- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Những điều cần biết để thành nhiếp ảnh gia (Phần I)
14/04/2016, 09:21 AM
Công nghệ hiện đại, máy móc phát triển. Có thể với những cải tiến bạn sẽ có những bức ảnh đẹp. Nhưng tại sao vào thời sơ khai của bộ môn này, vẫn có những tác phẩm để đời cho tới hôm nay. Không cứ phải cầm vào trên tay một máy ảnh chuyên nghiệp với đầy đủ các tính năng ưu việt thì có thể trở thành nhiếp ảnh gia đại tài. Điều này tùy thuộc vào khả năng bạn làm chủ khung hình ra sao.
>>>Có thể bạn quan tâm: Khi nào nên lấy nét bằng chế độ MF?
Không đâu xa, ở ngay tại Việt Nam, nổi tiếng nhất có lẽ là cụ Võ An Ninh, cụ đã dùng chiếc máy ảnh Zeiss Ikonta đời 193x suốt hành trình nhiếp ảnh của mình. Là một người nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh, ông thừa sức sắm cho mình những máy ảnh chuyên nghiệp hoành tráng với hàng tá chức năng. Nhưng hàng tá chức năng cũng trở nên vô nghĩa với những người không biết dùng, ngược lại chiếc máy cũ rẻ tiền đôi khi lại hữu dụng trong tay những “cao thủ nhiếp ảnh”.
Cần phân biệt được ảnh tốt và ảnh đạt. Đây vẫn là hai khái niệm được đem ra tranh cãi nhiều nhất. Cũng tùy vào quan điểm thẩm mỹ và cách đánh giá của từng người.
- Ảnh đạt : đơn thuần chỉ là một bức ảnh rõ nét, nhìn thấy rõ. Ai cũng chụp được.
- Ảnh tốt : nó tốt vì nó đã chộp được giây phút quan trọng, một hành động có ý nghĩa, một hình ảnh lướt qua. Dù cố tình dàn dựng hay ngẫu nhiên, nó cũng gợi lên nhiều liên tưởng thú vị cho người xem.
Vậy muốn có những bức ảnh đẹp, ta phải làm sao? Đây là câu hỏi rất khó trả lời. Nhưng trong kinh nghiệm của nhiều tay chơi ảnh kỳ cựu thì trước hết cũng nên xác định ta sẽ chụp cái gì và chụp như thế nào. Chính vì thế, ta có thể quan tâm tới những yếu tố hình họa nhiếp ảnh sau đây:
1. Đối tượng chính
Bất cứ thứ gì cũng được. Đơn giản tính chất không quan trọng mà là cách ta nhìn nhận nó như thế nào. Một chiếc be sành cũ nát bên góc nhà lá, một gương mặt trẻ thơ hay những đường cong bốc lửa của cô người mẫu. Tất cả đều có thể tạo nên tuyệt phẩm. Cho nên có khi, chỉ một chiếc smartphone lại có thể tạo ảnh tốt hơn cả những máy ảnh chuyên nghiệp nếu người chơi ảnh biết chọn lọc đối tượng
Vậy thì, đối tượng chụp không là cái gì cả, hoặc là chẳng có giá trị bao nhiêu, trước một nghệ sĩ nhiếp ảnh biết làm nghệ thuật thực sự.
Nên nhìn nhận thực tế, nếu bạn là người mới vào nghề, chắc chắn bạn muốn chụp càng nhiều càng tốt. Và ảnh của bạn có càng nhiều đối tượng càng hay. Nhưng có khi điều đó phản tác dụng bởi bố cục của nó vốn đã không ổn ngay từ đầu. Bởi vậy chiếc máy ảnh chuyên nghiệp trên tay bạn chỉ phát huy sự chuyên nghiệp của nó khi bạn biết cách.
Vậy rốt cuộc nên làm gì? Hãy quyết định: một là chụp chân dung người, hai là chụp cảnh quan.
- Nếu là chụp người thì hãy đi sâu vào chân dung người đó, khắc họa cái thần thái vốn có của một con người. Đừng tham lam nhồi nhét nhiều người vào cùng một khung hình.
