- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Sự khác biệt giữa lấy nét chữ thập cross-type và lấy nét thông thường
03/08/2017, 00:59 AM
Trên các máy ảnh thì hệ thống lấy nét vẫn là thứ được quan tâm nhiều sau kích cỡ cảm biến. Chúng quyết định xem đối tượng có bị khóa chính xác và thực hiện được ý đồ của bạn hay không. Đặc biệt trong trường hợp không chụp các chủ thể tĩnh mà là các chủ thể mang tính chuyển động thì khả năng lấy nét của máy sẽ cho bạn biết chiếc máy đó có thực sự là thứ cần cho bạn hay không. Có một vấn đề rất ít người để ý đó các điểm lấy nét được xây dựng với hai kiểu hoàn toàn khác nhau: lấy nét chữ thập Cross-type (lấy nét chéo) và lấy nét thông thường. Nếu bạn quan tâm tới tốc độ lấy nét và độ chính xác khi lấy nét của máy ảnh, bạn nên quan tâm tới hai loại này.
Cơ chế lấy nét của máy ảnh
Hầu hết các máy ảnh DSLR đều sử dụng hệ thống lấy nét theo pha, trong khi đó hầu hết các máy ảnh compact và điện thoại di động đều sử dụng một hệ thống riêng gọi là lấy nét tương phản. Trong máy ảnh DSLR, khi ánh sáng đi qua ống kính được phản xạ lên lăng kính năm mặt ở trên bởi gương lật, sau đó sẽ tới kính ngắm quang học, cho phép bạn xem chính xác những gì mà ống kính máy ảnh thu được.
Tuy vậy, một phần ánh sáng cũng được đưa tới một loạt các cảm biến có khả năng xác định xem hình ảnh xem chúng có được lấy nét hay không. Việc làm này về cơ bản là để máy ảnh xem xét hình ảnh có sự ăn khớp giữa kính ngắm và cảm biến hay không. Nếu không, một tín hiệu điện tử sẽ được truyền đến động cơ lấy nét nhằm điều chỉnh ống kính cho đến khi hình ảnh được lấy nét. Tất cả điều này xảy ra chỉ trong một khoảng thời gian cực ngắn, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng khi lấy nét và quyết định sự sắc nét của hình ảnh.
Vấn đề đang nói tới ở đây là hệ thống lấy nét thường có nhiều điểm mà đa phần là những điểm lấy nét theo các đường thẳng (hoặc là những đường ngang), là kiểu lất nét truyền thống. Và sẽ nảy sinh vấn đề nếu bạn lấy nét vào những đối tượng cũng là những đường thẳng đứng. Giả sử như bạn sử dụng một tờ giấy và vẽ lên đó những đường dọc song song nhau. Tiếp đến bạn đưa máy ảnh tới và bấm nửa cò để máy có thể lấy nét. Lúc này ống kính sẽ tự điều chỉnh liên tục để lấy nét. Nhưng, hoặc nó lấy nét khá chậm, hoặc nó không thể lấy nét. Đơn giản là bởi bộ xử lý và cảm biến không có đủ thông tin để xác định khả năng tập trung lấy nét với các đường vẽ thẳng đưng. Nhưng khi bạn xoay tờ giấy lại vuông góc 90 độ và các đường thẳng đừng sẽ trở thành các điểm nằm ngang, thì lúc này máy ảnh của bạn sẽ lấy nét nhanh và dễ dàng hơn. Có một cách khác nữa đó chính là chụp ở chế độ Live view để sử dụng khả năng lấy nét tương phản của máy, và máy cũng dễ dàng lấy nét hơn. Nhưng việc chụp bằng chế độ Live view cũng không phải là tối ưu cho mọi trường hợp.
Ưu điểm của các điểm lấy nét chữ thập cross-type
Để giải quyết vấn đề này, hầu hết các nhà sản xuất máy ảnh đã tạo ra các hệ thống cảm biến lấy nét với các điểm lấy nét chữ thập cross-type. Các điểm lấy nét đó bao gồm một đường thẳng đứng như thường và thêm một đường ngang tạo thành 1 chữ thập. Ở các mô hình cao cấp (như Nikon D5 hay Canon 5D Mark IV) có nhiều điểm lấy nét chữ thập, nhưng các model thấp hơn (như Nikon D3200 và Canon 600D) thường chỉ có một, ngay trong trung tâm của hệ thống lấy nét. Điều này có nghĩa là điểm lấy nét trung tâm có thể sẽ nhanh hơn đáng kể và đáng tin cậy hơn so với các điểm lấy nét xung quanh.
Quay trở lại với ví dụ về tờ giấy trắng vẽ các đường thẳng đứng lúc nãy. Với các điểm lấy nét chữ thập cross-type, chúng sẽ giúp bạn lấy nét nhanh hơn và dễ hơn mà không cần phải xoay tờ giấy lại. Bởi vì các điểm lấy nét nằm dọc không thể bắt nét các đường thẳng cũng nằm dọc, nhưng các điểm nằm ngang sẽ nhanh chóng phát hiện và khóa nét chúng.
Điều này đặc biệt hữu ích với thể thao và hành động nhanh, nhưng các thể loại chụp ảnh khác cũng có thể được lợi từ việc sử dụng các điểm cross-type. Các nhiếp ảnh gia chụp chân dung, gia đình và đám cưới thường sử dụng phương pháp lấy nét bằng các điểm chữ thập, sau đó di chuyển máy ảnh để có được bố cục mong muốn mà vẫn không làm cho đối tượng đã được lấy nét bị trượt nét. Nếu bạn chụp phong cảnh, bạn có thể không cần lấy nét tự động nhanh, nhưng sử dụng các điểm lấy nét chữ thập có thể giúp chính xác hơn. Tất nhiên điều này không có nghĩa là các cảm biến lấy nét bình thường trên máy ảnh của bạn là vô giá trị, chỉ đơn giản là các điểm lấy net chữ thập có nhiều ưu thế hơn trong nhiều tình huống.
