- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Liệu cảm biến Medium Format có phải là giới hạn?
24/01/2017, 09:13 AM
Sau khi máy ảnh Fujifilm GFX 50S và trước đó là chiếc Hasselblad X1D 50C ra mắt, giới nhiếp ảnh liên tục chú ý tới hệ cảm biến lớn Medium Format. Đây là loại cảm biến lớn hơn cả chuẩn Full-Frame hiện nay. Tuy vậy, Medium Format có thực sự là giới hạn cuối cùng của một thiết bị được xem là quan trọng nhất trong cả chiếc máy ảnh?
>>> Tin liên quan: Đánh giá thực tế máy ảnh Fujifilm GFX 50S
Hiểu về cảm biến máy ảnh
Cảm biến được xem là quan trọng nhất trong mỗi chiếc máy ảnh. Nó làm nhiệm vụ lưu lại và chuyển hóa những thông tin thu được về những đối tượng, chủ thể thành những bức ảnh tùy theo ý người sử dụng. Khi các máy kỹ thuật số chưa ra đời, ta có những tấm flim được làm từ bạc. Ánh sáng thu được từ ống kính sẽ đi thẳng và in lên tấm flim đó. Sự đột phá diễn ra khi Kodah, tên tuổi một thời trong làng máy ảnh chế tạo ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên, đó là những miếng “silicon” biết thu nhận ánh sáng. Và ưu điểm lớn nhất của cảm biến kỹ thuật số là biến đổi những hình ảnh thu được từ ngoài trở thành các dữ liệu dạng kỹ thuật số và lưu lại chúng ở thẻ nhớ.
Ta không bàn sâu tới sự khác biệt giữa hai loại cảm biến đó mà vấn đề chính là kích cỡ cảm biến. Cảm biến có kích cỡ càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao. Điều này đúng với cả máy ảnh film lẫn kỹ thuật số. Đơn giản là vì chúng thu được nhiều chi tiết hơn về đối tượng, chủ thể, và cả lượng ánh sáng tiếp xúc. Và chuẩn cảm biến hiện nay được gọi với tên là cảm biến Full-frame – có kích thước 24 mm x 36 mm bằng đúng với khổ film ngày xưa. Thật không may, việc sản xuất ra những tấm cảm biến cỡ lớn gặp nhiều khó khăn và dễ bị hỏng hóc, khiến cho giá thành của chúng khá đắt đỏ. Vậy nên, lại có những kích cỡ cảm biến nhỏ hơn, giá thành rẻ hơn để phục vụ cho đại đa số nhu cầu người dùng:
>>> Tham khảo thêm bài viết: Kích thước cảm biến máy ảnh
Những ưu điểm của cảm biến lớn:
- Màu sắc sâu hơn, sự chuyển màu ở những vùng màu khác nhau mượt mà hơn
- Độ tương phản và bão hòa màu bắt mắt hơn.
- Độ sâu trường ảnh mỏng hơn rất nhiều. Nhờ đó, ta có thể dễ dàng tách bạch chủ thể cần nét ra khỏi các thành phần khác trong bức ảnh.
- Các điểm ảnh sẽ không bị vỡ hạt, mất nét khi phóng to hình ảnh.
- Thu được cảnh rộng hơn với nhiều đối tượng hơn, dễ dàng cho việc crop ảnh.
Nhưng chúng lại có một nhược điểm là sẽ làm cho máy ảnh to lớn, cồng kềnh. Đồng thời cũng ngốn nhiều dung lượng lưu trữ và cần tới những chiếc máy tính cấu hình mạnh để xử lý.
Full-frame và Medium Format
Những máy ảnh đầu bảng như Canon 1D X Mark II hay Nikon D5 mang trong mình chuẩn cảm biến Full-frame, chúng có chất lượng ảnh khá tốt. Nhưng chưa phải tốt nhất nếu so sánh với cỡ Medium Format mà ta có đại diện mới nhất là Fujifilm GFX 50S. Xét về kich thước, Medium Format lớn hơn Full-frame 1,7 lần nên chất lượng ảnh của chúng sẽ tốt hơn.
