- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Điều chỉnh độ sâu trường ảnh cho ảnh chụp đẹp hơn
29/01/2016, 10:05 AM
Độ sâu trường ảnh (có khi được gọi vùng ảnh nét– từ gốc Depth of field – DOF) là thuật ngữ chỉ vùng khoảng cách trong không gian mà mọi vật thể, đối tượng ở đó đều hiện lên rõ nét trong các bức ảnh. Vì thế, nó rất quan trọng khi bạn muốn có những bức ảnh đẹp lung linh.
Độ sâu trường ảnh trong các máy ảnh là không giống nhau
Khả năng chụp của mỗi là không giống nhau, do đó, DOF phụ thuộc nhiều vào loại máy ảnh (kích cỡ phim hay cảm quang) và cách thiết lập ống kính (khẩu độ, khoảng lấy nét). Khoảng lấy nét ở đây chính là khoảng cách từ mặt phẳng chứa điểm cần lấy nét tới ống kính.
Trên thực tế, mỗi ống kính có cấu tạo là một thấu kính nên khả năng lấy nét chính xác chỉ ở một điểm nhất định nào đó. Sau đó, độ nét của vật được thu sẽ bị giảm dần về hai biên. Độ sâu trường ảnh cũng không thay đổi đột ngột từ rất nét đến mờ mà luôn có một vùng trung gian chuyển đổi. Các điểm thuộc vùng chuyển đổi này xuất hiện trên ảnh dưới dạng chấm tròn mà mắt người có thể nhận ra gọi là “Circle of confusion”. Một điểm thuộc vật không còn được coi là nét trên ảnh nếu ta nhận ra đó là một chấm tròn có kích thước lớn hơn 0,01 inch ở khoảng cách 30,5 cm khi nhìn bản in cỡ 20 x 25 cm. Chấm tròn có kích thước nhỏ hơn 0,01 inch thường được coi là điểm tương đối nét.
Cách kiểm soát độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh thường được dùng để làm mờ hậu cảnh. Điều đó tùy thuộc vào độ mở ống kính và khoảng lấy nét.
Khi độ mở càng lớn và khoảng lấy nét càng gần ống kính thì vùng ảnh nét càng ngắn và càng nông. Lúc này, những đối tượng hay vật thể gần ống kính sẽ được thể hiện rõ nét trên các bức ảnh còn những gì ở xa sẽ có hiện tượng bị nhòe, không rõ nét.
Khi vùng ảnh nét nông đến mức khoảng cách từ điểm nét gần nhất và xa nhất chỉ còn khoảng vài milimet, rất hay xảy ra hiện tượng mờ ảnh (hay out nét) do sự thay đổi vị trí tương quan giữa máy ảnh và đối tượng cần lấy nét, dù là nhỏ nhất. Bạn có thể bắt gặp điều này khi chụp ảnh macro trong điều kiện thiếu sáng, bắt buộc phải mở khẩu lớn để tránh nhòe do rung lắc. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này bằng cách dùng một máy ảnh với khoảng lấy nét ngắn nhất rồi mở khẩu độ mức lớn nhất. Khi đó, chỉ cần máy có độ rung lắc dù nhẹ thì các bức ảnh cũng rất dễ bị nhòe. Vì thế, khi chụp ảnh, nếu muốn kiểm soát tốt độ nét thì chỉ cần chú ý tăng khoảng cách lấy nét và giảm bớt độ mở của khẩu độ.
Những điều cần chú ý khi chụp ảnh
Việc chụp chân dung thường đòi hỏi sự hoàn hảo trong bố cục hậu cảnh. Hậu cảnh quá lộn xộn làm giảm độ tập trung của ảnh vào đối tượng chính và gây mất hiệu quả khi xóa phông trên ống kính. .Các máy ảnh du lịch với cảm biến nhỏ sẽ không thể xử lý hình ảnh hoàn hảo như các máy ảnh chuyên nghiệp, vì thế cần kiểm soát tốt độ sâu trường ảnh để tránh bị mất nét hay thu được những hình ảnh lộn xộn.
Bạn Có thể tham khảo mẹo chụp ảnh phong cảnh ấn tượng để cho những bức ảnh đẹp hơn.
Cần chú ý là phần lớn ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của nó, thường trong khoảng f/8 hoặc f/11. Việc giảm khẩu độ tới tối đa có thể khiến ảnh đạt độ sâu lý tưởng nhưng đòi hỏi thời gian phơi sáng và ISO cao. Ngoài ra, khẩu độ khép quá hẹp có thể làm ảnh hơi mờ do hiện tượng nhiễu xạ. Điều này cũng lý giải tại sao kích thước lỗ sáng trong máy ảnh pinhole không thể chế tạo nhỏ hơn cỡ milimet.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý, các ống kính có tiêu cự càng nhỏ (tức góc càng rộng) thì vùng ảnh tương đối nét phía sau điểm cần lấy nét càng sâu, rất thích hợp trong nhiếp ảnh đời thường và phong cảnh. Với ống kính tele thì điều này ngược lại, vùng hậu cảnh phía sau đối tượng lấy nét trở nên cực kỳ mờ do sự phân bố nét tại đây giảm đi.