- Nếu chụp cảnh: thì phải cố gắng làm sao thể hiện được những đường nét tế nhị và giàu giá trị biểu hiện của phong cảnh. Và trong trường hợp này thì con người chỉ là điểm nhấn.
2. Thời điểm quyết định bấm máy
Dàn dựng hay quan sát nhiều bao nhiêu thì yếu tố quyết định vẫn là thời điểm bấm máy.
Động tác của mọi sinh vật đều qua một giây phút gọi là điểm tột đỉnh, điển hình cho toàn bộ hành động diễn ra trước và sau điểm tột đỉnh đó. Ví dụ, ta phải chụp người nhảy cao đúng vào lúc người ấy vượt qua xà ngang...Đối với những động tác phức tạp, của nhiều người cũng vậy. Ngày nay, các máy ảnh chuyên nghiệp hiện đại cho phép bạn chụp với tốc độ rất rất nhanh để làm điều này
Hãy tượng tượng một đám mấy tạo nên một hình thì kỳ quái ngay bên trên mặt hồ tĩnh lặng, bóng in xuống mặt hồ càng làm cho khung cảnh độc hơn. Đó là lúc ta quyết định bấm máy.
Nổi tiếng nhất có lẽ là hình ảnh khoảng khắc chim bói cá lao xuống mặt nước đớp mồi của nhiếp ảnh gia Alan McFadyen. Sau 4200 giờ chờ đợi trong 6 năm ròng rã, anh đã chụp tổng cộng hơn 720,000 bức ảnh để tìm ra những khoảnh khắc đẹp nhất.
Nếu bạn có nhu cầu mua sắm một máy ảnh chuyên nghiệp, hãy liên hệ Binh Minh Digital để đăng ký mua hàng với giá tốt nhất thông qua hai hình thức: mua hàng trả góp hoặc thanh toán một lần.
>>>Có thể bạn quan tâm: Khi nào nên lấy nét bằng chế độ MF?
Không đâu xa, ở ngay tại Việt Nam, nổi tiếng nhất có lẽ là cụ Võ An Ninh, cụ đã dùng chiếc máy ảnh Zeiss Ikonta đời 193x suốt hành trình nhiếp ảnh của mình. Là một người nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh, ông thừa sức sắm cho mình những máy ảnh chuyên nghiệp hoành tráng với hàng tá chức năng. Nhưng hàng tá chức năng cũng trở nên vô nghĩa với những người không biết dùng, ngược lại chiếc máy cũ rẻ tiền đôi khi lại hữu dụng trong tay những “cao thủ nhiếp ảnh”.
Cần phân biệt được ảnh tốt và ảnh đạt. Đây vẫn là hai khái niệm được đem ra tranh cãi nhiều nhất. Cũng tùy vào quan điểm thẩm mỹ và cách đánh giá của từng người.
- Ảnh đạt : đơn thuần chỉ là một bức ảnh rõ nét, nhìn thấy rõ. Ai cũng chụp được.
- Ảnh tốt : nó tốt vì nó đã chộp được giây phút quan trọng, một hành động có ý nghĩa, một hình ảnh lướt qua. Dù cố tình dàn dựng hay ngẫu nhiên, nó cũng gợi lên nhiều liên tưởng thú vị cho người xem.
Vậy muốn có những bức ảnh đẹp, ta phải làm sao? Đây là câu hỏi rất khó trả lời. Nhưng trong kinh nghiệm của nhiều tay chơi ảnh kỳ cựu thì trước hết cũng nên xác định ta sẽ chụp cái gì và chụp như thế nào. Chính vì thế, ta có thể quan tâm tới những yếu tố hình họa nhiếp ảnh sau đây:
1. Đối tượng chính
Bất cứ thứ gì cũng được. Đơn giản tính chất không quan trọng mà là cách ta nhìn nhận nó như thế nào. Một chiếc be sành cũ nát bên góc nhà lá, một gương mặt trẻ thơ hay những đường cong bốc lửa của cô người mẫu. Tất cả đều có thể tạo nên tuyệt phẩm. Cho nên có khi, chỉ một chiếc smartphone lại có thể tạo ảnh tốt hơn cả những máy ảnh chuyên nghiệp nếu người chơi ảnh biết chọn lọc đối tượng
Nhiếp ảnh gia Hải Thanh Tâm là người chuyên trị ảnh đời thường, đối tượng của anh rất đơn giản. Có thể là một gia đình ở phiên chợ vùng cao Tây Bắc, có thể là sự lam lũ trong những con thuyền đánh cá của những ngư dân bên cạnh một khu đô thị ồn ào, hiện đại. Đó là những cảnh hết sức tầm thường vẫn diễn ra hằng ngày mà ta biết.
