- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Fujifilm X-E3 vs Nikon D5600: nên chọn máy nào?
Thật khó để mà nói rằng trong số hai máy Fujifilm X-E3 và Nikon D5600 thì bạn nên chọn chiếc máy nào. Một bên là mirrorless nhỏ gọn nhưng đầy những tính năng hiện đại, một bên là DSLR đã được khẳng định tên tuổi bao năm qua. Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn và lưỡng lự, chúng tôi có thể giúp bạn bằng những phân tích sau:
Bảng thông số so sánh Fujifilm X-E3 vs Nikon D5600:
|
||
Thời gian ra mắt |
07/09/2017 |
10/11/2016 |
Kích thước x trọng lượng |
121mm x 74mm x 43mm (337g) |
124 x 97 x 70 mm (420g) |
Cảm biến |
APS-C 24.3MP |
APS-C 24MP |
Loại cảm biến |
X-Trans™ CMOS III |
CMOS |
Bộ xử lý ảnh |
X-Processor Pro |
EXPEED 4 |
Hệ thống lấy nét |
325 điểm nét AF |
39 điểm |
Tốc độ chụp liên tục |
5 ảnh/giây |
5 ảnh/giây |
Tốc độ màn trập cao nhất |
Cơ khí: 1/4000s Điện tử: 1/32000s |
1/4000s |
Tốc độ màn trập thấp nhất |
30s |
30s |
ISO |
200-12800 ( mở rộng 100-51200) |
100 - 25600 |
Chống rung |
Không |
Không |
Màn hình |
LCD 3 inch cảm ứng 1040k điểm ảnh |
LCD 3.2 inch cảm ứng 1037k điểm ảnh xoay lật đa chiều. |
Video |
4K 30p, Full HD 60p |
Full HD 60p |
Ống ngắm |
EVF bao phủ 100% khung hình |
OVF bao phủ 95% khung hình |
Kết nối không dây |
Wi-fi, NFC, Bluetooth, GPS |
Wi-fi, NFC, Bluetooth |
Pin |
NP-W126S Li-ion (350 tấm) |
EN-EL14 / EN-EL14a (970 tấm) |
Thẻ nhớ |
SD/ SDHC/ SDXC chuẩn UHS-I |
SD/ SDHC/ SDXC chuẩn UHS-I |
Chống chịu thời tiết |
Không |
Không |
Flash cóc |
Không (Có đèn flash rời kèm theo khi mua máy) |
Có |
Hỗ trợ kết nối |
Mini HDMI, USB 2.0 |
Mini HDMI, USB 2.0 |
Bảng thông số đã phần nào cho ta thấy sự khác biệt giữa Fujifim X-E3 và Nikon D5600. Tuy nhiên, ta còn có thể tìm hiểu sâu hơn về hai chiếc máy này:
+ Xét về hình dáng và độ thuận lợi khi thao tác: Rõ ràng là hệ thống mirrorless của Fujifilm gọn nhẹ hơn DSLR của Nikon khá nhiều. Bạn có thể mang vác cả ngày dài với chiếc X-E3 mà không hề khó chịu nhưng điều đó sẽ không lặp lại với D5600. Tuy vậy, việc có màn hình xoay lật đa chiều lại hỗ trợ khá nhiều khi selfie và chụp ảnh ở những góc khó với D5600. Thêm nữa, với những người không quen thì việc cầm nắm bằng báng tay cầm to dày của Nikon vẫn chắc chắn hơn là sự mỏng manh của Fujifilm.
+ Xét về Ống ngắm và màn hình LCD: Fujifilm X-E3 cũng như các máy ảnh mirrorless khác sử dụng ống ngắm điện tử EVF. Trong khi đó, Nikon D5600 lại được trang bị ống ngắm quang học OVF. EVF có một nhược điểm là tốc độ làm mới hình ảnh có thể gây ra độ trễ hình ảnh mặc dù không nhiều. OVF lại cho cái nhìn khá trực quan và trung thực về những gì xảy ra trước ống kính. Và có một điểm không thể bỏ qua, EVF của X-E3 bao phủ 100% khung hình còn OVF của D5600 lại chỉ có 95%. Điều này đôi khi cũng ảnh hưởng khá lớn tới vấn đề bố cục hình ảnh khi mà bạn buộc phải lấy nhiều chi tiết hay đối tượng trong cùng một khung hình.
Như đã nói, màn hình LCD của Nikon có thể xoay lật đa chiều và nó to hơn đôi chút so với của Fujifilm. Hẳn đây là lợi thế không thể không nhắc tới. Cả hai đều có cảm ứng cho phép thao tác nhanh chóng và thuận tiện.
+ Xét về hiệu suất tạo ảnh: Khó có thể nói rằng hãng nào cho ra hình ảnh đẹp hơn. Tuy nhiên, bạn có thể biết rằng X-E3 là chiếc máy ảnh được trang bị những tính năng tạo ảnh mới nhất: cảm biến X-Trans thế hệ III cùng chip xử lý X-Processor Pro rất hiện đại. Xét về chất lượng ảnh RAW, cả hai có thể xem là ngang ngửa. Nhưng xét về ahr JPEG, Fujifilm lại cho ra màu sắc có sự tươi tắn và nịnh mắt hơn đôi chút so với Nikon D5600 được trang bị cảm biến CMOS truyền thống và bộ xử lý EXPEED 4. Nhưng Nikon luôn là hãng cho ra những bức ảnh có độ sắc nét và chi tiết đáng kinh ngạc.
