Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)

16/03/2016, 04:21 AM
Ở bài viết “Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 1)” chúng ta thấy rằng việc chụp ảnh tĩnh vật có liên quan khá lớn với môn hội họa. Tĩnh vật là những đối tượng được đa số lính mới chọn để tăng level cho bản thân.

Đối tượng

Không cần đoán thì cũng biết được đối tượng chính của thể loại này là những vật thể không thể chuyển động. Một cành hoa trong bình, một chiếc gạt tàn bên tẩu thuốc… đều có thể được đưa vào khung hình. Ngược hẳn với chụp người hay các hoạt động. Đa dạng, phong phú.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)
Thông thường, với những bức ảnh được chụp thì người chụp phải cố nắm bắt khoảng khắc, thì đối với các nhiếp ảnh gia tĩnh vật, họ chỉ cần tạo ra các bức ảnh chứ không cố nắm bắt.

Đặc biệt, nếu ở các bức ảnh nghệ thuật của các thể loại khác, xác khô hay những chiếc đầu lâu của người lẫn động vật bị loại bỏ tối đa thì ở thể loại này, người ta lại tận dụng chúng tối đa.

Phong cách

Có hai phong cách chính khi chụp ảnh tĩnh vật:

  - Tĩnh vật sắp đặt (Created still life): người chụp tham gia vào vấn đề sắp xếp các đối tượng theo ý muốn của mình một cách tối đa. Bức ảnh như thế nào đều đã được định hình sẵn trong đầu người chụp, chỉ việc sắp xếp bố cục, hướng sáng, chọn đối tượng như thế nào.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)
  - Tĩnh vật được phát hiện (Found still life): nhiếp ảnh gia sẽ đi tìm những hình ảnh bất ngờ, thú vị và ghi lại chúng bằng máy ảnh trên đường tìm kiếm nghệ thuật.

Thêm một vấn đề cần lưu ý nữa là việc chụp tĩnh vật đôi khi sẽ sử dụng cả kỹ thuật chụp Macro với các thiết bị chuyên dụng và những kỹ năng cơ bản của thể loại này. Điều này thù thuộc vào đối tượng và ý đồ của người chụp.

Tuy nhiên, thực tế đã có một sự phát triển vượt bậc về khái niệm “tĩnh”. Không chỉ đơn thuần là những hình ảnh với các đối tượng và chi tiết bất động hoàn toàn, các bức ảnh đã có sự đột phá về hình ảnh với những sự rung động nhỏ. Hình ảnh một que diêm đang cháy với ngọn lửa leo lét hay một cốc nước với những giọt nước bắt nhẹ ra ngoài cũng được ghi lại. Nhưng những chiếc lá rơi chậm trong gió mùa thay lá là điển hình nhất của sự thay đổi này.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)
Chắc chắn sẽ sự thay đổi nhảy vọt về kỹ thuật ở đây. Như đã nói, với những vật bất động hoàn toàn, thời gian phơi sáng và tốc độ màn trập không cần phải quá nhanh, thì ta có thể để khẩu độ nhỏ, mức ISO không cao lắm. Nhưng khi có sự rung động, cần tăng tốc độ màn trập để nắm bắt những khoảng khắc cần thiết, vì thế, tốc độ màn trập có thể sẽ phải nhanh hơn, khẩu độ mở to hơn để thu ánh sáng được nhiều hơn.

Những chi tiết phụ như làn khói, bụi mù được khai thác để làm tô điểm thêm cho đối tượng chính.


>>>Khám phá thế giới nhiếp ảnh tại Binh Minh Digital


Phông nền

Với thể loại này thì nền càng đơn giản càng tốt vì như vậy sẽ làm đối tượng chính nổi bật.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)
  - Phông nền đen: là kiểu phông nền được sử dụng nhiều nhất để tạo hiệu ứng lơ lửng, cô độc của đối tượng, làm đối tượng nổi rõ trên bức ảnh. Cũng giống như những bức ảnh đen trắng, sự huyền bí và chiều sâu được tạo ra.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)
  - Phông nền trắng: được sử dụng rất nhiều để tạo ra sự bắt mắt với ánh sáng đập trực tiếp vào mắt người xem. Chủ yếu phông nền trắng được sử dụng để chụp minh họa đối tượng. Một điều độc đáo nhất lầ nếu có kỹ thuật tốt, có thể tạo ra hiện tượng đổ bóng làm đối tượng phụ cho bức ảnh. Có thể chiếu sáng kiểu chếch sang một bên để tạo bóng đổ cho các đối tượng.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)

  - Phông nền trùng tông với đối tượng: có khả năng hỗ trợ cho màu của đối tượng chính. Cũng là sự tối giản cực đại với nền trơn giống như phông đen và phông trắng.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)
  - Phông nền lấp lánh: cũng được sử dụng để tạo hiệu ứng Bokeh rất thu hút. Chỉ cần chọn điểm lấy nét vào đối tượng chính, khóa lấy nét, mở khẩu độ rộng với chế độ ưu tiên khẩu độ, tăng ISO lên cao và giảm tốc độ chụp. Bạn có thể tham khảo bài viết “Kỹ thuật cho ảnh Bokeh đẹp hơn”.
 
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)

  - Phông nền hoa văn: thường thấy nhất là khi chụp đối tượng với với nền đằng sau là bức tường có giấy dán chi chít hoa văn.
 
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 2)
 
 - Phông nền ảnh lồng: tức là sau đối tượng chính, một khung cảnh khác lại xuất hiện, kiểu như chụp tĩnh vật ngoài trời với phông đằng sau là một phong cảnh hay có thể làm điều này trên các phần mềm ghép ảnh

 
 

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000