- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
TOP 4 ỐNG KÍNH MACRO DÀNH CHO MÁY ẢNH NIKON DSLR
Trong nhiếp ảnh kĩ thuật chụp phóng đại vật thể (macro) là cả một nghệ thuật hấp dẫn nhưng độ phức tạp, tỉ mỉ thì hơn nhiều so với những thể loại như chân dung, phóng sự ảnh,…và cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu khắc khe cho người cầm máy. Yêu cầu đầu tiên cơ bản là bạn phải có một ống kính macro chuyên dụng, độ phóng đại tối thiểu 1:1. BinhminhDigital đã có một bài viết về ống kính macro cho máy ảnh Canon, và trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những ống kính macro hàng đầu cho Nikon DSLR.
1. Tamron SP 90mm f/2.8 Di VC USD Macro
“Redesigned, revamped and remarkable” – Thiết kế mới, diện mạo mới, ấn tượng mới
- Khẩu độ mở tối đa: f/2.8 | Chống rung: Có | Kháng thời tiết: Có |Khoảng cách lấy nét ngắn nhất: 30cm | Kích thước kính lọc: 62mm | Kích thước: 79 x 117mm |Trọng lượng: 610g
Đây là phiên bản thứ hai có chức năng chống rung quang học (VC) và lấy nét siêu thanh (USD) nhưng, vẫn là những chữ cái ấy trong cái tên của người tiền nhiệm, thiết kế mới này hoàn toàn khác biệt về chất lượng. Hệ thống chống rung mới là một hệ thống kết hợp, bổ sung cho khả năng ổn định hình ảnh, với các thấu kính được thiết kế để nâng cao chất lượng của bokeh.
Hệ thống lấy nét siêu thanh dạng vòng tối ưu hóa cho macro nhưng vẫn rất nhanh và chính xác ở bất kì khoảng cách nào, được hoàn thiện bằng bộ hạn chế khoảng cách lấy nét 3 nấc. Chất lượng hình ảnh cực kì ấn tượng với độ tương phản và độ nét tuyệt vời.
Giá bán: 11,900,000 VNĐ
2. Sigma 105mm f/2.8 EX DG OS HSM Macro
Hiệu năng cao cấp ở một mức giá thấp
- Khẩu độ mở tối đa: f/2.8 | Chống rung: Có | Kháng thời tiết: Không |Khoảng cách lấy nét ngắn nhất: 31cm | Kích thước kính lọc: 62mm | Kích thước: 78 x 126mm |Trọng lượng: 725g
Thông thường, cần phải có vài đặc điểm khác biệt để thu hút các nhiếp ảnh gia khỏi các ống kính hãng, và Sigma đã làm được điều đó khá thành công. Thiết kế chuyên nghiệp, bao gồm hệ thống lấy nét siêu thanh dạng vòng cực kì nhanh và gần như không có tiếng động, cùng với chống rung quang học lên đến 4 stop cực kì hiệu quả.
Hai thấu kính SLD (Độ phân tán cực thấp) giúp tạo ra độ sắc nét tuyệt vời, ngay cả ở khẩu mở lớn nhất. Viền tím không đáng kể, và méo hình hoàn toàn không thành vấn đề.
Lấy nét tự động đã rất nhanh lại còn chính xác khi khóa chủ thể trong mọi điều kiện ánh sáng và có 3 lựa chọn giới hạn tầm lấy nét. Cuối cùng là khả năng xử lí tuyệt vời và chất lượng ngoại hình xứng đáng là đối thủ của ống kinh Nikon, hoàn thiện ống kính đáng sợ này.
Giá bán: liên hệ
3. Nikon AF-S 105mm f/2.8G VR IF-ED Micro
Ống kính macro Nikon ấn tượng nhất
- Khẩu độ mở tối đa: f/2.8 | Chống rung: Có | Kháng thời tiết: Có |Khoảng cách lấy nét ngắn nhất: 31cm | Kích thước kính lọc: 62mm | Kích thước: 83 x 116mm |Trọng lượng: 720g
Nikon có vài loại ống kính mà hãng gọi là “micro” này đang lưu hành trên thị trường, bao gồm hai phiên bản DX dùng cho máy ảnh cảm biến khổ APS-C.
Đây là ống kính phóng đại đầu tiên của thế giới có hệ thống ổn định hình ảnh quang học, mặc dù nó không phải là một hệ thống kết hợp. Thiết kế cao cấp bao gồm ngàm kháng thời tiết, một thấu kính tán xạ cực thấp ED, lớp phủ Nano Crystal để giảm hiện tượng bóng mờ (ghost) và chói sáng (flare), và lấy nét siêu thanh dạng vòng.
Tự động lấy nét và chống rung kết hợp tốt cho chụp các thể loại nói chung, nhưng lại không thực sự hiệu quả cho chụp cận cảnh. Lấy nét bằng tay trên ống kính này chính xác hơn trên các ống kính dòng G khác của Nikon, và chất lượng hình ảnh nói chung thực sự rất tốt, nhưng với giá bán của mình thì ống kính này chưa thật sự đáng giá.
Giá bán: 14,600,000 VNĐ
4. Tokina AT-X AF 100 f/2.8 Pro D
Không hề tệ với một cựu binh
- Khẩu độ mở tối đa: f/2.8 | Chống rung: Không | Kháng thời tiết: Không |Khoảng cách lấy nét ngắn nhất: 30cm | Kích thước kính lọc: 55mm | Kích thước: 74 x 95mm |Trọng lượng: 640g
Sử dụng một thiết kế tương đối cũ, ống kính Tokina thiếu các tính năng phụ như chống rung. Không có động cơ tự động lấy nét trên ống kính, có nghĩa là ống kính này hoàn toàn không thể tự động lấy nét trên các dòng máy như D3300 D5500.
Nó cũng không có lấy nét trong (Internal Focus – IF), nghĩa là thấu kính bên trong sẽ thò ra thụt vào khi lấy nét. Tự động lấy nét khá chậm và rất ồn. Mặc dù vậy, ống kính này khá nhỏ gọn và được trang bị những kĩ thuật quang học rất tốt, chất lượng hình ảnh cao, mặc dù độ sắc nét tuyệt vời lại giảm đi chút ít khi khép khẩu đến f/22, một khẩu độ thường dùng cho chụp Macro.
>> Tham khảo các phụ kiện máy ảnh máy quay và mua ống kính chính hãng trả góp tại Binhminhdigital.
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D