Những thông số cơ bản trên một chiếc ống kính

23/08/2016, 07:19 AM
Sau khi đã chọn cho mình được 1 chiếc máy ảnh DLSR, điều tiếp theo mà bạn cần cân nhắc là bổ sung thêm 1 vài ống kính vào bộ sưu tập. Liệu bạn có hài lòng với chất lượng ảnh vốn không quá xuất sắc nhưng tiện lợi của ống zoom hay muốn sử dụng các ống tiêu cự cố định đắt tiền hơn nhưng chất lượng cao? Bài viết này sẽ đưa ra những thông tin cơ bản nhất về ống kính và các tiêu chí khi mua một ống kính nào đó.
 
Những thông số cơ bản trên một chiếc ống kính
 
Một ống kính cơ bản thông thường sẽ có những thông số chung như sau:

Tiêu cự

Là con số thể hiện góc nhìn của ống kính khi kết hợp với một cảm biến máy ảnh cụ thể. Con số này càng nhỏ thì ống kính thuộc loại góc rộng, lúc này hình ảnh sẽ được thu vào cảm biến nhiều hơn. Nếu chỉ có 1 số thì tức là bạn đang dùng ống cố định (fix hoặc prime), con nếu có 2 số thì đó là ống kính zoom.
 
Độ mở của ống kính (Khẩu độ):

Con số tiếp theo mà bạn thấy trên ống kính chính là khẩu độ. Đây chính là thông số độ mở của ống kính - khả năng cho ánh sáng lọt vào cảm biến. Ống kính độ mở lớn cho phép chúng ta tạo độ sâu trường ảnh mỏng hơn và khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn. Con số này càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn và khả năng thu nhận ánh sáng được nhiều hơn.
 
Chống rung hình ảnh
 
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, ổn định hình ảnh ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. tùy vào các nhà sản xuất mà có những phương thức chống rung khác nhau. Chỉ số này cho khả năng thao tác trên máy mà không bị ảnh hưởng nhiều bợi sự rung lắc, rất cần thiết khi sử dụng các ống kính tele.
 
Những thông số cơ bản trên một chiếc ống kính

Định dạng ống kính

Đây chình là thông tin cho khả năng làm việc của ống kính với loại cảm biến nào, crop hay là full frame. Tùy vào các hãng khác nhau mà khả năng tương thích khác nhau. Các ống kính full frame hoạt động tốt trên các máy APS-C nhưng ống kính dành riêng cho APS-C chưa chắc đã sử dụng được trên cảm biến full frame hay nếu được thì chúng có thể bị tối 4. Các nhà sản xuất cũng đưa ra những ký hiệu giúp người dùng dễ hình dung hơn, ví dụ với Nikon thì DX là máy APS-C còn FX là full frame.
 
Ngàm ống kính (mount):

 
Ngàm đóng vai trò là các chốt khóa ống kính vào máy ảnh, do vậy bạn không thể đem ống Nikon gắn lên máy Canon hay ngược lại được. Nếu muốn thì ta phải dùng các bộ chuyển đổi nhưng sẽ có những hệ quả đi kèm theo đó như chỉ sử dụng được ở chế độ MF, tự động lấy nét chậm hay không thể chuyển đổi khẩu độ.

Lấy nét tự động (Auto Focus):

Tính năng lấy nét tự động AF là 1 tính năng cực kỳ hữu ích nhưng không phải sự kết hợp nào giữa ống kính và máy ảnh cũng cho ra nó. Motor lấy nét tự động có thể đặt trên thân máy, ống kính hay cả 2. Hơn nữa, dù là trên ống kính thì nó cũng chia làm nhiều loại khác nhau. Có 3 cách chính để auto focus, cách đầu tiên là screw drive, cách thứ 2 là micromotor và cuối cùng là ultrasonic:

 
Những thông số cơ bản trên một chiếc ống kính
 
Ống zoom hay ống fix

Việc lựa chọn cho mình một ống đa dụng với nhiều ưu điểm như nhiều góc nhìn, gọn nhẹ  chụp. Tuy nhiên, ống fix (hay prime) cũng có rất nhiều ưu điểm như nó thường gọn nhẹ hơn, mở khẩu tối đa lớn hơn và cho ảnh sắc nét hơn. Những đặc điểm này làm cho ống fix trở nên cực kỳ hữu ích trong những trường hợp đặc biệt như ánh sáng kém.

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH

MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội, Việt Nam, 115000