- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Những tiêu chí chọn chân máy ảnh
29/03/2016, 09:53 AM
Chân máy ảnh (Tripod) là thiết bị nhiếp ảnh được tìm mua và sử dụng gần như thường xuyên. Trong nhiều trường hợp, nếu không có chân máy thì coi như hỏng. Vấn đề là phải chọn chân máy sao cho phù hợp với chiếc máy ảnh mà bản thân đang dùng, như vậy mới tạo ra một hệ thống máy móc hoàn hảo cho các bức ảnh.
>>>Khám phá thế giới nhiếp ảnh tại Binh Minh Digital
Dựa vào hoàn cảnh và nhu cầu
Nếu bạn là người phải đi nhiều và liên tục di chuyển máy ảnh thì tốt nhất không nên chọn những chân máy quá nặng, có độ cồng kềnh. Nếu chỉ đơn giản bạn muốn chụp chân dung gia đình hay bạn bè thì những thiết bị càng nhẹ càng tốt.
Còn nếu nơi bạn tới là những vùng có điều kiện thời tiết không thuận lợi, như bạn là một tay săn ảnh ở những nơi có gió mạnh như đồi núi hay những bờ biển, thì những chân máy với độ cứng cáp sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Công nghệ hiện đại ngày nay đã cho ra những chiếc Tripod có độ rắn chắc tuyệt đối nhưng lại rất nhẹ bởi vật liệu cấu thành khá tiên tiến.
Các chân máy cỡ nhỏ, nhẹ thì phù hợp cho các máy ảnh du lịch hay một số máy không gương lật với những ống kính không quá to và nặng. Loại chân to, cứng, nặng thì dùng đỡ cho các máy DSLR co trọng lượng lớn và hệ ống kính “khổng lồ”.
Độ dài
Chân máy tiện lợi nhất là loại có chiều cao có thể thu gọn hay kéo dài. Và chiều dài tối đa nên vừa ngang tầm mắt người hoặc thấp hơn chút. Như vậy, việc chụp ảnh mới có thể đạt được kết quả tốt nhất, người dùng không phải khó khăn khi thao tác.
Bên cạnh đó, các chân máy cho khả năng gấp gọn là những chân máy nên được sử dụng bởi tính linh hoạt và cơ động. Bạn có thể thu lại và mang theo tới bất cứ đâu mà không bị vướng víu.
Đầu lắp máy ảnh
Phần đầu lắp máy ảnh có thể xem là quan trọng nhất. Chân máy của bạn có thể nặng, hoặc hơi cồng kềnh, nhưng tuyệt đối phần đầu lắp máy ảnh phải mang lại kết quả tốt nhất. Hầu hết các chân máy bán ra thị trường đều có sắn đầu cố định máy ảnh. Một số chân máy có gắn thêm những đầu cải tiến với các vòng bi, khớp xoay có thể xoay vặn cho khả năng điều khiển máy ảnh về các hướng, các góc thuận lợi hơn.
Có hai loại đầu chính là Ball và Pan. Đầu Ball cho phép xoay máy tự do như đã nói, còn đầu Pan thì có các nấc khác nhau để chỉnh góc máy.
Cơ cấu khóa máy và tháo máy
Hãy kiểm tra cơ chế khóa máy khi đặt máy ảnh vào đầu lắp và sau đó mở khóa rồi tháo máy ra khỏi chân máy. Xem xét thật kỹ cơ chế khóa và tháo lắp máy có hoạt động trơn tru, nhẹ nhàng hay không. Điều này là cần thiết để không phải mất thời gian cho những lần tác nghiệp với chân máy.
Cơ cấu khóa chân
Phần chân dưới cần được cố định thật chắc và cân bằng giữa các chân bằng một cơ cấu khóa. Khi mở rộng chân để sử dụng, hãy chắc chắn là phần khóa chân phải dễ dàng khi mở lẫn đóng khóa. Và, quan trọng hơn là khóa có được chắc chắn hay không. Và hãy chắc chắn là bạn chọn đúng chân máy theo trọng lượng máy ảnh như ở tiêu chí đầu tiên, bởi nếu máy ảnh mà nặng hơn chân máy thì khả năng máy rung rinh không ổn định là hiển nhiên.
Trục giữa
Các chân máy sẽ có một trục giữa, phần trục này chính là phần có gắn đầu lắp máy ảnh. Ngoài nhiệm vụ đó ra, nó còn cho phép kéo dài hay nâng cao thêm chiều cao của máy khi các chân đã kéo dài tới kích thước tối đa. Đặc biệt là có một số loại trục cho phép gắn ngược máy xuống phía dưới để chụp mặt đất.
Đây là loại chân máy đặc biệt có tên là Monopod. Cách sử dụng thì hoàn toàn khác với loại Tripod ba chân bởi nó chỉ có một chân. Ưu điểm lớn nhất của nó là gọn nhẹ và khá cơ động. Nhưng chúng lại có nhược điểm là người dùng phải chủ động giữ chặt.
