi từ mặt trời sẽ khiến chủ thể trông hơi ảm đạm, cũng tương đương với chế độ Shade nhưng ở ngoài trời với nhiệt độ màu là 6000K. Ảnh chụp sẽ được cân bằng để tươi tắn hơn. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là nhiệt độ màu cao hơn thì tông màu của toàn bức ảnh sẽ trở lên lạnh hơn.
- Tungsten (hình chiếc đèn sợi đốt chiếu sáng): chế độ WB này nhận biết ánh sáng được phát ra từ đèn sợi tóc có xu hướng ám vàng hoặc cam là màu nóng, nên máy sẽ tự điều chỉnh để có tông màu bớt nóng và dịu hơn.
- Fluoescent (hình đèn huỳnh quanh): đối lập với chế độ Tungsten khiến bức hình trông ấm hơn.
- Flash (hình dấu sét): cảm biến sẽ tự động điều chỉnh để phân bố ánh sáng đều hơn giữa vùng có và không có Flash.
- Custom White Balance: người dùng tự ý chỉnh WB, tức là bạn có thể tự ý tăng hoặc giảm nhiệt độ K cho bức ảnh của bạn tùy ý.
Như vậy, ta thấy rằng sự điều chỉnh WB hay chi tiết hơn là tăng giảm độ K sẽ khiến bức ảnh của bạn trở nên ấm nóng, rực rỡ hay có vẻ lạnh và xưa cũ. Độ K càng cao, tông màu sẽ trông lạnh nhạt hơn, độ K càng thấp, bức ảnh có phần nóng và ấm hơn.
Bạn có thể xem tấm hình ở dưới để thấy rõ hơn vấn đề này:
Tầm quan trọng của WB và bảng nhiệt độ màu
Màu trắng thuần khiết khi ở trong môi trường có nhiều màu sắc khác nhau sẽ dễ bị ám màu của môi trường đó. Kể cả những màu sắc khác cũng bị hiện tượng này, không riêng màu trắng. Mắt người có khả năng nhận biết được gần như chính xác màu trắng thuần khiết dù không hoàn toàn 100%. Nhưng với máy móc, đặc biệt là cảm biến máy ảnh thì điều này không dễ dàng, nhất là trong môi trường có nhiều màu sắc với các cấp độ khác nhau.
Nếu bạn chụp ảnh trong nhà, bóng đèn sợi đốt sẽ tỏa ánh sáng vàng cam khiến bức ảnh có thể bị ám vàng hoặc đèn huỳnh quang sẽ khiến bức ảnh bị ám màu xanh nhạt. Vì thế, việc thiết lập WB là để máy ảnh nhận biết được màu trắng thực sự là thế nào. Và nó có thể tự suy ra những màu khác chuẩn nhất. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật nhiếp ảnh không dễ bởi đòi hỏi một sự điều chỉnh nhiều cấp độ mới có thể cho ra sự ưng ý trong nhiều trường hợp.
Về bảng nhiệt độ màu (độ Kelvin)
Mỗi chế độ WB chỉ được áp vào một giá trí hay khoảng giá trị độ K nhất định. Nhưng ngoài khoảng đó, ta còn có những giá trị khác. Khi nói tới nhiệt độ của một vật thì đó chính là độ sáng chứ không phải là nhiệt độ. Bởi nhiếp ảnh quan trọng nhất là ánh sáng.
Và như đã trình bày ở trên, độ K càng cao, tức nguồn sáng có nhiệt độ ánh sáng cao thì sẽ phát ra ánh sáng màu xanh. Trong khi nguồn sáng yếu thì ánh sáng thường có màu thiên về màu đỏ (như vàng hoặc cam), độ K thấp hơn. Và những nguồn sáng có nhiệt độ cao phát ra sắc xanh chính là màu lạnh, còn nguồn sáng yếu phát ra sắc đỏ hoặc cam chính là màu nóng. Đó chính là sự bức xạ ánh sáng theo hướng lạnh hoặc nóng từ nguồn sáng.
