- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Dừng ngay việc bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh
1. Để trứng ở cửa tủ
Phần cửa tủ lạnh được thiết kế với hàng khay đựng trứng rất tiện lợi, và đương nhiên thường là ta sẽ xếp trứng vào đó để bảo quản. Nhưng đây là sự sai lầm cần tránh. Đặt trứng ở vị trí đó không có gì nguy hiểm nhưng đó không phải là cách tối ưu để bảo quản trứng vì vị trí cửa tủ không phải là vị trí được làm lạnh tốt, nếu không muốn nói là quá ấm so với bình thường.
Cách tốt nhất là đặt trứng trong thùng car-toon hoặc những khay đặt trứng riêng lẻ, sau đó đưa chúng vào khu vực sát vách sau của tủ lạnh. Đó chính là nơi có nhiệt độ lý tưởng nhất để bảo quản trứng trong thời gian dài.
2. Đặt quá nhiều đồ vào tủ
Tâm lý của nhiều người trong chúng ta là cứ có gì thì chất hết vào. Nhưng cách làm này mang tới những hệ quả không tốt, không chỉ cho thiết bị mà còn ngay cả thực phẩm ở trong. Vấn đề chiếc tủ lạnh cần một không gian trống để lưu thông khí lạnh. Nếu chất đầy quá mức, những khoảng trống bị lấp đi sẽ làm tắc nghẽn sự lưu thông cần thiết của những dòng hơi lạnh trong tủ. Lúc này thì động cơ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để tăng cường độ lạnh, dẫn tới việc làm tiêu tốn điện năng và nhệt lượng tăng lên một cách nhanh chóng. Nhưng nguy hiểm hơn là vì quá khả năng nên tủ không không thể làm lạnh đều cho tất cả, nên khả năng thực phẩm bị hư hỏng hoặc ôi thiu là rất lớn.
Tốt nhất bạn không nên chất quá nhiều đồ. Thứ nữa, bạn có thể đưa tay ra sau hoặc phần thân bên ngoài tủ lạnh để xem có bị nóng quá hay không.
3. Để nhiệt độ quá thấp
Tủ lạnh cần làm lạnh nhanh nên có thể nhiều người sẽ để nhiệt độ ở mức rất thấp. Nhưng thực tế thì không nên làm như vậy, nếu để nhiệt độ quá thấp, ngoài việc tiêu tốn quá nhiều điện năng thì thực phẩm trong tủ sẽ xuất hiện các tinh thể băng li ti bám dính trên bề mặt, dẫn tới những biến đổi hóa học những chất có trong thực phẩm, kéo theo những hậu quả không mong muốn tới sức khỏe người dùng.
Hãy sử dụng một nhiệt kế đặt trong tủ lạnh. Nhiệt độ lý tưởng được các chuyên gia gợi ý là mức 1,6 – 3,3 độC. Nếu quá nhiều đồ hoặc ít đồ, bạn có thể điều chỉnh cho hợp lý sau 1 hoặc 2 giờ đồng hồ.
4. Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Có nhiều gia đình lại “bỏ quên” chiếc tủ lạnh thậm chí cả năm mà không nghĩ gì tới vấn đề vệ sinh thiết bị.
Nguy hiểm nhất là việc lây nhiễm vi khuẩn giữa các loại thực phẩm trong quá trình lưu trữ. Có thể vi khuẩn từ một miếng thịt sang trái cây tươi – là loại thực phẩm ăn tươi mà không qua nấu nướng. Ngoài ra, còn vô số những bụi bẩn, cặn có thể sản sinh ra những loại vi trùng mà ta không nhìn thấy được. Những mùi hôi tích tụ lâu ngày cũng làm ta rất khó chịu.
Việc vệ sinh rất đơn giản, bạn chỉ cần pha nước chanh không quá loãng để tiến hành khử mùi. Đối với các vết bẩn cứng đầu thì dùng khăn sạch nhúng nước diệt khuẩn để lau chùi, tẩy rửa. Cuối cùng, bạn hãy dùng nước sạch để tẩy rửa lại lần cuối. Bạn cũng nên vệ sinh vỏ bên ngoài tủ lạnh bằng cách làm sạch bụi bặm ở gầm tủ, lưới tản nhiệt và phần động cơ để giúp tránh chập điện và tỏa nhiệt tốt hơn.
5. Không bọc trái cây và rau hoặc bọc trong cùng một chiếc túi
Thứ nhất, việc quen tay bỏ trái cây hau rau xanh vào tủ lạnh mà chưa được bọc kỹ là sai lầm. Ta có thể giữa cho thực phẩm phẩm lâu hơn nhưng với rau hay trái cây cần được bọc trong bao vì sẽ tránh được hiện tượng mọng nước do hơi lạnh quá nhiều dẫn tới úng thối, giảm thời gian bảo quản. Và cũng không nên rửa kỹ rau xanh hoặc trái cây khi cho vào tủ lạnh, chỉ nên rửa khi đã thật sự sẵn sàng sử dụng. Nếu không tuân thủ thì thực phẩm rất dễ sinh ra vi khuẩn bởi vi khuẩn rất thích sự ẩm ướt.
Thứ hai, giữa trái cây tươi và rau xanh không nên cho chung vào một bao bởi trái cây sẽ phát ra một loại khí tên là ethylene – có khả năng làm hỏng các loại rau trong thời gian ngắn.
6. Không đóng kín cửa
Đây là tình trạng gây nên giá tiền diện cao bất thướng, độ bền máy bị giảm sút nghiêm trọng.
Hơi lạnh thoát ra ngoài làm nhiệt độ bị giảm nên động cơ phải chạy nhiều hơn để giữ độ lạnh. Không những làm tăng điện năng tiêu thụ, nóng động cơ quá mức, mà thực phẩm còn có nguy cơ bị hỏng do không độ lạnh cần thiết.Phần đệm cao su dính ở cửa qua thời gian cũng bị giảm sút độ bền và không giữ được độ khít khi đóng. Chúng ta có thể thay thế để tủ lạnh giữ nhiệt tốt hơn.
7. Để trực tiếp thực phẩm đang nóng hổi vào tủ
Chúng ta có thể đưa vào những thực phẩm hơi ấm cũng được, nhưng quá nóng thì không được. Lý do là bởi những thực phẩm quá nóng, chưa kịp nguội sẽ làm cho nhiệt độ vốn có trong tủ tăng lên vài độ C. Sự thay đổi đột ngột là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và nảy nở.
Nếu không thể chờ cho thức ăn nguội bớt thì bắt buộc phải chia ra từng phần nhỏ, cho vào các hộp nhỏ. Làm như vậy là để giúp hơi lạnh lưu thông tốt hơn, khả năng làm dịu nhiệt độ thức ăn tốt hơn và tủ lạnh nhanh lấy lại nhiệt độ lý tưởng.
Việc để trứng gà ở cửa tủ lạnh vẫn diễn ra hàng ngày, trong các gia đình, cùng với những sai lầm đã nêu ở trên là rất không tốt cho chính sức khỏe của chúng ta. Hãy nhanh chóng thay đổi.
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp tủ lạnh chính hãng tại chi nhánh Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác trên toàn quốc.
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D