- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Đèn flash trong máy ảnh
18/04/2016, 16:53 PM
Ánh sáng là nhân tố không thể thiếu đối với mỗi bức ảnh nhưng không phải bất cứ trường hợp chụp nào người cầm máy cũng nhận được sự hỗ trợ tối đa từ điều kiện tự nhiên. Khi chụp trong môi trường lờ mờ hoặc tối, chúng ta phải tự tạo ra nguồn sáng để đảm bảo bức hình hiển thị rõ ràng nhất có thể. Và thiết bị hỗ trợ ánh sáng tốt nhất cho máy ảnh trong những trường hợp này chính là đèn flash.
Đèn flash tích hợp sẵn chỉ có mặt trong các máy ảnh du lịch hoặc các dòng máy bán chuyên. (Loại đèn flash ngoài mà các máy ảnh chuyên nghiệp hay sử dụng là một loại riêng và chúng ta sẽ đề cập trong bài viết khác). Không chỉ được dùng trong những trường hợp chụp điều kiện ánh sáng yếu như ban đêm, trong nhà, bóng râm, đèn flash còn được sử dụng trong các trường hợp chụp chuyển động, ngoài trời, nơi bạn muốn làm mềm bóng mắt và bóng tối dưới cằm của chủ đề trong ánh nắng khắc nghiệt như giữa trưa.
Đèn flash tích hợp sẵn trên máy ảnh thường được gắn phía trước gần ống kính hoặc trên đầu máy ảnh. Để sử dụng được chế độ này, người dùng cần kích hoạt nút chức năng có hình tia chớp được bố trí trên thân máy ảnh. Khi được kích hoạt, đèn flash sẽ phát ra các tia sáng mạnh mẽ hướng thẳng vào chủ thể chính trong một thời gian ngắn, màn trập mở ra thu nhận ánh sáng vào cảm biến và quá trình tạo ảnh diễn ra như bình thường. Toàn bộ quá trình phát sáng của flash bắt đầu và kết thúc trong khi màn trập đang mở. Thời gian nháy sáng của đèn flash thường khoảng 1/1000s, ngắn hơn hầu hết các tốc độ màn trập thực tế và đạt được độ sáng đầy đủ trước khi màn trập có thời gian để đóng đáng kể.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về ống nối máy ảnh - Extension Tube
Khẩu độ ống kính và độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh là các yếu tố quyết định đến sự phơi sáng và tầm hiệu quả của đèn flash chứ không bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết: khi chụp với flash, cảm biến máy ảnh sẽ đồng thời nhận được hai nguồn sáng song song nhau, một là của đèn flash, hai là từ môi trường tự nhiên. Trong khi đó, việc thu nhận ánh sáng từ môi trường tự nhiên lại bị chi phối bởi tốc độ chụp. Do đó, để kiểm soát lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được từ tự nhiên trong quá trình sử dụng đèn flash, người dùng có thể thay đổi tốc độ chụp. Hiện nay, nhiều máy ảnh tiên tiến cho phép người dùng điều khiển cường độ của đèn flash. Để ảnh không bị cứng và trông tự nhiên hơn, bạn nên giảm cường độ đèn lại và bù sáng thêm bằng cách đặt tốc độ màn trập chậm hơn hoặc mở khẩu độ rộng ra.
Đèn flash chỉ chiếu sáng ở một góc cố định và chỉ có tác dụng lên chủ thể chính cùng khung cảnh xung quanh chứ không có tác dụng lên hậu ảnh nếu hậu cảnh quá xa chủ thể chính. Chính vì tạo ra một ánh sáng tương phản cao, các bức ảnh chụp với đèn flash thường có điểm nhấn rõ ràng về đối tượng và xuất hiện bóng tối phía sau. Phạm vi bao phủ của đèn là 4m trở lại. Cứ mỗi khi khoảng cách từ đèn flash đến đối tượng tăng 1,4 lần, ánh sáng của flash rọi lên đối tượng sẽ giảm đi một nửa. Bạn có thể cải thiện phạm vi làm việc đèn flash bằng cách thay đổi các thiết lập ISO lên cao hơn. Ví dụ, để tăng gấp đôi phạm vi làm việc của đèn flash, hãy sử dụng ISO 400 thay vì cài mức ISO tiêu chuẩn 100. Nhưng chú ý một điều rằng chế độ này là gần như vô dụng khi bạn zoom ống kính máy ảnh với mức tiêu cự lớn nhất.
