- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Một số cách sử dụng đèn flash sai lầm mà bạn nên tránh
04/07/2017, 07:05 AM
Trong nhiếp ảnh ngày nay, đèn flash là công cụ hổ trợ đắc lực mà nhiếp ảnh gia nào cũng dành một khoản để đầu tư cho nó. Có thể thấy rõ công dụng của đèn flash như thế nào đối với hình ảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đèn flash đúng cách. Hãy cùng Bình Minh Digital, tìm hiểu một số cách sử dụng đèn flash sai lầm mà bạn nên tránh nhé!
Chỉ sử dụng đèn flash ở nơi thiếu sáng
Đây có thể được xem là sai lầm lớn nhất mà người dùng thường hay mắc phải nhất. Đèn flash có khả năng sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau mà không gói gọn trong trường hợp chụp thiếu sáng như nhiều người vẫn nghĩ. Đèn flash rất hữu ích trong điều kiện nguồn sáng mạnh chiếu trực tiếp lên chủ thể. Nó có thể lấp phần bóng sâu và giúp người chụp cân bằng độ phơi sáng của đối tượng và phần nền. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người dùng chưa nắm bắt hết kỹ thuật đánh đèn trong những trường hợp đó dẫn tới việc không sử dụng hiệu quả.
>>> Xem thêm bài viết: Ống kính với thân máy, cái nào quan trọng hơn?
Hiện tượng mắt đỏ
Mắt đỏ là hiện tượng thường xuyên xuất hiện khi sử dụng đèn fash không đúng cách. Mắt đỏ xảy ra khi ánh sáng đi vào mắt của đối tượng và bật trở lại từ võng mạc vào ống kính. Ngày nay hầu hết các máy ảnh đã hạn chế khuyết điểm này rất nhiều, chúng hoạt động bằng cách phát ra một đèn pre-flash khiến đồng tử đóng lại trước khi có đèn flash chính và phơi sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đèn flash rời để triệt tiêu hoàn toàn hiện tượng nàyhoặc có thể đặt vị trí của đèn flash cách xa ống kính để ánh sáng không bật ngược lại ống kính.
>>> Xem thêm bài viết: Với 15 triệu đồng, bạn có cơ hội tiếp cận với combo máy ảnh nào?
Sử dụng đèn flash với các đối tượng ở xa
Đèn flash có thể cung cấp một nguồn sáng nhân tạo trong những điều kiện chụp phức tạp. Tuy nhiên, nó là thiết bị điện tử có công suất và không nên bắt nó làm việc ngoài khả năng của mình.
Năng lực của đèn được đánh giá qua chỉ số hướng dẫn GN, cho biết cự ly ăn đèn ứng với giá trị khẩu độ và ISO cho trước.
Chỉ số GN cơ sở được ghi trên catalogue của đèn cho biết cụ ly phủ sáng (flash range) xa nhất của flash là bao nhiêu mét ứng với độ nhạy sáng ISO tối ưu (thường là 100), với góc mở tiêu cự 35mm trên máy film (hoặc máy ảnh FF), trong môi trường truyền dẫn ánh sáng tốt nhất.
Với GN cơ sở ghi trên catalogue, nếu D là cự ly phủ sáng ta có:
D = GN/F-Number
Nếu nhìn công thức trên ta sẽ thấy nếu khẩu độ càng mở thì đoạn đi của flash tương ứng GN càng dài.
Lưu ý: Mỗi một lần tăng F-Stop hoặc ISO lên 1 nấc thì GN sẽ tăng lên 1.41 lần.
Cự ly phủ sáng là chiều dài của đường đi tia sáng flash không phải là khoảng cách từ máy đến chủ thể. Nếu đánh đèn phản xạ trần, đường đi của tia sáng phải tính là đoạn đường từ flash đến trần và từ trần đến chủ thể (phải trừ hao thêm khả năng phản sáng của trần nữa).
>>> Xem thêm bài viết: Giữa khẩu độ và cảm biến, cái nào quyết định đến chất lượng hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng?
Làm hỏng background
Công dụng cảu đèn flash là cung cấp nguồn sáng nhân tạo, những nếu không sử dụng đúng, nó có thể làm mất đi hậu cảnh lung linh ở đằng sau. Bạn có thể tìm hiểu các thiết lập máy ảnh để có thể sử dụng flash một cách sáng tạo, hay điều chỉnh bù sáng đèn flash để người chụp có thể làm giảm lượng ánh sáng mà nó phát ra. Người chụp cũng có thể kết hợp với việc phơi sáng lâu hơn (sử dụng chế độ đèn flash đồng bộ chậm) để thêm chút ánh sáng cho phần nền mà vật thể được chụp vẫn đầy đủ độ sáng.
