- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Những lỗi cần tránh khi bạn bắt đầu với bộ môn nhiếp ảnh
Những người đam mê nhiếp ảnh mới bắt đầu sự nghiệp đều mong muốn mình là một người chuyên nghiệp với những bộ ảnh hoàn hảo được mọi người yêu thích. Tuy nhiên không ai mới bắt đầu cũng thành thạo hay không mắc phải những sai lầm cơ bản. Hãy cùng điểm qua những lỗi cần tránh khi bạn bắt đầu với bộ môn nhiếp ảnh để tìm kiếm cách khắc phục, hoàn thiện nhé.
Đừng làm ngơ Sách hướng dẫn sử dụng máy ảnh
Ngoài sự thật hiển nhiên rằng máy ảnh là công cụ cần sử dụng để chụp ảnh nên bạn cần hiểu cách sử dụng nó thì sách hướng dẫn sử dụng cũng có một lượng thông tin dồi dào về nhiếp ảnh đấy.
Hãy chú ý đọc từng phần lần này đến lần khác cho tới khi bạn hiểu được nó, sau đó luyện tập bằng cách sử dụng máy ảnh cho tới khi nó trở thành bản năng thứ hai của bạn. Bạn có thể thay đổi những thiết lập, lấy nét các điểm, xem lại những bức ảnh và vân vân ngay tức khắc mà không phải suy nghĩ gì cả.
Những chiếc máy ảnh ngày nay cung cấp rất nhiều tính năng và bạn chỉ có thể sử dụng được toàn bộ chức năng đó khi bạn biết và hiểu mọi thứ về nó.
Tránh đổ lỗi cho thiết bị của mình
Vào một lúc nào đó trong những ngày đầu của chuyến hành trình nhiếp ảnh của mình, mọi nhiếp ảnh gia mới thường nói rằng : “Giá mà tôi có một cái máy ảnh tốt hơn thì tôi đã có thể chụp được những bức ảnh đẹp hơn”. Trong khi những chiếc máy ảnh tốt hơn cho phép bạn chụp được những bức ảnh đẹp hơn bằng cách cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn, nhiều kích cỡ ảnh lớn hơn, ít nhiễu, v.v từng thứ đó sẽ không giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp hơn và cũng không giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia tài giỏi hơn đâu.
Một bức ảnh đẹp đòi hỏi nhiều yếu tố cộng lại và không quan trọng bạn xài máy ảnh nào, một chủ thể nhàm chán hay thiếu sức truyền cảm vẫn sẽ nhàm chán và nhạt nhẽo thậm chí khi được chụp bằng chiếc máy ảnh cao cấp nhất.
Nếu bạn thực sự muốn nâng cao khả năng nhiếp ảnh của mình, đầu tiên bạn cần phải cải thiện những yếu tố trực quan và sáng tạo. Những thứ như việc có thể làm sáng khung cảnh hay chủ thể một cách đẹp mắt, phối cảnh/đóng khung bức ảnh của bạn một cách chuẩn mực và thực sự tìm thấy những cơ hội thú vị để chụp ảnh. Một khi bạn đã thuần thục những mảng này, những bức ảnh của bạn sẽ trông đẹp hơn bất chấp máy ảnh mà bạn đang sử dụng.
Tránh bỏ qua các phần lý thuyết
Như phần lớn những thứ khác, bạn càng luyện tập nhiếp ảnh bao nhiêu thì bạn càng trở nên giỏi hơn bấy nhiêu. Thật dễ để quên rằng có một vài kiến thức khoa học và lý thuyết đằng sau nhiếp ảnh.
Trong lúc này bạn không cần hiểu mọi phần lý thuyết khó nhằn (trừ khi bạn muốn) và học thuộc lòng nhiệt độ màu đâu, tuy nhiên nó cũng sẽ giúp ích nếu bạn biết một vài điều cơ bản. Nó có thể giúp ích cho bạn trong nhiếp ảnh, nhưng cũng có thể cho bạn biết những giới hạn của máy ảnh DSLR hiện đại ngày nay.
Điều tuyệt vời ở chỗ là có hàng tấn thông tin online về nhiếp ảnh ngày nay và bạn có thể học hỏi nhiều hay ít tùy vào nhu cầu, tốc độ học, thời gian của bạn.
