- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Cơ chế chống rung trong máy ảnh
18/02/2016, 10:03 AM
Tất cả những thiết bị tốt, những kĩ thuật hiện đại, kinh nghiệm chụp ảnh… cuối cùng cũng phục vụ vì một mục đích duy nhất là cho ra những tấm hình đẹp. Dù nhỏ gọn và hiện đại đến đâu, khi cầm chụp bằng tay trong những điều kiện khác nhau của môi trường hoặc khi zoom xa, chụp tối đều tạo nên một lực tác dụng làm máy ảnh bị rung gây nên hiện tượng nhòe nét cho bức hình. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sản xuất đã trang bị cơ chế chống rung cho sản phẩm của mình nhằm đem lại chất lượng hình ảnh cao nhất.
Tuy giống nhau về mục đích nhưng mỗi hãng lại khác nhau về chi tiết và số chế độ. Nhiều hãng có công nghệ chống rung tiến tiến bù đến 4,5 stop thay cho mức giới hạn bù 2 stop trước đây. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống chống rung ngày càng được cải tiến.
Không chỉ chống rung theo nhiều mặt phẳng khác nhau ngoài hai phương ngang, dọc, nhiều máy còn có chế độ khóa tính năng này khi đặt máy trên chân đế. Thay vì chỉ giúp ổn định hình ảnh theo 2 phương ngang dọc, một số hãng đã cải tiến hệ thống chống rung theo nhiều mặt phẳng khác nhau, thậm chí một số máy ảnh còn hỗ trợ khóa tính năng ổn định hình ảnh khi đặt máy trên chân đế.
Tính đến thời điểm hiện nay, tất cả công nghệ chống rung hình ảnh đều xoay quanh 3 cơ chế, đó là: chống rung quang học, chống rung kĩ thuật số và kết hợp giữa hai công nghệ này.
Chống rung quang học
Có hai cơ chế chống rung quang học được áp dụng là chống rung trên thân ống kính (dịch chuyển thấu kính) và chống rung trên thân máy ảnh (dịch chuyển cảm biến). Nguyên tắc chung của hai loại này là dựa vào con quay hồi chuyển nhận biết tích hợp để đo đạc những chuyển động xuất hiện và chuyển các dữ liệu này tới bộ vi xử lý. Sau khi đo đạc, vi xỉ lí sẽ gửi dữ liệu điều khiển cảm biến hoặc thấu kính chuyển động theo một giá trị và hướng ngược phương với các chuyển động ban đầu để triệt tiêu chúng nhằm loại bỏ những xung động. Cơ chế này chỉ thực sự có hiệu quả tốt đối với những đối tượng đứng yên.
Mỗi loại chống rung đều có ưu nhược điểm riêng của mình. Nếu sử dụng chống rung cảm biến, sẽ hạn chế chống rung cho bất kì ống kính nào và ngược lại, ống kính nào tích hợp công nghệ này mới có thể phát huy được khả năng ổn định hình ảnh. Nhưng dựa trên lí thuyết, chống rung bằng cách dịch chuyển các thấu kính sẽ có vài ưu điểm nổi bật hơn so với việc dịch chuyển cảm biến. Lí do bởi vì ống kính luôn nhận được hình ảnh nên có thể luôn phân biệt độ rung trong khi cảm biến chỉ làm được điều đó khi gương lật mở ra, thời gian nhận biết độ rung ngắn hơn, và dịch huyển cơ học chính xác hơn. Tuy nổi trội hơn về hiệu quả nhưng sử dụng cơ chế này đòi hỏi chi phí nhiều hơn.
Hiện Olympus (Sensor-Shift Stabilization), Sony (Super Steady-Shot) và Pentax (Shake Reduction) là 3 hãng có chống rung trong thân máy còn Panasonic, Canon (Image Stabilization) và Nikon (Vibration Reduction) vẫn áp dụng chống rung quang học
Lí giải cho việc vẫn trung thành với chống rung trên ống kính của Canon và Nikon là vì họ đã và đang sản xuất máy phim và công nghệ chống rung đã quá tốt nên họ không dại gì bắt đầu lại với một lĩnh vực mới, vừa tốn thời gian lại như phủ nhận hết những thành quả đã đạt được trước đó.
Tin chuyên ngành: Chế độ cân bằng trắng trên máy ảnh
Chống rung kỹ thuật số
Thay vì sử dụng phẩn cứng, chống rung kĩ thuật số lại chủ yếu dựa vào giá trị ISO bằng cách tăng giá trị ISO lên cao để rút ngắn thời gian phơi sáng nhằm giảm thiểu rung động. Một số máy ảnh được cài đặt sẵn phần mềm xử lý rung, và tất nhiên nó không hiệu quả bằng các phần mềm hiệu chỉnh hình ảnh độc lập.
Chống rung kép
Chế độ này kết hợp cả hai cơ chế chống rung . Một sản phẩm có hệ thống chống rung kép có nghĩa là cả thân máy lẫn ống kính đều có khả năng ổn định hình ảnh.
Nguyên tắc và các cách chống rung nhòe hình ảnh
Dù được trang bị tính năng ổn định hình ảnh nhưng tự thân người dùng cũng có thể có những hành động giảm thiểu sự rung chấn cho các bức hình. Nguyên tắc “vàng” cho một hình ảnh sắc nét là tốc độ màn trập luôn luôn cao hoặc bằng tốc độ tương đương chiều dài tiêu cự ống kính. Ví dụ, với tiêu cự 150m, tốc độ chụp không được dưới 1/150.
