- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Làm quen với ảnh Panorama
25/03/2016, 10:18 AM
Xuất phát điểm từ hội họa, lan dần sang nhiếp ảnh và dần dần trở thành xu hướng, ảnh Panorama là một lĩnh vực thú vị mà một người chụp sáng tạo như bạn cần biết.
Panorama là một thuật ngữ chỉ những bức ảnh toàn cảnh góc cực rộng, tạo ra những cảm giác choáng ngợp với trường nhìn bao la. Ảnh thường trải dài theo chiều ngang, tương đương với góc nhìn từ 110 độ đến 360 độ.
Giữa ảnh Panorama và ảnh góc rộng là một lằn ranh rất mỏng và rất khó phân biệt khi góc chụp nhỏ nhất của Panorama là 110 độ còn góc chụp lớn nhất của ảnh góc rộng hiện nay là 130 độ. Panorama là loại ảnh phong cảnh, nhưng ở một số trường hợp, nó cũng chụp kiến trúc, đường phố, động vật…
Ảnh Panorama được tạo ra từ kĩ thuật chụp Panorama. Đây là một kĩ thuật chụp nhiều các bức ảnh liên tiếp nhau, có độ chồng hình từ 20 – 30% giữa mỗi hai khung hình.
Để tạo ra ảnh Panorama có hai cách:
Cách 1: Sử dụng chức năng chụp Panorama có sẵn trên máy ảnh
Hiện nay, có nhiều máy ảnh từ phân cấp bán chuyên trở lên đều được hỗ trợ chụp Panorama tự động. Cách này được dùng để tạo ra những tấm ảnh bình thường, người chụp chỉ cần bật chế độ Panorama, thiết lập các thông số rồi cứ thế bấm chụp từng khung hình liên tiếp theo phương ngang (tương tự việc lia máy), sau đó máy sẽ tự động cắt ghép các bức ảnh lại với nhau và cho ra một tấm hình hoàn chỉnh. Tất nhiên chất lượng và hiệu ứng của ảnh Panorama tạo ra từ những máy ảnh chuyên nghiệp sẽ hơn xa những bức ảnh Panorama tạo ra từ những máy ảnh cấp thấp hơn.
>> Khám phá thế giới nhiếp ảnh tại Binhminhdigital Đà Nẵng
Cách 2: Xử lí bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính
Cũng tương tự như cách trên, nhưng thay vì kích hoạt tính năng chụp ảnh Panorama, người dùng chỉ việc ngắm, cài đặt các thông số cho phù hợp với không gian, đối tượng (như chụp ảnh bình thường), rồi lia máy bấm chụp từng cảnh nối tiếp nhau. Sau đó bỏ hình vào máy tính và dùng các phần mềm chuyên tạo ảnh Panorama để ghép nối. Các phần mềm hỗ trợ công đoạn này bao gồm: AutoPano, Panorama Make, Photoshop, Autostitch, Autopanopro, Image Composite Editor, CleVR.- AutoStitch, pTGui, Hugin, Microsoft Image Composite Editor…
Ảnh Panorama rất đa dạng, gồm: panorama, vertorama, polar, sphere, cubic, cylindrical…Trong đó, hay xuất hiện nhất là loại ảnh panorama thường (không bóp méo ảnh quá nhiều như ống kính mắt cá fisheye mà chỉ mở rộng ảnh theo hướng chiều rộng, chiều rộng gấp vài lần chiều cao) và vertorama (ghép ảnh theo chiều dọc).
Các kiểu còn lại, ảnh được thể hiện rất độc đáo như tạo không gian thành một hành tinh nhỏ (polar), gom toàn bộ lại thành một hình cầu (sphere) hay đóng khung không gian, đối tượng trong những dạng hình học như lập phương (cubic), hình trụ (cylindrical).
Có một số chú ý khi sử dụng chế độ chụp Panorama tự động trên máy ảnh:
- Chụp với tiêu cự ống kính từ 50mm đến tele
- Không nên sử dụng kính lọc porarizing
- Nên chụp với với chân máy
Như đã nói ở trên, ảnh Panorama đi kèm với kĩ thuật chụp Panorama. Kĩ thuật này bạn có thể tham khảo trong bài viết “Cách để chụp Panorama đẹp hơn”.
>> Xem thêm: Viewfinder trên máy ảnh số (tiếp theo)
Panorama là một thuật ngữ chỉ những bức ảnh toàn cảnh góc cực rộng, tạo ra những cảm giác choáng ngợp với trường nhìn bao la. Ảnh thường trải dài theo chiều ngang, tương đương với góc nhìn từ 110 độ đến 360 độ.