Tránh so sánh bản thân bạn với người khác
Khi bạn bắt đầu với nhiếp ảnh thì sẽ luôn luôn có một phần trong con người bạn nhìn vào sản phẩm của mình và so sánh với của những người khác. Trong khi bạn nên luôn luôn quan sát tác phẩm của nhiếp ảnh gia khác và bị ảnh hưởng bởi những người bạn ngưỡng mộ thì việc cố so sánh bản thân với những người khác không chỉ là một hành động vô nghĩa mà còn có thể thực sự gây hại tới thành công lâu dài của bạn.
Bạn sẽ thấy bản thân mình cố sao chép người khác hơn là tự phát triển phong cách cá nhân, thứ có thể giúp bạn và những bức ảnh của bạn nổi bật so với đám đông. Nên đừng để bị cuốn vào việc so sánh tác phẩm của mình với người khác, hãy tham khảo với sự ngưỡng mộ nhưng đừng bao giờ ganh tị.
Không thành thực với bản thân
Một trong những điều tuyệt vời về nhiếp ảnh ở chỗ bạn có thể gửi một bản brief tới nhiều nhiếp ảnh gia và tất cả họ có thể sẽ phản hồi với kết quả khác nhau. Cho dù nó theo cách hiểu, cách nhìn hay phong cách của họ – quan trọng ở chỗ là tất cả đánh giá của họ sẽ có thể trông rất khác biệt dù sự khác biệt đó đôi khi khó hiểu. Đây là cái độc đáo khiến nhiếp ảnh trở thành một loại hình nghệ thuật tuyệt vời. Nhưng tất cả những nhiếp ảnh gia đều có một điểm chung và đó là họ có những “chất” khác nhau của riêng mình.
Hiển nhiên có lúc bạn sẽ phải thích nghi cái mới khi làm với việc với khách hàng, nhưng khi chụp ảnh cho bản thân, sẽ luôn luôn cần có một sự hợp tác trong sản phẩm của bạn. Nếu bạn muốn một bài kiểm tra để xem liệu bạn đã phát triển được phong cách cá nhân chưa thì hãy sắp xếp hết toàn bộ tác phẩm của bạn lên bàn. Bạn sẽ ngay lập tức thấy sự liên kết giữa chúng. Nếu bạn không thấy thì hãy hỏi bản thân tại sao và hãy cố gắng hiểu được sự khác nhau ở chỗ nào.
Không làm thứ bạn thích
Đa số các nhiếp ảnh gia sẽ nói với bạn rằng họ chắc chắn yêu thích việc họ làm, và họ sẽ không muốn làm bất cứ thứ gì khác.
Nếu nhiếp ảnh đối với bạn là một sở thích thì tại sao bạn muốn chụp thứ gì đó bạn không thích? Phần lớn những người tham gia nhiếp ảnh vì họ thích một phần của nó. Đối với một vài người, đó là những bức ảnh du lịch, đối với người khác có thể là những tấm ảnh về đám cưới hay thức ăn. Một vài người thích chụp ảnh thiên nhiên hoang dã và những người khác thích nhiếp ảnh thể thao.
Bất kể đam mê của bạn là gì, bạn sẽ thực sự tiến bộ hơn khi tập trung vào những thứ bạn thích chụp hơn là những thứ bạn không thích vì niềm đam mê sẽ được thể hiện trong những tấm ảnh của bạn.
Nhiếp ảnh đối với nhiều người là một sở thích và vì vậy nó cũng nên như bất kì sở thích nào khác, một hoạt động bổ ích đầy thú vị. Hãy tránh những lỗi của người mới này và bạn chắc chắn sẽ yêu thích nhiếp ảnh nhiều hơn nữa và điều đó sẽ được thể hiện trong tác phẩm của bạn.
Nguồn: Designs.vn
>> Liên hệ Binhminhdigital để được tư vấn và nhận những ưu đãi mới nhất khi mua trả góp máy ảnh và các phụ kiện nhiếp ảnh khác.
Ảnh chân dung và những lỗi cần tránh(4/03/2016) |
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần cuối)(19/04/2016) |
Bỏ túi mẹo kiểm tra máy ảnh cũ nhanh chóng, hiệu quả(6/06/2019) |
3 cách để chụp động vật hoang dã cho người mới(4/03/2016) |
Chộp lấy dải ngân hà lung linh(9/03/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D