Một vấn đề phổ biến với hầu hết các máy ảnh có tích hợp sẵn đèn flash bên trong là hiện tượng mắt đỏ. Vấn đề này là do việc bố trí đèn flash quá gần ống kính: ánh sáng chiếu đến mắt và các mạch máu ở võng mạc phản chiếu màu đỏ lại rồi bị ống kính chụp được. Hầu hết các máy ảnh được tích hợp sẵn đèn flash hiện nay đều có một chế độ giảm mắt đỏ. Cơ chế của nó như sau: đèn flash của máy ảnh nháy hai lần. Lần thứ nhất, đèn flash nháy trước khi bức ảnh được chụp để đồng tử của đối tượng được chụp giãn ra và quen dần với ánh sáng. Sau đó, đèn flash mới nháy chính thức và máy ảnh bắt đầu chụp hình.
Bên cạnh những đặc điểm trên, đèn flash sử dụng năng lượng trực tiếp từ nguồn pin của máy ảnh và tiêu tốn khá nhiều pin, vì vậy nó không được đánh giá cao. Nhưng tính sẵn có cũng như tiện dụng và giúp tiết kiệm chi phí cũng là những ưu điểm đáng để người dùng lưu tâm sử dụng.
>> >> Nếu có nhu cầu, bạn có thể mua các sản phẩm nhiếp ảnh với giá hấp dẫn tại Binhminhdigital thông qua hai hình thức: mua trả góp hoặc thanh toán một lần.
Đèn flash tích hợp sẵn chỉ có mặt trong các máy ảnh du lịch hoặc các dòng máy bán chuyên. (Loại đèn flash ngoài mà các máy ảnh chuyên nghiệp hay sử dụng là một loại riêng và chúng ta sẽ đề cập trong bài viết khác). Không chỉ được dùng trong những trường hợp chụp điều kiện ánh sáng yếu như ban đêm, trong nhà, bóng râm, đèn flash còn được sử dụng trong các trường hợp chụp chuyển động, ngoài trời, nơi bạn muốn làm mềm bóng mắt và bóng tối dưới cằm của chủ đề trong ánh nắng khắc nghiệt như giữa trưa.
Đèn flash tích hợp sẵn trên máy ảnh thường được gắn phía trước gần ống kính hoặc trên đầu máy ảnh. Để sử dụng được chế độ này, người dùng cần kích hoạt nút chức năng có hình tia chớp được bố trí trên thân máy ảnh. Khi được kích hoạt, đèn flash sẽ phát ra các tia sáng mạnh mẽ hướng thẳng vào chủ thể chính trong một thời gian ngắn, màn trập mở ra thu nhận ánh sáng vào cảm biến và quá trình tạo ảnh diễn ra như bình thường. Toàn bộ quá trình phát sáng của flash bắt đầu và kết thúc trong khi màn trập đang mở. Thời gian nháy sáng của đèn flash thường khoảng 1/1000s, ngắn hơn hầu hết các tốc độ màn trập thực tế và đạt được độ sáng đầy đủ trước khi màn trập có thời gian để đóng đáng kể.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về ống nối máy ảnh - Extension Tube
Khẩu độ ống kính và độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh là các yếu tố quyết định đến sự phơi sáng và tầm hiệu quả của đèn flash chứ không bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết: khi chụp với flash, cảm biến máy ảnh sẽ đồng thời nhận được hai nguồn sáng song song nhau, một là của đèn flash, hai là từ môi trường tự nhiên. Trong khi đó, việc thu nhận ánh sáng từ môi trường tự nhiên lại bị chi phối bởi tốc độ chụp. Do đó, để kiểm soát lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được từ tự nhiên trong quá trình sử dụng đèn flash, người dùng có thể thay đổi tốc độ chụp. Hiện nay, nhiều máy ảnh tiên tiến cho phép người dùng điều khiển cường độ của đèn flash. Để ảnh không bị cứng và trông tự nhiên hơn, bạn nên giảm cường độ đèn lại và bù sáng thêm bằng cách đặt tốc độ màn trập chậm hơn hoặc mở khẩu độ rộng ra.
