Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (Phần 1)

15/03/2016, 09:51 AM
Chụp ảnh tĩnh vật (Still life photography) cũng giống như tranh vẽ tĩnh vật, những cái được cho là không có hồn lại là cái có sự thu hút mạnh, có tính nghệ thuật không thể chối cãi. Trước khi trả lời câu hỏi trên, ta thấy rằng nhiếp ảnh có mối liên hệ với hội họa rất lớn, chỉ khác ở các thể hiện. Vậy thì những bức tranh vẽ tĩnh vật thường được coi là “sát thủ” làm khó rất nhiều họa sĩ nên những bức ảnh chụp tĩnh vật cũng có thể làm bạn phải đau đầu.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (Phần 1)


>>>Khám phá thế giới nhiếp ảnh tại Binhminhdigital.com

Thực tế, có những bức ảnh chụp tĩnh vật mà thoạt nhìn qua ta cứ tưởng đó chỉ là tranh vẽ. Có thể bạn sẽ liên tưởng tới chân dung và các đồ vật mà ta sẽ chụp rồi có sự so sánh. Đúng, chúng giống nhau cả, cũng được sắp xếp mẫu là người và đồ vật, tha hồ bấm máy khi mẫu chỉ tĩnh lặng bất động. Họa chăng có khác thì chân dung là mẫu người còn chụp tĩnh vật thì là mẫu vật.

Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất chính là khả năng mang lại kết quả. Với những đồ vật vô tri vô giác, các nhiếp ảnh gia tha hồ mà chỉnh sửa, xắp xếp bố cục dẫn tới không gian sáng tạo lớn hơn rất nhiều. Và bạn, nếu có ý định chụp ảnh tĩnh vật thì có thể mặc sức mà thử nghiệm nhiều kiểu, phong cách, góc chụp, cấu trúc khác nhau.
 
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (Phần 1)


Trong khi đó, với một bức ảnh chân dung, phần lớn dù muốn dù không cũng phải đưa khuôn mặt vào ảnh ở một tỉ lệ hay chừng mực nào đó. Hơn nữa, vấn đề chọn mẫu cũng dễ hơn khi chụp chân dung rất nhiều.

Như đã đề cập ở trên, nhiếp ảnh và hội họa có sự liên kết. Các bức ảnh chụp tĩnh vật thực chất là được khơi gợi cảm hứng từ những bức tranh vẽ tĩnh vật. Khi mà hội họa đương đại phát triển tới mức cao trào thì nhiếp ảnh cũng biến chuyển cho phù hợp với thị giác công chúng.

 
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (Phần 1)


Hãy để ý thuật ngữ Still life photography, chữ “Still life” được đồn đoán là bắt nguồn từ chữ “stilleven” - là từ dùng để dòng tranh tĩnh vật rất nổi tiếng tại Châu Âu vào thể kỷ 16.

 
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (Phần 1)


Đặc điểm của dòng tranh này có những nét tương đồng với kỹ thuật chụp ảnh tĩnh vật đương đại ngày nay. Do tập hợp và kế thừa những thành tựu của cả ngàn năm trước về kinh nghiệm tranh tĩnh vật, những bức tranh kiểu này có khả năng tạo sức gợi tả khá mạnh, muốn người xem phải chú ý thông qua bố cục, màu sắc và những đường nét rất đặc biệt ví dụ như hiệu ứng bóng đổ. Không còn là những vật trang trí bình thường, những đồ vật được thổi hồn vào đó để tạo ra một cái nhìn mới. Và nhiếp ảnh lại tiếp nối cách làm này. Và do có khả năng điều khiển ánh sáng của các nhiếp ảnh gia, ảnh tĩnh vật đã xuất sắc truyền bá và phát huy những tư tưởng do hội họa đem lại thậm chí có khi tốt hơn.

Ra đời vào thế kỷ 19, do hạn chế về công nghệ nên thời gian phơi sáng rất lâu, phải tính bằng phút chứ không phải giây như bây giờ. Cũng vì thế nên những đồ vật bất động như cây nến, những cuốn sách, cái bàn… là những đối tượng chính. Nhưng đó là sự manh nha về nhiếp ảnh tĩnh vật.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (Phần 1)
>>>Xem thêm: Tổng hợp các lỗi kinh điển khi chụp ảnh

Nửa đầu thế kỷ 20, với sự phát triển của công nghệ, những hiệu ứng đầu tiên được tạo ra nhờ những ống kính điểm mềm.

Nửa sau thế kỷ 20, các trường phái Siêu thực (Surrealism) hay Lập thể (Cubism)… đã khiến cho những bức ảnh tĩnh vật có sự chân thực, nhấn mạnh đối tượng với bố cục đa dạng và sử dụng ánh sáng theo cách tạo sức gợi cho bức ảnh.
 

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000