- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Lắng nghe tâm sự của một nhiếp ảnh gia
17/05/2017, 07:04 AM
Bài viết sau đây là những tâm tư mà nhiếp ảnh gia lão luyện đã tổng hợp qua tài liệu và kinh nghiệm của chính bản thân mình để gửi đến những người đang cầm máy ảnh. Hãy cùng lắng nghe tâm sự của một nhiếp ảnh gia để rút ra cho mình kinh nghiệm cho những lần bấm máy nhé!
Chuẩn bị trang thiết bị cũng như ý tưởng cho mình
1. Chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi đi chụp. Đừng để đến khi đang loay hoay chỉnh máy chụp cảnh bình minh mới nhận ra sắp hết pin thì đã quá muộn. Hoặc giữa trời nắng chang chang mà ISO vẫn còn set 1600 từ đêm hôm trước khi chụp thành phố về đêm.
2. Luôn kiểm tra lại chế độ ISO. Thật là tai hại nếu khám phá ra máy ảnh bị đặt sai ISO sau khi đã chụp xong và về tới nhà.
3. Bấm máy càng nhiều càng tốt. Nhưng dĩ nhiên trước mỗi khi bấm máy, chúng ta đã biết mình muốn chụp cái gì và máy ảnh đã được set đúng cách chưa?
4. Tập thói quen mang theo chân máy ảnh (tripod) mỗi khi đi chụp, dù chụp cái gì và điều kiện thời tiết ra sao. Có dùng đến nó hay không là chuyện khác.
5. Nên chụp với định dạng ảnh thô RAW.
6. Thiết bị tốt nhất chính là những thiết bị bạn đang có. Đừng chạy theo máy mới. Nên nhớ có máy ảnh tốt chưa chắc đã bảo đảm chụp được ảnh đẹp.
7. Người chụp mới làm nên chuyện, máy ảnh hay ống kính không phải yếu tố quyết định.
8. Đừng quá tin vào màn hình LCD. Thường hình ảnh trên màn LCD bao giờ cũng sáng và rõ nét hơn ảnh thật.
9. Chú ý tới quang cảnh bầu trời và chờ đợi lúc bầu trời phù hợp với cảnh bạn muốn chụp. Luôn có mặt tại địa điểm chụp ảnh nửa tiếng trước khi mặt trời mọc hay mặt trời lặn vì bạn không nên chụp vội vã.
10. Năng tới chụp ở cùng một địa điểm càng nhiều càng tốt. Ánh sáng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho quang cảnh khác nhau.
11. Trong một số trường hợp, chúng ta không cần mất công đi tìm người mẫu mà có thể tự làm người mẫu cho bức ảnh của mình. Tại sao không chụp chân dung cho chính mình?
Định hình phong cách riêng cũng như chuẩn bị ý tưởng cho một buổi chụp
12. Mỗi khi chụp, bạn hãy tự hỏi: “Mình muốn thể hiện điều gì trong bức ảnh của mình?”
13. Ngắm cái đẹp của phong cảnh mình muốn chụp để tạo cảm hứng và thả hồn vào cảnh trước khi giơ máy lên bấm.
14. Luôn chú ý quay lại đằng sau. Nhiều khi những hình ảnh đẹp nhất lại ở phía sau lưng bạn.
15. Tạo vẻ đẹp cho ảnh phong cảnh bằng sự hiện diện của con người (có thể là chính mình).
16. Không có tình huống chụp nào giống tình huống nào. Cho nên khi cơ hội đến hãy chụp ngay, đừng nghĩ sẽ còn có nhiều dịp khác.
17. Đón nhận lời khen và đừng quên nói “cám ơn”. Cũng nên nói thêm câu gì đó để có thể được nghe thêm những lời nhận xét cụ thể hơn.
18. Không bao giờ nên chụp một người không muốn “bị” chụp.
19.Tạo cảm hứng từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác nhưng không bắt chước chụp theo y như họ.