Đèn flash chỉ chiếu sáng ở một góc cố định và chỉ có tác dụng lên chủ thể chính cùng khung cảnh xung quanh chứ không có tác dụng lên hậu ảnh nếu hậu cảnh quá xa chủ thể chính. Chính vì tạo ra một ánh sáng tương phản cao, các bức ảnh chụp với đèn flash thường có điểm nhấn rõ ràng về đối tượng và xuất hiện bóng tối phía sau. Phạm vi bao phủ của đèn là 4m trở lại. Cứ mỗi khi khoảng cách từ đèn flash đến đối tượng tăng 1,4 lần, ánh sáng của flash rọi lên đối tượng sẽ giảm đi một nửa. Bạn có thể cải thiện phạm vi làm việc đèn flash bằng cách thay đổi các thiết lập ISO lên cao hơn. Ví dụ, để tăng gấp đôi phạm vi làm việc của đèn flash, hãy sử dụng ISO 400 thay vì cài mức ISO tiêu chuẩn 100. Nhưng chú ý một điều rằng chế độ này là gần như vô dụng khi bạn zoom ống kính máy ảnh với mức tiêu cự lớn nhất.
Một vấn đề phổ biến với hầu hết các máy ảnh có tích hợp sẵn đèn flash bên trong là hiện tượng mắt đỏ. Vấn đề này là do việc bố trí đèn flash quá gần ống kính: ánh sáng chiếu đến mắt và các mạch máu ở võng mạc phản chiếu màu đỏ lại rồi bị ống kính chụp được. Hầu hết các máy ảnh được tích hợp sẵn đèn flash hiện nay đều có một chế độ giảm mắt đỏ. Cơ chế của nó như sau: đèn flash của máy ảnh nháy hai lần. Lần thứ nhất, đèn flash nháy trước khi bức ảnh được chụp để đồng tử của đối tượng được chụp giãn ra và quen dần với ánh sáng. Sau đó, đèn flash mới nháy chính thức và máy ảnh bắt đầu chụp hình.
Bên cạnh những đặc điểm trên, đèn flash sử dụng năng lượng trực tiếp từ nguồn pin của máy ảnh và tiêu tốn khá nhiều pin, vì vậy nó không được đánh giá cao. Nhưng tính sẵn có cũng như tiện dụng và giúp tiết kiệm chi phí cũng là những ưu điểm đáng để người dùng lưu tâm sử dụng.
>> >> Nếu có nhu cầu, bạn có thể mua các sản phẩm nhiếp ảnh với giá hấp dẫn tại Binhminhdigital thông qua hai hình thức: mua trả góp hoặc thanh toán một lần.
Tin tức liên quan
Top ống kính pentax giá rẻ tốt nhất 2018(20/06/2018) |
Top đồng hồ theo dõi sức khỏe tốt nhất hiện nay(15/10/2019) |
8 ống kính tốt nhất cho máy ảnh Canon APSC (16/03/2016) |
4 ống kính trên 10 triệu đáng mua của Samyang(23/01/2016) |
Thẻ nhớ tốt nhất cho Canon EOS M6 Mark II(13/04/2020) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000