- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Các kích thước cảm biến máy ảnh phổ biến hiện nay - Dân nhiếp ảnh nhất định phải biết
Như các bạn đã biết, cảm biến là một bộ phận đặc biệt quan trọng và đắt tiền trong một chiếc máy ảnh, tuy nhiên cảm biến máy ảnh có nhiều kích thước khác nhau khiến người dùng khó hiểu. Chính vì thế, hôm nay Bình Minh Digital xin tóm lại một vài kiến thức cơ bản về các kích thước cảm biến máy ảnh phổ biến hiện nay để bạn đọc tham khảo.
1. Cảm biến 1/2.3 inch (6.3 x 4.7mm)
Kích thước cảm biến này cho phép các nhà sản xuất tạo ra những chiếc máy ảnh rất nhỏ gọn với ống kính dài, chẳng hạn máy ảnh siêu zoom như Panasonic ZS70 / TZ90 và Canon PowerShot SX730 HS. Chúng cũng được tìm thấy bên trong máy ảnh siêu zoom kiểu DSLR như Canon PowerShot SX70 HS.
Đối với ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng tốt, máy ảnh sử dụng cảm biến này cho ra ảnh chụp mà chúng ta hoàn toàn có thể hài lòng, tuy nhiên nếu chụp trong điều kiện ánh sáng yếu sẽ tạo ra những bức ảnh chất lượng không thực sự tốt, ảnh sẽ có hiện tượng nhiễu hạt và mất chi tiết.
2. Cảm biến 1 inch (13.2 mm x 8.8 mm)
Máy ảnh có cảm biến này thường cho chất lượng ảnh tốt, nhiều máy còn có khẩu độ tối đa rộng cho phép thu nhiều ánh sáng giúp hình ảnh đẹp và mịn hơn.
Loại cảm biến này hiện đang là một lựa chọn phổ biến trên một loạt các máy ảnh compact cao cấp, mang đến sự nhỏ gọn trong thiết kế nhưng cho hiệu suất cao, có thể tìm thấy trên Canon Powershot G7X Mark II, PowerShot G9X Mark II, Sony RX100 VII,...
3. Cảm biến Four Thirds (17.3 x 13mm)
Với kích cỡ cảm biến bằng 1/4 cảm biến của máy full frame, Four Thirds là một chuẩn dành riêng cho DSLR được Olympus và Kodak thiết lập, được sử dụng trong tất cả các máy Olymus, Panasonic Four Thirds và Micro Four Thirds. Máy có hệ số cắt 2x, tương đương với tiêu cự của ống kính được tăng lên 2 lần. Máy Olympus OM-D E-M1, Olympus Pen E-PL5 và Panasonic Lumix GH1 sử dụng cảm biến Four Thirds.
4. Cảm biến APS-C (24mm x 16mm)
Kích thước cảm biến định dạng từ APS-C trở lên thì đã có thể cho chất lượng hình ảnh rất tốt, ánh sáng thu nhập được nhiều cho hình ảnh sắc nét và chi tiết.
Phần lớn các máy DSLR bán chuyên của Canon (EOS 200D II, EOS 800D, EOS M50, Sony A6400,...), Nikon, Pentax và Sony sản xuất đều sử dụng cảm biến APS-C.
Tuy nhiên kích thước của cảm biến định dạng APS-C không đồng nhất giữa các hãng, mặc dù kích thước chuẩn của nó là 24mm x 16mm. Chẳng hạn như đối với Canon, hệ số cắt là 1.6x, trong khi của Nikon lại có hệ số cắt là 1.5x.
5. Cảm biến APS-H (26.6 x 17.9mm)
Cảm biến APS là loại cảm biến phổ biến nhất cho cả máy ống kính rời và máy ống kính liền chất lượng cao. APS-H kết hợp một cảm biến tương đối lớn và số lượng điểm ảnh vừa phải nhằm gia tăng tốc độ và hiệu năng ISO. Cảm biến APS-H có hệ số cắt (crop factor) là 1.3x. Canon 1D Mark IV và Canon 1D Mark III là một trong số máy ảnh sử dụng loại cảm biến này.
6. Cảm biến Full Frame (36 x 24mm)
Cảm biến Full Frame có kích thước tương đương với phim âm bản 35mm trước đây, do đó được xem là kích thước cảm biến chuẩn, cảm biến này được sử dụng nhiều cho máy ảnh chuyên nghiệp và tầm trung, bao gồm nhiều máy ảnh DSLR cao cấp và mirrorless.
Kích thước lớn của Full Frame cho phép thu thập nhiều ánh sáng, cho ra những hình ảnh chất lượng cao, tốt hơn tất cả các kích thước kể trên, tuy nhiên khi đã sử dụng máy ảnh có cảm biến này thì cần phải đi kèm với những ống kính chất lượng cao tương ứng mới có thể cho ra ảnh tốt nhất.
Các mẫu máy ảnh phổ biến hiện nay có cảm biến Full Frame như: Nikon Z7, Sony A7 III và Canon EOS RP. Nhiều máy ảnh DSLR cũng tiếp tục sử dụng các cảm biến máy ảnh này, chẳng hạn như Canon EOS 5D Mark II, EOS 5D Mark III, Nikon D850,...
Hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về các kích thước cảm biến máy ảnh phổ biến hiện nay. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết lần sau.
>> Binhminhdigital luôn có những ưu đãi hấp dẫn khi mua máy ảnh cũng như các phụ kiện máy ảnh - máy quay khác, liên hệ ngay để được tư vấn sản phẩm và báo giá tốt nhất nhé!
Chìa khóa để chụp ảnh người và thú cưng đẹp nhất(1/10/2016) |
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (Phần 1)(15/03/2016) |
Cùng tìm hiểu nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng(27/06/2017) |
Có nên dùng điện thoại chụp ảnh micro?(16/02/2016) |
Bắt những áng mây vào khung hình(9/03/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D