20. Đi tìm phong cách riêng cho mình. Đừng cố bắt chước phong cách của người khác.
Chuẩn bị hành trang kiến thức
21. Nên tham gia một nhóm nhiếp ảnh để có thể học hỏi được nhau nhanh hơn. Chỉ khi nào đã trở thành "bậc cao thủ" mới có thể chơi ảnh một mình.
22. Hãy đọc những tài liệu về nhiếp ảnh để tìm hiểu và mở rộng sự hiểu biết. Internet là nguồn tài liệu vô tận mà ta không cần tốn tiền mua.
23. Nên nhớ để trở thành nhiếp ảnh gia có hạng, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.
24.Tìm người nhận xét cho các bức ảnh mình chụp và học cách nghe lời phê bình mà không tự ái hay tìm cách bào chữa.
25. Nhận xét và phê bình một cách chân thành trong sự tôn trọng người khác.
26. Lắng nghe lời nhận xét kể cả của những người không chuyên môn trong ngành nhiếp ảnh về những tấm ảnh của bạn. Nhận xét của ai cũng cần được lắng nghe và tôn trọng.
27. Tham gia các cuộc thi ảnh đẹp. Dù thắng hay không thì mỗi lần dự thi bạn sẽ học hỏi được cái gì. Và giải thưởng dù dưới hình thức nào cũng sẽ giúp bạn tự tin và hứng thú để tiến xa hơn.
28. Không sợ phạm sai lầm. Càng mắc nhiều sai lầm càng học được nhiều điều.
29. Tỏ lòng biết ơn về những lời nhận xét dài và có suy nghĩ đối với những tấm ảnh của bạn, dù những nhận xét ấy có nêu ra những nhược điểm của tấm ảnh.
30. Luôn nỗ lực hết sức mình. Chụp thêm vài kiểu nữa ngay cả khi bạn nghĩ “thế là đủ” cũng không thừa.
31. Thỉnh thoảng cũng nên in phóng ảnh của bạn ở cỡ lớn. Bạn sẽ yêu thích những bức ảnh mình chụp hơn.
32. Henri Cartier-Benson cho rằng: “10 ngàn tấm ảnh đầu tiên là những tấm ảnh tệ nhất của bạn”.
>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.
Chuẩn bị trang thiết bị cũng như ý tưởng cho mình
1. Chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi đi chụp. Đừng để đến khi đang loay hoay chỉnh máy chụp cảnh bình minh mới nhận ra sắp hết pin thì đã quá muộn. Hoặc giữa trời nắng chang chang mà ISO vẫn còn set 1600 từ đêm hôm trước khi chụp thành phố về đêm.
2. Luôn kiểm tra lại chế độ ISO. Thật là tai hại nếu khám phá ra máy ảnh bị đặt sai ISO sau khi đã chụp xong và về tới nhà.
3. Bấm máy càng nhiều càng tốt. Nhưng dĩ nhiên trước mỗi khi bấm máy, chúng ta đã biết mình muốn chụp cái gì và máy ảnh đã được set đúng cách chưa?
4. Tập thói quen mang theo chân máy ảnh (tripod) mỗi khi đi chụp, dù chụp cái gì và điều kiện thời tiết ra sao. Có dùng đến nó hay không là chuyện khác.
5. Nên chụp với định dạng ảnh thô RAW.
6. Thiết bị tốt nhất chính là những thiết bị bạn đang có. Đừng chạy theo máy mới. Nên nhớ có máy ảnh tốt chưa chắc đã bảo đảm chụp được ảnh đẹp.
7. Người chụp mới làm nên chuyện, máy ảnh hay ống kính không phải yếu tố quyết định.
8. Đừng quá tin vào màn hình LCD. Thường hình ảnh trên màn LCD bao giờ cũng sáng và rõ nét hơn ảnh thật.
9. Chú ý tới quang cảnh bầu trời và chờ đợi lúc bầu trời phù hợp với cảnh bạn muốn chụp. Luôn có mặt tại địa điểm chụp ảnh nửa tiếng trước khi mặt trời mọc hay mặt trời lặn vì bạn không nên chụp vội vã.