Ta có mẹo nhỏ là nếu ánh sáng phát ra từ nguồn mạnh như bếp ga thì ánh sáng sẽ có màu xanh (độ K sẽ cao), nếu nguồn sáng yếu hơn như đèn cầy thì ánh sáng có màu đỏ (độ K thấp hơn).
Thêm nữa, thường chụp ảnh khi trời nhiều mây thì bức xạ ánh sáng sẽ lớn hơn so với khi không có mây bởi ánh sáng được tán xạ ra môi trường mạnh hơn nên nhiệt độ màu thực tế sẽ cao hơn (độ K cao hơn). Nên ảnh chụp thường có tông màu lạnh.
Cách chỉnh cân bằng trắng bằng độ K
Các chế độ thiết lập WB khác nhau sẽ tương ứng với một giá trị độ K khác nhau, và sẽ cho ra những kết quả khác nhau tùy trường hợp. Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, thường người ta hay chụp cùng một cảnh, trong cùng một điều kiện thời tiết với nhiều chế độ khác nhau để tìm ra được tấm ảnh ưng ý nhất và có thêm kinh nghiệm.
Bảng tham khảo nhiệt độ màu thực tế với từng nguồn sáng khác nhau:
1000K |
Ánh sáng đèn dầu, đèn cầy |
2000K |
Rạng đông |
2500K |
Ánh sáng từ đèn sợi đốt |
3000K |
Ánh đèn mờ trong phòng |
4000K |
Ánh đèn huỳnh quang |
5000K |
Ánh sáng ban ngày, đèn flash |
5500K |
Trời đứng bóng, trong xanh |
6000K |
Ánh sáng mặt trời không mây |
7000K |
Ánh sáng mặt trời có mây |
8000K |
Trời nhiều mây |
9000K |
Bóng râm mát ngày trời trong |
10.000K |
Trời nhiều mây đen, sắp mưa |
11.000K |
Trời trong xanh không có mặt trời |
20.000K |
Trời chiều, mặt trời khuất núi |
Cách xác lập WB thủ công đơn giản nhất
Cách 1: Tìm bất cứ một vật nào có màu trắng thật trắng làm chuẩn. Có thể là tờ giấy A4, tờ bìa trắng, bức tương màu trắng tinh. Tiến hành chụp lại và chỉnh cho máy ảnh nhận màu trắng vừa chụp làm WB chuẩn. có một điều cần lưu ý: nếu quá sáng hay quá tối cũng không thể cân bằng trắng.
Cách 2: Lấy một tờ giấy màu xám (20% độ xám) để làm mẫu. Bởi màu xám là màu trung tính để chỉnh sửa các màu khác. Nhưng giá cả hơi cao và phải luôn luôn mang theo bên mình khi chụp ảnh.
Cách 3: Sử dụng gam màu trung tính có sẵn trong bức ảnh để chỉnh sửa các màu khác trên các phần mềm dựa theo màu đó.
Vậy, cân bằng trắng có vai trò khá quan trọng trong việc tạo ra những bức ảnh khiến người xem hài lòng. Bạn nên chọn các chế độ Wb khác nhau hoặc nên điều chỉnh nhiệt độ K và thiết lập WB chuẩn như cách trên để nâng cao kỹ thuật nhiếp ảnh của bản thân.
>>> Tìm hiểu thêm về các kỹ thuật nhiếp ảnh
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp thiết bị nhiếp ảnh chính hãng giá rẻ tại các chi nhánh Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.
Tin tức liên quan
Ảnh RAW và kỹ thuật tinh chỉnh ảnh(21/04/2016) |
Kỹ thuật lấy nét trước (pre-focus) là gì?(25/08/2017) |
Các cách chống ẩm chỉ với 0 đồng(30/08/2016) |
Kỹ thuật lấy nét trong thể loại chụp ảnh Macro(16/09/2017) |
Hướng dẫn cơ bản cho người muốn chụp ảnh HDR(16/08/2017) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000