Giữa ảnh Panorama và ảnh góc rộng là một lằn ranh rất mỏng và rất khó phân biệt khi góc chụp nhỏ nhất của Panorama là 110 độ còn góc chụp lớn nhất của ảnh góc rộng hiện nay là 130 độ. Panorama là loại ảnh phong cảnh, nhưng ở một số trường hợp, nó cũng chụp kiến trúc, đường phố, động vật…
Ảnh Panorama được tạo ra từ kĩ thuật chụp Panorama. Đây là một kĩ thuật chụp nhiều các bức ảnh liên tiếp nhau, có độ chồng hình từ 20 – 30% giữa mỗi hai khung hình.
Để tạo ra ảnh Panorama có hai cách:
Cách 1: Sử dụng chức năng chụp Panorama có sẵn trên máy ảnh
Hiện nay, có nhiều máy ảnh từ phân cấp bán chuyên trở lên đều được hỗ trợ chụp Panorama tự động. Cách này được dùng để tạo ra những tấm ảnh bình thường, người chụp chỉ cần bật chế độ Panorama, thiết lập các thông số rồi cứ thế bấm chụp từng khung hình liên tiếp theo phương ngang (tương tự việc lia máy), sau đó máy sẽ tự động cắt ghép các bức ảnh lại với nhau và cho ra một tấm hình hoàn chỉnh. Tất nhiên chất lượng và hiệu ứng của ảnh Panorama tạo ra từ những máy ảnh chuyên nghiệp sẽ hơn xa những bức ảnh Panorama tạo ra từ những máy ảnh cấp thấp hơn.
>> Khám phá thế giới nhiếp ảnh tại Binhminhdigital Đà Nẵng
Cách 2: Xử lí bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính
Cũng tương tự như cách trên, nhưng thay vì kích hoạt tính năng chụp ảnh Panorama, người dùng chỉ việc ngắm, cài đặt các thông số cho phù hợp với không gian, đối tượng (như chụp ảnh bình thường), rồi lia máy bấm chụp từng cảnh nối tiếp nhau. Sau đó bỏ hình vào máy tính và dùng các phần mềm chuyên tạo ảnh Panorama để ghép nối. Các phần mềm hỗ trợ công đoạn này bao gồm: AutoPano, Panorama Make, Photoshop, Autostitch, Autopanopro, Image Composite Editor, CleVR.- AutoStitch, pTGui, Hugin, Microsoft Image Composite Editor…
Ảnh Panorama rất đa dạng, gồm: panorama, vertorama, polar, sphere, cubic, cylindrical…Trong đó, hay xuất hiện nhất là loại ảnh panorama thường (không bóp méo ảnh quá nhiều như ống kính mắt cá fisheye mà chỉ mở rộng ảnh theo hướng chiều rộng, chiều rộng gấp vài lần chiều cao) và vertorama (ghép ảnh theo chiều dọc).
Các kiểu còn lại, ảnh được thể hiện rất độc đáo như tạo không gian thành một hành tinh nhỏ (polar), gom toàn bộ lại thành một hình cầu (sphere) hay đóng khung không gian, đối tượng trong những dạng hình học như lập phương (cubic), hình trụ (cylindrical).
Có một số chú ý khi sử dụng chế độ chụp Panorama tự động trên máy ảnh:
- Chụp với tiêu cự ống kính từ 50mm đến tele
- Không nên sử dụng kính lọc porarizing
- Nên chụp với với chân máy
Như đã nói ở trên, ảnh Panorama đi kèm với kĩ thuật chụp Panorama. Kĩ thuật này bạn có thể tham khảo trong bài viết “Cách để chụp Panorama đẹp hơn”.
>> Xem thêm: Viewfinder trên máy ảnh số (tiếp theo)
Tin tức liên quan
Những điều cần biết về độ phân giải hình ảnh (26/01/2016) |
Chế độ cân bằng trắng trên máy ảnh(17/02/2016) |
Tác động tâm lý của màu sắc: nhiếp ảnh gia nào cũng cần phải biết(18/05/2017) |
Sự khác nhau giữa định dạng DX và FX của Nikon(20/10/2016) |
Cơ chế lấy nét trên ống kính(9/03/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
info@binhminhdigital.com
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội,
Việt Nam,
115000