Khả năng chụp của mỗi là không giống nhau, do đó, DOF phụ thuộc nhiều vào loại máy ảnh (kích cỡ phim hay cảm quang) và cách thiết lập ống kính (khẩu độ, khoảng lấy nét). Khoảng lấy nét ở đây chính là khoảng cách từ mặt phẳng chứa điểm cần lấy nét tới ống kính.
Trên thực tế, mỗi ống kính có cấu tạo là một thấu kính nên khả năng lấy nét chính xác chỉ ở một điểm nhất định nào đó. Sau đó, độ nét của vật được thu sẽ bị giảm dần về hai biên. Độ sâu trường ảnh cũng không thay đổi đột ngột từ rất nét đến mờ mà luôn có một vùng trung gian chuyển đổi. Các điểm thuộc vùng chuyển đổi này xuất hiện trên ảnh dưới dạng chấm tròn mà mắt người có thể nhận ra gọi là “Circle of confusion”. Một điểm thuộc vật không còn được coi là nét trên ảnh nếu ta nhận ra đó là một chấm tròn có kích thước lớn hơn 0,01 inch ở khoảng cách 30,5 cm khi nhìn bản in cỡ 20 x 25 cm. Chấm tròn có kích thước nhỏ hơn 0,01 inch thường được coi là điểm tương đối nét.
Cách kiểm soát độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh thường được dùng để làm mờ hậu cảnh. Điều đó tùy thuộc vào độ mở ống kính và khoảng lấy nét.
Khi độ mở càng lớn và khoảng lấy nét càng gần ống kính thì vùng ảnh nét càng ngắn và càng nông. Lúc này, những đối tượng hay vật thể gần ống kính sẽ được thể hiện rõ nét trên các bức ảnh còn những gì ở xa sẽ có hiện tượng bị nhòe, không rõ nét.
Khi vùng ảnh nét nông đến mức khoảng cách từ điểm nét gần nhất và xa nhất chỉ còn khoảng vài milimet, rất hay xảy ra hiện tượng mờ ảnh (hay out nét) do sự thay đổi vị trí tương quan giữa máy ảnh và đối tượng cần lấy nét, dù là nhỏ nhất. Bạn có thể bắt gặp điều này khi chụp ảnh macro trong điều kiện thiếu sáng, bắt buộc phải mở khẩu lớn để tránh nhòe do rung lắc. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này bằng cách dùng một máy ảnh với khoảng lấy nét ngắn nhất rồi mở khẩu độ mức lớn nhất. Khi đó, chỉ cần máy có độ rung lắc dù nhẹ thì các bức ảnh cũng rất dễ bị nhòe. Vì thế, khi chụp ảnh, nếu muốn kiểm soát tốt độ nét thì chỉ cần chú ý tăng khoảng cách lấy nét và giảm bớt độ mở của khẩu độ.
Những điều cần chú ý khi chụp ảnh
Việc chụp chân dung thường đòi hỏi sự hoàn hảo trong bố cục hậu cảnh. Hậu cảnh quá lộn xộn làm giảm độ tập trung của ảnh vào đối tượng chính và gây mất hiệu quả khi xóa phông trên ống kính. .Các máy ảnh du lịch với cảm biến nhỏ sẽ không thể xử lý hình ảnh hoàn hảo như các máy ảnh chuyên nghiệp, vì thế cần kiểm soát tốt độ sâu trường ảnh để tránh bị mất nét hay thu được những hình ảnh lộn xộn.
Bạn Có thể tham khảo mẹo chụp ảnh phong cảnh ấn tượng để cho những bức ảnh đẹp hơn.
Cần chú ý là phần lớn ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của nó, thường trong khoảng f/8 hoặc f/11. Việc giảm khẩu độ tới tối đa có thể khiến ảnh đạt độ sâu lý tưởng nhưng đòi hỏi thời gian phơi sáng và ISO cao. Ngoài ra, khẩu độ khép quá hẹp có thể làm ảnh hơi mờ do hiện tượng nhiễu xạ. Điều này cũng lý giải tại sao kích thước lỗ sáng trong máy ảnh pinhole không thể chế tạo nhỏ hơn cỡ milimet.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý, các ống kính có tiêu cự càng nhỏ (tức góc càng rộng) thì vùng ảnh tương đối nét phía sau điểm cần lấy nét càng sâu, rất thích hợp trong nhiếp ảnh đời thường và phong cảnh. Với ống kính tele thì điều này ngược lại, vùng hậu cảnh phía sau đối tượng lấy nét trở nên cực kỳ mờ do sự phân bố nét tại đây giảm đi.
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
info@binhminhdigital.com
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội,
Việt Nam,
115000