Vậy thì, đối tượng chụp không là cái gì cả, hoặc là chẳng có giá trị bao nhiêu, trước một nghệ sĩ nhiếp ảnh biết làm nghệ thuật thực sự.
Nên nhìn nhận thực tế, nếu bạn là người mới vào nghề, chắc chắn bạn muốn chụp càng nhiều càng tốt. Và ảnh của bạn có càng nhiều đối tượng càng hay. Nhưng có khi điều đó phản tác dụng bởi bố cục của nó vốn đã không ổn ngay từ đầu. Bởi vậy chiếc máy ảnh chuyên nghiệp trên tay bạn chỉ phát huy sự chuyên nghiệp của nó khi bạn biết cách.
Vậy rốt cuộc nên làm gì? Hãy quyết định: một là chụp chân dung người, hai là chụp cảnh quan.
- Nếu là chụp người thì hãy đi sâu vào chân dung người đó, khắc họa cái thần thái vốn có của một con người. Đừng tham lam nhồi nhét nhiều người vào cùng một khung hình.
- Nếu chụp cảnh: thì phải cố gắng làm sao thể hiện được những đường nét tế nhị và giàu giá trị biểu hiện của phong cảnh. Và trong trường hợp này thì con người chỉ là điểm nhấn.
2. Thời điểm quyết định bấm máy
Dàn dựng hay quan sát nhiều bao nhiêu thì yếu tố quyết định vẫn là thời điểm bấm máy.
Động tác của mọi sinh vật đều qua một giây phút gọi là điểm tột đỉnh, điển hình cho toàn bộ hành động diễn ra trước và sau điểm tột đỉnh đó. Ví dụ, ta phải chụp người nhảy cao đúng vào lúc người ấy vượt qua xà ngang...Đối với những động tác phức tạp, của nhiều người cũng vậy. Ngày nay, các máy ảnh chuyên nghiệp hiện đại cho phép bạn chụp với tốc độ rất rất nhanh để làm điều này
Hãy tượng tượng một đám mấy tạo nên một hình thì kỳ quái ngay bên trên mặt hồ tĩnh lặng, bóng in xuống mặt hồ càng làm cho khung cảnh độc hơn. Đó là lúc ta quyết định bấm máy.
Nổi tiếng nhất có lẽ là hình ảnh khoảng khắc chim bói cá lao xuống mặt nước đớp mồi của nhiếp ảnh gia Alan McFadyen. Sau 4200 giờ chờ đợi trong 6 năm ròng rã, anh đã chụp tổng cộng hơn 720,000 bức ảnh để tìm ra những khoảnh khắc đẹp nhất.
(còn nữa)
Nếu bạn có nhu cầu mua sắm một máy ảnh chuyên nghiệp, hãy liên hệ Binh Minh Digital để đăng ký mua hàng với giá tốt nhất thông qua hai hình thức: mua hàng trả góp hoặc thanh toán một lần.
Tin tức liên quan
Những hiệu ứng có thể dùng cho ảnh đẹp hơn(8/03/2016) |
Bạn thuộc trường phái nhiếp ảnh nào?(3/03/2016) |
Bí quyết để chụp ảnh sáng tạo với quả cầu pha lê(9/03/2017) |
Những kỹ thuật nhiếp ảnh mà người chơi nên biết(3/07/2017) |
Làm gì để sử dụng hiệu quả ánh sáng tự nhiên(21/08/2017) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000