- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Một vài lời khuyên khi dùng thẻ nhớ dành cho các nhiếp ảnh gia
Bên cạnh ống kính, thân máy, thì thẻ nhớ cũng là một thứ rất quan trọng, vì tất cả ảnh bạn chụp đều được lưu trong đó. Nhưng không phải ai cũng biết sử dụng thẻ nhớ máy ảnh đúng cách. Bạn sẽ không muốn vì thẻ nhớ hỏng mà tiếc đứt ruột một chuyến đi chơi xa, hay phải đền bù hợp đồng đúng không nào? Dưới đây là một vài lời khuyên khi dùng thẻ nhớ dành cho các nhiếp ảnh gia, bạn nên tham khảo để tránh khỏi những tình huống thảm họa mất dữ liệu, giữ cho thẻ nhớ và những bức ảnh chụp quý báu của bạn luôn an toàn.
Không nên xóa tập tin trong thẻ trực tiếp trên máy ảnh
Rất nhiều người dùng, thậm chí cả những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, thường xóa từng ảnh chụp lưu trong thẻ nhớ trực tiếp trên trình đơn điều khiển của máy ảnh.
Tuy nhiên, điều này không phải là một ý tưởng hay vì trên thực tế máy ảnh là thiết bị được thiết kể chuyên dụng để chụp ảnh chứ không phải là công cụ thông minh trong việc quản lý dữ liệu trong thẻ nhớ của bạn. Về mặt kỹ thuật, việc xóa từng ảnh trực tiếp trên máy ảnh về lâu dài sẽ làm hỏng bảng FAT của thẻ nhớ. Do đó, đừng tiếp tục làm điều này nếu không muốn chiếc thẻ nhớ của bạn thành phế liệu.
Ngoài ra, thẻ nhớ có giá ngày càng rẻ và dung lượng ngày càng lớn, cho nên không có lý do gì mà bạn cần phải xóa ảnh chụp để tiết kiệm không gian. Khi thẻ đang dùng sắp hết dung lượng, bạn chỉ cần đổi một thẻ dự phòng khác và tiếp tục chụp thay vì phải loay hoay chép và xóa ảnh trên thẻ cũ. Khi đã chép toàn bộ ảnh trên thẻ cũ vào máy tính, hãy định dạng nó để tiếp tục lần lượt thay thế sử dụng cùng với thẻ nhớ còn lại.
Nên format thẻ trên máy ảnh, thay vì trên máy tính
Có rất nhiều trang web khuyên người dùng nên định dạng (format) thẻ nhớ bằng máy tính và điều đó hoàn toàn không đúng. Thay vì vậy, bạn hãy gắn thẻ nhớ vào máy ảnh và format nó bằng tùy chọn tương ứng trong trình đơn điều khiển của máy. Việc format thẻ nhớ trên máy ảnh sẽ giúp máy tự động nhớ lại định dạng phù hợp với việc chụp và lưu ảnh, thay vì chỉ đơn thuần lưu tập tin như trên máy tính. Cũng cần nhắc lại là nên tuân thủ nguyên tắc sau mỗi lần sao chép ảnh vào máy tính thì cần format lại thẻ để bắt đầu chụp tiếp với một thẻ hoàn toàn trống.
Cần lưu ý là nếu bạn dùng thẻ nhớ cho máy ảnh nào thì nên format bằng chính máy ảnh đó. Nên sử dụng thẻ nhớ riêng cho từng máy ảnh, tránh sử dụng một thẻ cho nhiều thiết bị khác nhau, tức là lấy thẻ nhớ từ máy ảnh này để gắn vào máy ảnh khác. Nhiều người dùng còn có thói quen dùng thẻ đang chụp trong máy ảnh Canon để gắn vào sử dụng cho một máy ảnh Nikon khác. Làm như vậy, các tập tin ảnh chụp trong thẻ nhớ sẽ bị đặt tên lộn xộn và bạn sẽ khó quản lý hơn. Nên nhớ là mỗi nhà sản xuất thực hiện việc lưu trữ và quản lý ảnh chụp trong thẻ nhớ theo cách riêng của họ.
Sao chép dữ liệu ra máy tính và “định dạng” thẻ trước buổi chụp
Sau khi đi chụp về, bạn hãy copy thẻ ra máy tính, tiếp theo hãy format thẻ, việc này sẽ giúp bạn đưa thẻ về trạng thái “sạch sẽ” trước mỗi buổi chụp tiếp theo.
Không nên sử dụng hết hoàn toàn 100% dung lượng thẻ nhớ
Mặc dù thẻ nhớ là thiết bị công nghệ hiện đại, bền bỉ, tuy nhiên sử dụng đến khi thẻ đầy không phải là ý hay, vì có thể nó sẽ làm thẻ hoạt động không được “trơn tru” như bình thường. Hãy sử dụng tối đa đến 90% dung lượng tấm thẻ và lại chuyển sang thẻ mới. Tương tự như vậy, một chiếc ổ cứng trên máy tính cũng lưu tối đa tới 90% dung lượng và sau đó sẽ chuyển sang một ổ cứng mới vì hiệu suất hoạt động của chúng sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi thiết bị lưu trữ đã gần đầy.
Đừng kéo thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh của bạn hoặc đầu đọc thẻ khi dữ liệu đang được ghi hay đọc
Nếu dữ liệu đang được chuyển đến hoặc đọc từ thẻ mà đột ngột rút ra thì đồng nghĩa quá trình đó bị gián đoạn, rất có thể bạn sẽ mất một số hoặc tất cả các bức ảnh trong đó. Và không phải lúc nào cũng tin hết vào đèn báo màu đỏ trên máy ảnh của bạn để xác định được dữ liệu đang được chuyển giao. Trước khi kéo thẻ nhớ ra khỏi, bạn hãy chờ thêm vài giây sau khi đèn đỏ trên máy ảnh đã tắt, có nghĩa rằng các dữ liệu đã được thực hiện hoàn toàn xong.
Nếu bạn có hai khe cắm thẻ vào máy ảnh, nên ghi ảnh của bạn vào cả hai thẻ
Bằng cách này, nếu một thẻ bị hỏng, bạn có thể vẫn còn dữ liệu bên thẻ kia, dù gì cũng không bị mất hết.
Sử dụng thẻ có thương hiệu
Bạn đặt sự an toàn của ảnh vào thẻ nhớ, vì thế bạn nên dùng thẻ nhớ có thương hiệu như Lexar, Sandisk. Đầu tư vào những thẻ nhớ có thương hiệu có thể tốn tiền hơn nhưng về lâu dài, những sản phẩm của bạn cần được bảo vệ, và sự đầu tư này là xứng đáng.
Hi vọng với những lưu ý trên, từ giờ các bạn đã biết cách “bảo vệ” chiếc thẻ nhớ máy ảnh quý giá của mình rồi. Chúc các bạn thành công.
>> Liên hệ Binhminhdigital để được tư vấn và nhận những ưu đãi mới nhất khi mua trả góp máy ảnh và các phụ kiện máy ảnh - máy quay khác.
Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF(26/08/2017) |
4 hiệu ứng độc đáo khi đo sáng sai(11/07/2017) |
Quang sai màu là gì? Cách khắc phục ra sao?(8/09/2020) |
Kỹ năng về chụp ảnh đường phố(3/03/2016) |
Làm chủ máy ảnh FujiFilm bằng 9 mẹo nhỏ sau(6/05/2019) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D