Sự khác biệt mà ta có thể thấy rõ trong hiệu suất tạo ảnh chính là ISO. Bạn có thể chụp ảnh RAW ở ISO 200-12800 và ảnh JPEG ở dải mở rộng 100-25600 từ X-E3. Trong khi D5600 cho phép chụp ảnh RAW và JPEG ở ISO 100-25600 mặc định của máy. Nếu bạn là người yêu cầu khả năng chụp thiếu sáng và cần những bức ảnh RAW để chỉnh sửa thì Nikon đã chiếm ưu thế.
Tốc độ chụp liên tục của cả hai đều là 5 ảnh/giây ngang nhau. Và trong khi đại diện Nikon có tốc độ chụp cao nhất là 1/4000s thì đại diện Fujifilm lại được tăng cường màn trập điện tử 1/32000s bên cạnh tốc độ 1/4000s của màn trập cơ khí như của Nikon. Bạn có thể vui mừng nhưng các nhiếp ảnh gia hiếm khi sử dụng màn trập điện tử bởi nó có thể gây ra hiện tượng méo ảnh không thể sửa chữa.
Cũng không thể không nhắc tới các chế độ giả lập màu phim mà Fujifilm đã làm thành một đặc sản được yêu thích bao năm qua, như chính hình dáng rangerfinder cổ điển của máy. Các chế độ Picture Styles của Nikon không thể làm người dùng yêu thích như Fujifiilm.
+ Xét về hệ thống lấy nét: Fujifilm đã làm khá tốt khi cải thiện tốc độ lấy nét của X-E3. 325 điểm lấy nét với nhiều chế độ khác nhau cho phép người dùng tùy từng hoàn cảnh mà sử dụng để có hiệu quả cao nhất. Tốc độ lấy nét của máy ngang ngửa với X-Pro 2 và X-T2 nên bạn thậm chí có thể chụp thể thao. Ở phía đối diện, hệ thống lấy nét chỉ 39 điểm của Nikon cũng có thể lấy nét khá tốt. Nhưng nó không giống như của các model cao cấp hơn như D750 hay D5, bạn vẫn có thể chụp ảnh thể thao hay chim thú nhưng bạn cần phải có nhiều kinh nghiệm trong chuyện này. Khả năng lấy nét của Nikon D5600 cũng có thể coi là tốt nhưng nó khó có thể cao cấp bằng X-E3.
+ Xét về quay phim: Cả hai đều có thể quay video Full HD 60p nhưng hơn thế nữa, Fujifilm cho thiết bị của mình thêm tính năng quay phim 4K 30p. Nếu bạn đang tìm một máy ảnh để quay phim khi so sánh Fujifil X-E3 và Nikon D5600 thì X-E3 chính là thiết bị bạn nên lựa chọn. Bạn cũng có thể áp dụng trực tiếp các chế độ giả lập màu phim vào những đoạn video chứ không chỉ chụp ảnh, nên bạn sẽ có được những đoạn phim độc đáo và thời thượng.
+ Xét về các kết nối không dây: Đều là hai mẫu máy có thời gian ra mắt gần đây nên những kết nối không dây thời thượng như Wi-fi, Bluetooth hay NFC hẳn nhiên phải có mặt để phục vụ việc chia sẻ hình ảnh nhanh từ máy sang thiết bị di động. Bạn cũng có thể kết nối để điều khiển máy ảnh từ xa dễ dàng. Tuy nhiên, một cải tiến của Nikon chính là đưa công nghệ Snapbridge vào sản phẩm của mình. Công nghệ này cho phép kết nối Bluetooth liên tục ở mức tiêu hao năng lượng cực thấp, do đó bạn có thể khởi động Wi-fi cực nhanh và kết nối chia sẻ hình ảnh cũng cực nhanh, tiện lợi hơn so với Bluetoot truyền thống.
+ Xét về giá thành sản phẩm: Sự chênh lệch là cực rõ ràng ở yếu tố này. Fujifilm X-E3 mới ra mắt vào tháng 9 này và được định giá là 899.95 USD (tương đương 20.300.000 VNĐ cho riêng body, còn Nikon D5600 lại có giá chỉ khoảng 13.800.000 VNĐ. Bạn có thể cân nhắc kỹ về vấn đề tài chính.
Qua việc so sánh Fujifilm X-E3 và Nikon D5600 và phân tích kỹ những ý chính, bạn đã có thể chọn cho mình một chiếc máy thích hợp. Nikon D5600 là chiếc máy dành cho những người chơi phổ thông với các tính năng đơn giản nhất, còn Fujifilm X-E3 lại là model tầm trung của Fujifilm. Nếu yêu thích công nghệ mới bên trong một thân hình gọn nhẹ đậm chất nghệ sĩ, bạn hãy chọn Fujifilm. Nếu kinh phí không cho phép và không đòi hỏi nhiều thì Nikon D5600 lại là sản phẩm dành cho bạn.
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D