Ngoài trọng lượng máy ảnh, bạn cũng nên chú ý các vấn đề thời tiết và điều hòa nhịp thở, cách thức cầm máy cũng như nên sử dụng chân máy để tránh tình trạng nhòe hình.
Tuy giống nhau về mục đích nhưng mỗi hãng lại khác nhau về chi tiết và số chế độ. Nhiều hãng có công nghệ chống rung tiến tiến bù đến 4,5 stop thay cho mức giới hạn bù 2 stop trước đây. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống chống rung ngày càng được cải tiến.
Không chỉ chống rung theo nhiều mặt phẳng khác nhau ngoài hai phương ngang, dọc, nhiều máy còn có chế độ khóa tính năng này khi đặt máy trên chân đế. Thay vì chỉ giúp ổn định hình ảnh theo 2 phương ngang dọc, một số hãng đã cải tiến hệ thống chống rung theo nhiều mặt phẳng khác nhau, thậm chí một số máy ảnh còn hỗ trợ khóa tính năng ổn định hình ảnh khi đặt máy trên chân đế.
Tính đến thời điểm hiện nay, tất cả công nghệ chống rung hình ảnh đều xoay quanh 3 cơ chế, đó là: chống rung quang học, chống rung kĩ thuật số và kết hợp giữa hai công nghệ này.
Chống rung quang học
Có hai cơ chế chống rung quang học được áp dụng là chống rung trên thân ống kính (dịch chuyển thấu kính) và chống rung trên thân máy ảnh (dịch chuyển cảm biến). Nguyên tắc chung của hai loại này là dựa vào con quay hồi chuyển nhận biết tích hợp để đo đạc những chuyển động xuất hiện và chuyển các dữ liệu này tới bộ vi xử lý. Sau khi đo đạc, vi xỉ lí sẽ gửi dữ liệu điều khiển cảm biến hoặc thấu kính chuyển động theo một giá trị và hướng ngược phương với các chuyển động ban đầu để triệt tiêu chúng nhằm loại bỏ những xung động. Cơ chế này chỉ thực sự có hiệu quả tốt đối với những đối tượng đứng yên.
Mỗi loại chống rung đều có ưu nhược điểm riêng của mình. Nếu sử dụng chống rung cảm biến, sẽ hạn chế chống rung cho bất kì ống kính nào và ngược lại, ống kính nào tích hợp công nghệ này mới có thể phát huy được khả năng ổn định hình ảnh. Nhưng dựa trên lí thuyết, chống rung bằng cách dịch chuyển các thấu kính sẽ có vài ưu điểm nổi bật hơn so với việc dịch chuyển cảm biến. Lí do bởi vì ống kính luôn nhận được hình ảnh nên có thể luôn phân biệt độ rung trong khi cảm biến chỉ làm được điều đó khi gương lật mở ra, thời gian nhận biết độ rung ngắn hơn, và dịch huyển cơ học chính xác hơn. Tuy nổi trội hơn về hiệu quả nhưng sử dụng cơ chế này đòi hỏi chi phí nhiều hơn.
Hiện Olympus (Sensor-Shift Stabilization), Sony (Super Steady-Shot) và Pentax (Shake Reduction) là 3 hãng có chống rung trong thân máy còn Panasonic, Canon (Image Stabilization) và Nikon (Vibration Reduction) vẫn áp dụng chống rung quang học
Lí giải cho việc vẫn trung thành với chống rung trên ống kính của Canon và Nikon là vì họ đã và đang sản xuất máy phim và công nghệ chống rung đã quá tốt nên họ không dại gì bắt đầu lại với một lĩnh vực mới, vừa tốn thời gian lại như phủ nhận hết những thành quả đã đạt được trước đó.
Tin chuyên ngành: Chế độ cân bằng trắng trên máy ảnh
Chống rung kỹ thuật số
Thay vì sử dụng phẩn cứng, chống rung kĩ thuật số lại chủ yếu dựa vào giá trị ISO bằng cách tăng giá trị ISO lên cao để rút ngắn thời gian phơi sáng nhằm giảm thiểu rung động. Một số máy ảnh được cài đặt sẵn phần mềm xử lý rung, và tất nhiên nó không hiệu quả bằng các phần mềm hiệu chỉnh hình ảnh độc lập.
Chống rung kép
Chế độ này kết hợp cả hai cơ chế chống rung . Một sản phẩm có hệ thống chống rung kép có nghĩa là cả thân máy lẫn ống kính đều có khả năng ổn định hình ảnh.
Nguyên tắc và các cách chống rung nhòe hình ảnh
Dù được trang bị tính năng ổn định hình ảnh nhưng tự thân người dùng cũng có thể có những hành động giảm thiểu sự rung chấn cho các bức hình. Nguyên tắc “vàng” cho một hình ảnh sắc nét là tốc độ màn trập luôn luôn cao hoặc bằng tốc độ tương đương chiều dài tiêu cự ống kính. Ví dụ, với tiêu cự 150m, tốc độ chụp không được dưới 1/150.
Ngoài trọng lượng máy ảnh, bạn cũng nên chú ý các vấn đề thời tiết và điều hòa nhịp thở, cách thức cầm máy cũng như nên sử dụng chân máy để tránh tình trạng nhòe hình.
Tin tức liên quan
Kích thước cảm biến máy ảnh(25/02/2016) |
Khám phá các chế độ đo sáng trên máy ảnh Canon DSLR(21/10/2016) |
ISO trên máy ảnh kĩ thuật số(27/01/2016) |
Sự khác nhau giữa định dạng DX và FX của Nikon(20/10/2016) |
Khoảng cách lấy nét tối thiểu là gì?(28/02/2017) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000