Cũng tương tự, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có những chiếc máy ảnh Full-frame để phục vụ công việc một cách nghiêm túc. Trong khi những người đi du lịch chỉ cần một chiếc điện thoại hay những chiếc máy ảnh du lịch nhỏ gọn để ghi lại những khoảng khắc.
Trên thực tế, ngày từ thời máy ảnh film đã có cảm biến Medium Format để phục vụ cho nhu cầu chụp ảnh quảng cáo, thời trang hay phong cảnh khổ lớn, cần độ chi tiết tối đa và màu sắc chân thực nhất. Ngày nay, ta có những tấm bảng quảng cáo to bằng cả tòa nhà cao tầng với độ chi tiết cực cao và độ tương phản màu cũng khá xuất sắc.
Thực sự thì dù mang tên gọi giống nhau, nhưng chuẩn về Full-frame hay Medium Format lại có sự khác nhau đôi chút về kích thước thực giữa cảm biến của các hãng. Tất cả tùy thuộc vào công nghệ sản xuất và phương hướng kinh doanh.
Vậy thì Medium Format có phải là giới hạn cuối cùng về kích thước cảm biến? Câu trả lời là Không.
Trước cả khi Medium Format và Full-Frame xuất hiện, những chiếc máy ảnh đầu tiên thuở sơ khai của ngành nhiếp ảnh là những cỗ máy to lớn, cồng kềnh trong hình dạng một cái hộp to đùng. Và mỗi lần chụp thì các nhiếp ảnh gia lại chui đầu vào trong những chiếc khăn trùm đầu màu đen ngay phía sau cỗ máy.
Đó là máy ảnh Large Format
Hãy nhìn vào hình dưới đây để so sánh Full Frame – Medium Format – Large Format:
Những cỗ máy đó đã từng được xem là ông tổ của nhiếp ảnh hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, chúng hầu như không còn xuất hiện. Lý do:
- Cảm biến lớn khiến chiếc máy rất cồng kềnh và to nặng
- Công nghệ ngày càng phát triển nên cỡ cảm biến Medium Format hay Full –frame có thể làm tốt việc nâng cao chất lượng hình ảnh với những chiếc máy gọn nhẹ hơn. Tiêu biểu là chiếc Fujifilm GFX 50S (825g) và chiếc Hasselblad X1D 50C (725g).
- Quá đắt đỏ cho những nhu cầu đa dụng. Sự đắt đỏ không chỉ ở thân máy mà còn ở cả hệ ống kính hỗ trợ - vốn là thiết bị không thể thiếu, thậm chí còn quan trọng hơn cả thân máy.
Vậy nên, câu trả lời không cho câu hỏi của bài viết chỉ mang tính chất tương đối. Nếu xét về mặt vật lý thông thường, người ta hoàn toàn có thể tạo ra những cảm biến với kích thước khổng lồ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu thực tế và công nghệ phát triển đã khiến cho chuẩn Full-frame là quá đủ nếu không tính tới Medium Format lớn hơn.
>>> Tin liên quan: Đánh giá thực tế máy ảnh Fujifilm GFX 50S
Hiểu về cảm biến máy ảnh
Cảm biến được xem là quan trọng nhất trong mỗi chiếc máy ảnh. Nó làm nhiệm vụ lưu lại và chuyển hóa những thông tin thu được về những đối tượng, chủ thể thành những bức ảnh tùy theo ý người sử dụng. Khi các máy kỹ thuật số chưa ra đời, ta có những tấm flim được làm từ bạc. Ánh sáng thu được từ ống kính sẽ đi thẳng và in lên tấm flim đó. Sự đột phá diễn ra khi Kodah, tên tuổi một thời trong làng máy ảnh chế tạo ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên, đó là những miếng “silicon” biết thu nhận ánh sáng. Và ưu điểm lớn nhất của cảm biến kỹ thuật số là biến đổi những hình ảnh thu được từ ngoài trở thành các dữ liệu dạng kỹ thuật số và lưu lại chúng ở thẻ nhớ.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Kích thước cảm biến máy ảnh
Những ưu điểm của cảm biến lớn:
- Màu sắc sâu hơn, sự chuyển màu ở những vùng màu khác nhau mượt mà hơn
- Độ tương phản và bão hòa màu bắt mắt hơn.