>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.
Chỉ sử dụng đèn flash ở nơi thiếu sáng
Đây có thể được xem là sai lầm lớn nhất mà người dùng thường hay mắc phải nhất. Đèn flash có khả năng sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau mà không gói gọn trong trường hợp chụp thiếu sáng như nhiều người vẫn nghĩ. Đèn flash rất hữu ích trong điều kiện nguồn sáng mạnh chiếu trực tiếp lên chủ thể. Nó có thể lấp phần bóng sâu và giúp người chụp cân bằng độ phơi sáng của đối tượng và phần nền. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người dùng chưa nắm bắt hết kỹ thuật đánh đèn trong những trường hợp đó dẫn tới việc không sử dụng hiệu quả.
>>> Xem thêm bài viết: Ống kính với thân máy, cái nào quan trọng hơn?
Hiện tượng mắt đỏ
Mắt đỏ là hiện tượng thường xuyên xuất hiện khi sử dụng đèn fash không đúng cách. Mắt đỏ xảy ra khi ánh sáng đi vào mắt của đối tượng và bật trở lại từ võng mạc vào ống kính. Ngày nay hầu hết các máy ảnh đã hạn chế khuyết điểm này rất nhiều, chúng hoạt động bằng cách phát ra một đèn pre-flash khiến đồng tử đóng lại trước khi có đèn flash chính và phơi sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đèn flash rời để triệt tiêu hoàn toàn hiện tượng nàyhoặc có thể đặt vị trí của đèn flash cách xa ống kính để ánh sáng không bật ngược lại ống kính.
>>> Xem thêm bài viết: Với 15 triệu đồng, bạn có cơ hội tiếp cận với combo máy ảnh nào?
Sử dụng đèn flash với các đối tượng ở xa
Đèn flash có thể cung cấp một nguồn sáng nhân tạo trong những điều kiện chụp phức tạp. Tuy nhiên, nó là thiết bị điện tử có công suất và không nên bắt nó làm việc ngoài khả năng của mình.
Năng lực của đèn được đánh giá qua chỉ số hướng dẫn GN, cho biết cự ly ăn đèn ứng với giá trị khẩu độ và ISO cho trước.
Chỉ số GN cơ sở được ghi trên catalogue của đèn cho biết cụ ly phủ sáng (flash range) xa nhất của flash là bao nhiêu mét ứng với độ nhạy sáng ISO tối ưu (thường là 100), với góc mở tiêu cự 35mm trên máy film (hoặc máy ảnh FF), trong môi trường truyền dẫn ánh sáng tốt nhất.
Với GN cơ sở ghi trên catalogue, nếu D là cự ly phủ sáng ta có:
D = GN/F-Number
Nếu nhìn công thức trên ta sẽ thấy nếu khẩu độ càng mở thì đoạn đi của flash tương ứng GN càng dài.
Lưu ý: Mỗi một lần tăng F-Stop hoặc ISO lên 1 nấc thì GN sẽ tăng lên 1.41 lần.
Cự ly phủ sáng là chiều dài của đường đi tia sáng flash không phải là khoảng cách từ máy đến chủ thể. Nếu đánh đèn phản xạ trần, đường đi của tia sáng phải tính là đoạn đường từ flash đến trần và từ trần đến chủ thể (phải trừ hao thêm khả năng phản sáng của trần nữa).
>>> Xem thêm bài viết: Giữa khẩu độ và cảm biến, cái nào quyết định đến chất lượng hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng?
Làm hỏng background
Công dụng cảu đèn flash là cung cấp nguồn sáng nhân tạo, những nếu không sử dụng đúng, nó có thể làm mất đi hậu cảnh lung linh ở đằng sau. Bạn có thể tìm hiểu các thiết lập máy ảnh để có thể sử dụng flash một cách sáng tạo, hay điều chỉnh bù sáng đèn flash để người chụp có thể làm giảm lượng ánh sáng mà nó phát ra. Người chụp cũng có thể kết hợp với việc phơi sáng lâu hơn (sử dụng chế độ đèn flash đồng bộ chậm) để thêm chút ánh sáng cho phần nền mà vật thể được chụp vẫn đầy đủ độ sáng.
>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.
Lưu
Tin tức liên quan
Làm thế nào để sử dụng đèn flash cóc hiệu quả?(30/11/2017) |
Có nên quay phim bằng máy ảnh?(30/03/2017) |
6 tư thế cầm máy ảnh ống kính tele bạn nên biết(18/06/2019) |
Đánh đèn flash-khó mà dễ(11/09/2017) |
Thiên nhiên tươi đẹp từ máy ảnh Nikon(8/04/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000