- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
9 thông số quan trọng khi mua chân máy ảnh bạn nên biết
Chân máy ảnh (tripod) là một phụ kiện hữu ích cần có đối với bất kỳ ai đam mê nhiếp ảnh bởi nó giảm thiểu các hiện tượng nhòe mờ gây ra do rung máy. Và nếu bạn đang tìm mua chân máy ảnh thì hãy chú ý tới 9 thông số quan trọng khi mua chân máy ảnh sau đây. Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi chọn mua, nào hãy cùng tìm hiểu nhé.
Có thể bạn quan tâm: Top chân máy ảnh giá rẻ tốt nhất khuyên bạn nên dùng
1. Trọng lượng
Tùy theo mục đích chụp ảnh và loại máy ảnh bạn sử dụng mà bạn chọn cho mình một chân máy phù hợp. Các chân máy cỡ nhỏ phù hợp với các máy ảnh nhỏ gọn như máy compact và máy ảnh không gương lật, hoặc máy ảnh DSLR nhưng không sử dụng các ống kính lớn hoặc đèn flash phụ, dùng mang theo trong các chuyến du lịch, dã ngoại…
Còn với dòng chân máy lớn sẽ là lựa chọn cho những dòng máy chuyên nghiệp, thích hợp để sử dụng với các dòng thân máy lớn, bạn cũng có thể lắp thêm những ống kính to và nặng.
2. Độ chắc chắn và ổn định
Bạn cần kiểm tra kỹ yếu tố này khi mua chân máy ảnh, bởi không phải chân máy nào cũng có độ vững chắc giữ ổn định tốt. Một chiếc chân máy ảnh - Tripod tốt là có thể kéo dài hay mở rộng một cách dễ dàng, đảm bảo rằng dù ở độ cao tối đa thì vẫn đảm bảo máy ảnh không bị rung lắc khi có gió.
Khi mua máy bạn cần test mở rộng tối đa độ dài của chân máy, kiểm tra các khớp nối giữa các đoạn chân máy có chắn chắn hay không, nếu thấy có hiện tượng rung, lắc thì nên chọn mẫu khác.
3. Chất liệu sản xuất
Loại chân máy ảnh được làm từ nhôm có độ dày và cứng không giống nhau. Những dòng chân máy loại này nếu như quá nhẹ thì không thể tạo nên sự chắc chắn, còn nếu quá nặng sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi di chuyển.
Các chân máy ảnh - Tripod được làm từ sợi carbon đáp ứng tốt về tỉ lệ giữa trọng lượng và độ ổn định, có thể giảm tới 1/3 trọng lượng trong khi độ ổn định tốt hơn so với loại chân máy làm bằng nhôm, nhưng giá của chúng cũng đắt hơn ít nhất là gấp đôi. Nếu bạn thường xuyên di chuyển thì loại chân máy này đáng để đầu tư.
4. Cơ chế khóa chân
Nên chọn những dòng chân máy có cách khóa vặn dễ dùng và chắc chắn, để đảm bảo thao tác nhanh và luôn ổn định. Thông thường các tripod có khóa kiểu trượt, tức là chỉ cần kéo dài các đoạn chân máy đã được thu gọn và dùng van cố định.
Còn với loại chân máy có kiểu xoáy vặn, kiểu này bạn thao tác sẽ lâu hơn nhưng sẽ bỏ đi được cái van vướng víu. Nếu mua bạn nên tháo lắp thử xem chân máy có dễ dùng hay không.
5. Số đoạn chân máy
Thông thường chân máy ảnh sẽ có từ 2 đến 3 đoạn, cá biệt có chân máy có nhiều đoạn hơn hoặc có loại chỉ có một đoạn duy nhất. Nếu bạn hay chụp ảnh ở những độ cao khác nhau thì nên chọn những chân máy ảnh có nhiều đoạn để linh hoạt trong việc lựa chọn chiều cao hợp lý để chụp.
Ngoài ra, khi mua chân máy ảnh nhiều đoạn bạn cũng cần chú ý tới độ ổn định khi mở rộng tối đa, vì rõ ràng càng cao thì chân máy sẽ càng kém vững. Với một số chân máy 3 đoạn nhưng lại có độ dài bằng chân máy 4 đoạn, tuy nhiên nó sẽ hơi khó khăn cho bạn khi vận chuyển.
6. Chiều cao
Bạn sẽ cần những loại chân máy ảnh - tripod có chiều cao ngang tầm mắt, nhưng nếu chụp ảnh macro thì có thể bạn cần chân máy thật thấp.
7. Đầu nối (tripods heads)
Là nơi bạn gắn máy ảnh vào chân máy, thường có sẵn trên chân máy, bạn cần kiểm tra xem có gắn được máy ảnh của bạn không nhé, nếu không thì cần xem chân máy đó có cho gắn đầu nối rời hay không.
Có 2 loại đầu nối chính là đầu ball và đầu pan: đầu ball gần như cho phép bạn xoay máy "tự do", còn đầu pan thì chia thành các nấc khác nhau và bạn sẽ điều chỉnh máy ảnh chính xác theo từng góc chụp. Đầu nối tốt sẽ cho phép bạn xoay được máy theo nhiều góc khác nhau cũng như dễ dàng tháo lắp.
8. Cột trung tâm
Các tripod đều có một cột trung tâm để gắn chân máy giúp bạn có thể nâng cao thêm khi các chân máy đã mở ở mức tối đa. Một số chân máy có thể gắn ngược để bạn có thể xoay máy ảnh xuống dưới khi cần chụp dưới mặt đất. Một số khác có móc để bạn treo đồ vào. Tùy theo nhu cầu mà bạn chọn loại cột trung tâm nào.
9. Giá thành
Chân máy ảnh có giá khá phong phú, thường tính theo trọng lượng, chất liệu và tính năng của chân máy. Không nên chọn chân máy quá rẻ tiền.
Bạn hãy nhớ rằng chân máy phải đảm bảo giữ vững chiếc máy ảnh, và chiếc máy ảnh của bạn không được quá nặng so với khả năng nâng đỡ của chân máy. Và cũng không nên chọn một chân máy quá nặng vì có thể khiến bạn sẽ ngại phải mang đi.
Hy vọng với những gợi ý trên, sẽ giúp cho bạn tìm kiếm được một chiếc chân máy ảnh phù hợp với các mục đích chụp của mình, và cho ra đời những bức ảnh “cực phẩm” !
>> Liên hệ Binhminhdigital để được tư vấn và nhận những ưu đãi mới nhất khi chân máy ảnh và các phụ kiện nhiếp ảnh khác.
Lời khuyên để bạn chụp ảnh sắc nét hơn(20/10/2016) |
Ảnh RAW và kỹ thuật tinh chỉnh ảnh(21/04/2016) |
Để gương mặt rạng ngời khi lên ảnh(9/03/2016) |
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)(16/03/2016) |
Làm sao để lấy nét khi chụp ảnh tập thể(12/10/2017) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D