Trên thực tế, khi nhìn vào ống ngắm của các máy ảnh hiện nay thì không phải lúc nào bạn cũng thấy rõ được các điểm lấy nét với hình dạng thẳng đứng và hình chữ thập. Bạn chỉ có thể thấy được các chấm nhỏ hoặc các ô vuông. Nhưng trong số chúng sẽ có sự phân biệt nhất định giữa lấy nét thường và lấy nét chữ thập. Các điểm lấy nét chữ thập luôn luôn nằm ở giữa trung tâm của hệ thống lấy nét. Ngoài ra, cá biệt có một số model cao cấp được tích hợp thêm các điểm chữ thập ở ngoài cùng hệ thống bên cạnh các điểm ở trung tâm để hỗ trợ lấy nét tốt hơn. Đơn cử như chiếc máy ảnh Canon 1Ds Mark III có các điểm lấy nét như hình bên dưới (chúng hỗ trợ chụp các đối tượng thể thao di chuyển cực nhanh khi mà nhiếp ảnh gia không lia máy theo kịp):
Bạn cũng có thể tham khảo thông tin từ các nhà sản xuất bởi mỗi khi có một sản phẩm máy ảnh mới xuất hiện là sẽ có rất nhiều thông tin chính thức về hệ thống lấy nét AF được công khai trên trang chủ của các sản phẩm đó. Bạn cũng có thể tham khảo nhiều nguồn từ các trang công nghệ hay các blog công nghệ uy tín.
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp máy ảnh chính hãng tại các chi nhánh Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.
Cơ chế lấy nét của máy ảnh
Vấn đề đang nói tới ở đây là hệ thống lấy nét thường có nhiều điểm mà đa phần là những điểm lấy nét theo các đường thẳng (hoặc là những đường ngang), là kiểu lất nét truyền thống. Và sẽ nảy sinh vấn đề nếu bạn lấy nét vào những đối tượng cũng là những đường thẳng đứng. Giả sử như bạn sử dụng một tờ giấy và vẽ lên đó những đường dọc song song nhau. Tiếp đến bạn đưa máy ảnh tới và bấm nửa cò để máy có thể lấy nét. Lúc này ống kính sẽ tự điều chỉnh liên tục để lấy nét. Nhưng, hoặc nó lấy nét khá chậm, hoặc nó không thể lấy nét. Đơn giản là bởi bộ xử lý và cảm biến không có đủ thông tin để xác định khả năng tập trung lấy nét với các đường vẽ thẳng đưng. Nhưng khi bạn xoay tờ giấy lại vuông góc 90 độ và các đường thẳng đừng sẽ trở thành các điểm nằm ngang, thì lúc này máy ảnh của bạn sẽ lấy nét nhanh và dễ dàng hơn. Có một cách khác nữa đó chính là chụp ở chế độ Live view để sử dụng khả năng lấy nét tương phản của máy, và máy cũng dễ dàng lấy nét hơn. Nhưng việc chụp bằng chế độ Live view cũng không phải là tối ưu cho mọi trường hợp.
Ưu điểm của các điểm lấy nét chữ thập cross-type
Để giải quyết vấn đề này, hầu hết các nhà sản xuất máy ảnh đã tạo ra các hệ thống cảm biến lấy nét với các điểm lấy nét chữ thập cross-type. Các điểm lấy nét đó bao gồm một đường thẳng đứng như thường và thêm một đường ngang tạo thành 1 chữ thập. Ở các mô hình cao cấp (như Nikon D5 hay Canon 5D Mark IV) có nhiều điểm lấy nét chữ thập, nhưng các model thấp hơn (như Nikon D3200 và Canon 600D) thường chỉ có một, ngay trong trung tâm của hệ thống lấy nét. Điều này có nghĩa là điểm lấy nét trung tâm có thể sẽ nhanh hơn đáng kể và đáng tin cậy hơn so với các điểm lấy nét xung quanh.
Điều này đặc biệt hữu ích với thể thao và hành động nhanh, nhưng các thể loại chụp ảnh khác cũng có thể được lợi từ việc sử dụng các điểm cross-type. Các nhiếp ảnh gia chụp chân dung, gia đình và đám cưới thường sử dụng phương pháp lấy nét bằng các điểm chữ thập, sau đó di chuyển máy ảnh để có được bố cục mong muốn mà vẫn không làm cho đối tượng đã được lấy nét bị trượt nét. Nếu bạn chụp phong cảnh, bạn có thể không cần lấy nét tự động nhanh, nhưng sử dụng các điểm lấy nét chữ thập có thể giúp chính xác hơn. Tất nhiên điều này không có nghĩa là các cảm biến lấy nét bình thường trên máy ảnh của bạn là vô giá trị, chỉ đơn giản là các điểm lấy net chữ thập có nhiều ưu thế hơn trong nhiều tình huống.
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp máy ảnh chính hãng tại các chi nhánh Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.
Tin tức liên quan
Phơi sáng trên máy ảnh và các yếu tố liên quan(26/02/2016) |
Các thuật ngữ đèn flash thường gặp phần I(11/04/2017) |
Dữ liệu EXIF – Bí mật của mọi tấm ảnh kĩ thuật số(29/03/2016) |
Phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh-tại sao không?(23/08/2017) |
Những điều chưa biết về định dạng ảnh JPEG(7/03/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
info@binhminhdigital.com
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội,
Việt Nam,
115000