Bạn có thể tìm hiểu về cách sử dụng qua bài viết “Cách sử dụng chân máy đơn hiệu quả”.
>>>Khám phá thế giới nhiếp ảnh tại Binh Minh Digital
Dựa vào hoàn cảnh và nhu cầu
Nếu bạn là người phải đi nhiều và liên tục di chuyển máy ảnh thì tốt nhất không nên chọn những chân máy quá nặng, có độ cồng kềnh. Nếu chỉ đơn giản bạn muốn chụp chân dung gia đình hay bạn bè thì những thiết bị càng nhẹ càng tốt.
Còn nếu nơi bạn tới là những vùng có điều kiện thời tiết không thuận lợi, như bạn là một tay săn ảnh ở những nơi có gió mạnh như đồi núi hay những bờ biển, thì những chân máy với độ cứng cáp sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Công nghệ hiện đại ngày nay đã cho ra những chiếc Tripod có độ rắn chắc tuyệt đối nhưng lại rất nhẹ bởi vật liệu cấu thành khá tiên tiến.
Các chân máy cỡ nhỏ, nhẹ thì phù hợp cho các máy ảnh du lịch hay một số máy không gương lật với những ống kính không quá to và nặng. Loại chân to, cứng, nặng thì dùng đỡ cho các máy DSLR co trọng lượng lớn và hệ ống kính “khổng lồ”.
Độ dài
Chân máy tiện lợi nhất là loại có chiều cao có thể thu gọn hay kéo dài. Và chiều dài tối đa nên vừa ngang tầm mắt người hoặc thấp hơn chút. Như vậy, việc chụp ảnh mới có thể đạt được kết quả tốt nhất, người dùng không phải khó khăn khi thao tác.
Bên cạnh đó, các chân máy cho khả năng gấp gọn là những chân máy nên được sử dụng bởi tính linh hoạt và cơ động. Bạn có thể thu lại và mang theo tới bất cứ đâu mà không bị vướng víu.
Đầu lắp máy ảnh
Phần đầu lắp máy ảnh có thể xem là quan trọng nhất. Chân máy của bạn có thể nặng, hoặc hơi cồng kềnh, nhưng tuyệt đối phần đầu lắp máy ảnh phải mang lại kết quả tốt nhất. Hầu hết các chân máy bán ra thị trường đều có sắn đầu cố định máy ảnh. Một số chân máy có gắn thêm những đầu cải tiến với các vòng bi, khớp xoay có thể xoay vặn cho khả năng điều khiển máy ảnh về các hướng, các góc thuận lợi hơn.
Có hai loại đầu chính là Ball và Pan. Đầu Ball cho phép xoay máy tự do như đã nói, còn đầu Pan thì có các nấc khác nhau để chỉnh góc máy.
Cơ cấu khóa máy và tháo máy
Hãy kiểm tra cơ chế khóa máy khi đặt máy ảnh vào đầu lắp và sau đó mở khóa rồi tháo máy ra khỏi chân máy. Xem xét thật kỹ cơ chế khóa và tháo lắp máy có hoạt động trơn tru, nhẹ nhàng hay không. Điều này là cần thiết để không phải mất thời gian cho những lần tác nghiệp với chân máy.
Cơ cấu khóa chân
Phần chân dưới cần được cố định thật chắc và cân bằng giữa các chân bằng một cơ cấu khóa. Khi mở rộng chân để sử dụng, hãy chắc chắn là phần khóa chân phải dễ dàng khi mở lẫn đóng khóa. Và, quan trọng hơn là khóa có được chắc chắn hay không. Và hãy chắc chắn là bạn chọn đúng chân máy theo trọng lượng máy ảnh như ở tiêu chí đầu tiên, bởi nếu máy ảnh mà nặng hơn chân máy thì khả năng máy rung rinh không ổn định là hiển nhiên.
Trục giữa
Các chân máy sẽ có một trục giữa, phần trục này chính là phần có gắn đầu lắp máy ảnh. Ngoài nhiệm vụ đó ra, nó còn cho phép kéo dài hay nâng cao thêm chiều cao của máy khi các chân đã kéo dài tới kích thước tối đa. Đặc biệt là có một số loại trục cho phép gắn ngược máy xuống phía dưới để chụp mặt đất.
Chân máy đơn
Đây là loại chân máy đặc biệt có tên là Monopod. Cách sử dụng thì hoàn toàn khác với loại Tripod ba chân bởi nó chỉ có một chân. Ưu điểm lớn nhất của nó là gọn nhẹ và khá cơ động. Nhưng chúng lại có nhược điểm là người dùng phải chủ động giữ chặt.
Bạn có thể tìm hiểu về cách sử dụng qua bài viết “Cách sử dụng chân máy đơn hiệu quả”.
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000