- Độ sâu trường ảnh mỏng hơn rất nhiều. Nhờ đó, ta có thể dễ dàng tách bạch chủ thể cần nét ra khỏi các thành phần khác trong bức ảnh.
- Các điểm ảnh sẽ không bị vỡ hạt, mất nét khi phóng to hình ảnh.
- Thu được cảnh rộng hơn với nhiều đối tượng hơn, dễ dàng cho việc crop ảnh.
Nhưng chúng lại có một nhược điểm là sẽ làm cho máy ảnh to lớn, cồng kềnh. Đồng thời cũng ngốn nhiều dung lượng lưu trữ và cần tới những chiếc máy tính cấu hình mạnh để xử lý.
Full-frame và Medium Format
Những máy ảnh đầu bảng như Canon 1D X Mark II hay Nikon D5 mang trong mình chuẩn cảm biến Full-frame, chúng có chất lượng ảnh khá tốt. Nhưng chưa phải tốt nhất nếu so sánh với cỡ Medium Format mà ta có đại diện mới nhất là Fujifilm GFX 50S. Xét về kich thước, Medium Format lớn hơn Full-frame 1,7 lần nên chất lượng ảnh của chúng sẽ tốt hơn.
Cũng tương tự, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có những chiếc máy ảnh Full-frame để phục vụ công việc một cách nghiêm túc. Trong khi những người đi du lịch chỉ cần một chiếc điện thoại hay những chiếc máy ảnh du lịch nhỏ gọn để ghi lại những khoảng khắc.
Trên thực tế, ngày từ thời máy ảnh film đã có cảm biến Medium Format để phục vụ cho nhu cầu chụp ảnh quảng cáo, thời trang hay phong cảnh khổ lớn, cần độ chi tiết tối đa và màu sắc chân thực nhất. Ngày nay, ta có những tấm bảng quảng cáo to bằng cả tòa nhà cao tầng với độ chi tiết cực cao và độ tương phản màu cũng khá xuất sắc.
Thực sự thì dù mang tên gọi giống nhau, nhưng chuẩn về Full-frame hay Medium Format lại có sự khác nhau đôi chút về kích thước thực giữa cảm biến của các hãng. Tất cả tùy thuộc vào công nghệ sản xuất và phương hướng kinh doanh.
Vậy thì Medium Format có phải là giới hạn cuối cùng về kích thước cảm biến? Câu trả lời là Không.
Trước cả khi Medium Format và Full-Frame xuất hiện, những chiếc máy ảnh đầu tiên thuở sơ khai của ngành nhiếp ảnh là những cỗ máy to lớn, cồng kềnh trong hình dạng một cái hộp to đùng. Và mỗi lần chụp thì các nhiếp ảnh gia lại chui đầu vào trong những chiếc khăn trùm đầu màu đen ngay phía sau cỗ máy.
Đó là máy ảnh Large Format
Hãy nhìn vào hình dưới đây để so sánh Full Frame – Medium Format – Large Format:
Những cỗ máy đó đã từng được xem là ông tổ của nhiếp ảnh hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, chúng hầu như không còn xuất hiện. Lý do:
- Cảm biến lớn khiến chiếc máy rất cồng kềnh và to nặng
- Công nghệ ngày càng phát triển nên cỡ cảm biến Medium Format hay Full –frame có thể làm tốt việc nâng cao chất lượng hình ảnh với những chiếc máy gọn nhẹ hơn. Tiêu biểu là chiếc Fujifilm GFX 50S (825g) và chiếc Hasselblad X1D 50C (725g).
- Quá đắt đỏ cho những nhu cầu đa dụng. Sự đắt đỏ không chỉ ở thân máy mà còn ở cả hệ ống kính hỗ trợ - vốn là thiết bị không thể thiếu, thậm chí còn quan trọng hơn cả thân máy.
Vậy nên, câu trả lời không cho câu hỏi của bài viết chỉ mang tính chất tương đối. Nếu xét về mặt vật lý thông thường, người ta hoàn toàn có thể tạo ra những cảm biến với kích thước khổng lồ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu thực tế và công nghệ phát triển đã khiến cho chuẩn Full-frame là quá đủ nếu không tính tới Medium Format lớn hơn.
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000