10. Năng tới chụp ở cùng một địa điểm càng nhiều càng tốt. Ánh sáng ở những thời điểm khác nhau sẽ cho quang cảnh khác nhau.
11. Trong một số trường hợp, chúng ta không cần mất công đi tìm người mẫu mà có thể tự làm người mẫu cho bức ảnh của mình. Tại sao không chụp chân dung cho chính mình?
Định hình phong cách riêng cũng như chuẩn bị ý tưởng cho một buổi chụp
12. Mỗi khi chụp, bạn hãy tự hỏi: “Mình muốn thể hiện điều gì trong bức ảnh của mình?”
13. Ngắm cái đẹp của phong cảnh mình muốn chụp để tạo cảm hứng và thả hồn vào cảnh trước khi giơ máy lên bấm.
14. Luôn chú ý quay lại đằng sau. Nhiều khi những hình ảnh đẹp nhất lại ở phía sau lưng bạn.
15. Tạo vẻ đẹp cho ảnh phong cảnh bằng sự hiện diện của con người (có thể là chính mình).
16. Không có tình huống chụp nào giống tình huống nào. Cho nên khi cơ hội đến hãy chụp ngay, đừng nghĩ sẽ còn có nhiều dịp khác.
17. Đón nhận lời khen và đừng quên nói “cám ơn”. Cũng nên nói thêm câu gì đó để có thể được nghe thêm những lời nhận xét cụ thể hơn.
18. Không bao giờ nên chụp một người không muốn “bị” chụp.
19.Tạo cảm hứng từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác nhưng không bắt chước chụp theo y như họ.
20. Đi tìm phong cách riêng cho mình. Đừng cố bắt chước phong cách của người khác.
Chuẩn bị hành trang kiến thức
21. Nên tham gia một nhóm nhiếp ảnh để có thể học hỏi được nhau nhanh hơn. Chỉ khi nào đã trở thành "bậc cao thủ" mới có thể chơi ảnh một mình.
22. Hãy đọc những tài liệu về nhiếp ảnh để tìm hiểu và mở rộng sự hiểu biết. Internet là nguồn tài liệu vô tận mà ta không cần tốn tiền mua.
23. Nên nhớ để trở thành nhiếp ảnh gia có hạng, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.
24.Tìm người nhận xét cho các bức ảnh mình chụp và học cách nghe lời phê bình mà không tự ái hay tìm cách bào chữa.
25. Nhận xét và phê bình một cách chân thành trong sự tôn trọng người khác.
26. Lắng nghe lời nhận xét kể cả của những người không chuyên môn trong ngành nhiếp ảnh về những tấm ảnh của bạn. Nhận xét của ai cũng cần được lắng nghe và tôn trọng.
27. Tham gia các cuộc thi ảnh đẹp. Dù thắng hay không thì mỗi lần dự thi bạn sẽ học hỏi được cái gì. Và giải thưởng dù dưới hình thức nào cũng sẽ giúp bạn tự tin và hứng thú để tiến xa hơn.
28. Không sợ phạm sai lầm. Càng mắc nhiều sai lầm càng học được nhiều điều.
29. Tỏ lòng biết ơn về những lời nhận xét dài và có suy nghĩ đối với những tấm ảnh của bạn, dù những nhận xét ấy có nêu ra những nhược điểm của tấm ảnh.
30. Luôn nỗ lực hết sức mình. Chụp thêm vài kiểu nữa ngay cả khi bạn nghĩ “thế là đủ” cũng không thừa.
31. Thỉnh thoảng cũng nên in phóng ảnh của bạn ở cỡ lớn. Bạn sẽ yêu thích những bức ảnh mình chụp hơn.
32. Henri Cartier-Benson cho rằng: “10 ngàn tấm ảnh đầu tiên là những tấm ảnh tệ nhất của bạn”.
>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
info@binhminhdigital.com
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội,
Việt Nam,
115000